Thành
ngữ mới: Thành công tốt đẹp
Nguyễn
Thông (Nguyễn
Thông Cào)
Tạm coi
“thành công tốt đẹp” là dạng thành ngữ mới, mà tác giả sinh ra nó là nhà đương
quyền xứ ta, cụ thể là đảng cầm quyền và bộ máy tuyên giáo.
Câu này
thường được phát, nói, in, chăng thành khẩu hiệu trong những dịp họ kết thúc hội
nghị, đại hội, bầu cử, không lần nào không thành công tốt đẹp. Nếu về sau xảy
ra thất bại, cán bộ tham nhũng chẳng hạn, thì họ đổ tại khách quan. Nghe mãi
cũng nhàm, đến mức dân chúng cũng chả thèm quan tâm có thành công không, có tốt
đẹp không.
Con người
ta, phàm làm việc gì luôn muốn đạt kết quả theo ý mình. Việc lớn việc nhỏ đều vậy.
Cái kết quả ấy được gọi là thành công.
Thành công
là từ gốc Hán Việt. Thành có nghĩa xong, kết thúc. Thành tựu là xong việc (tựu),
hoàn thành là xong xuôi trọn vẹn (hoàn). Công nghĩa là việc, công cụ là đồ dùng
(cụ) để làm việc, công hiệu để chỉ kết quả (hiệu) của việc làm. Thành công, hiểu
ngắn gọn và chính xác, tức là một công việc hoặc chương trình kế hoạch được
làm, được tiến hành có kết quả như ý. Kết quả đầy đủ, trọn vẹn, thỏa mãn thì được
coi là thành công tốt đẹp.
Đối lập với
thành là bại (thua, hư, hỏng). Bại trận là thua trận, bại tướng là tướng thua
trận, bại vong có nghĩa không chỉ bị thua mà còn mất, chết (vong). Văn cổ có
câu “bại liễu tàn hoa”, tức cây liễu đã héo, thì đóa hoa cũng tàn. Cô gái đẹp
ngày xưa được ví với cây liễu, bông hoa, vì vậy bại liễu tàn hoa để chỉ đời người
con gái gặp sự không may, ê chề, đời bỏ đi, những cô ca kỹ – lầu xanh.
Truyện Kiều
có câu: Chơi cho liễu chán hoa chê/ Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời. Người ta
cũng thường nói với nhau thành bại là sự thường, có khi thành, có khi bại, chớ
lấy thành bại mà luận anh hùng. Chả ai có thể thành công cả đời, cũng như không
ai cả đời thất bại. Đó là thứ quy luật, lẽ tự nhiên, vấn đề ở chỗ có dám nhìn
thẳng vào nó hay không.
Người xưa
suy nghĩ về thành bại rất tỉnh táo, rõ ràng, hiểu cơ trời và ý chí con người. Đạt
được thành công, cổ nhân không nông cạn, vơ tất cả về mình. Cụ Nguyễn Trãi kết
bài “Cáo bình Ngô” bằng lời rất đáng suy ngẫm “Muôn thuở nền thái bình vững chắc/
Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu/ Âu cũng là nhờ trời đất tổ tông linh thiêng âm
thầm phù trợ mới được như vậy”.
Lịch sử hiện
đại xứ ta chứng minh rằng, suy nghĩ của các thế hệ hậu sinh đã khác người xưa rất
nhiều. Những người cộng sản vô thần và duy ý chí chỉ tin vào chính họ. Khi đã đặt
mình lên ngôi chủ thể cao vót, họ luôn khẳng định sự thành công. Sự tự tin thái
quá ấy đã khiến họ không chấp nhận thất bại. Với họ, chỉ có đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Thành công, thành công, đại thành công. Nếu thất bại, họ có
cách (nhất là bằng tuyên truyền) chuyển bại thành thắng.
Để yên
dân, để giữ sự ổn định xã hội, để lôi cuốn dân chúng vào sự nghiệp của mình,
cách phổ biến nhất thường thấy ở người cộng sản và thể chế của họ là chỉ nhấn mạnh,
ca ngợi, tung hô thành công, đồng thời lờ đi, ỉm đi những thất bại. Khi nắm
trong tay cả hệ thống chính trị, bộ máy tuyên truyền, cơ quan báo chí, sách
giáo khoa, nhà chép sử… thì họ thực hiện chủ trương đó quá dễ dàng.
Sử Việt
Nam từ năm 1945 tới nay là sử của vinh quang, chiến thắng, thành công. Phim ảnh
suốt thời gian dài, chưa cần coi cũng đã biết kết quả, ta thắng địch thua. Sách
giáo khoa chỉ có nhiệm vụ nhồi vào đầu học trò sự lãnh đạo tài tình của đảng,
đưa đất nước nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thành công mới là
điều đáng nói, đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại, nếu có nhắc tới thất bại cũng chỉ
để trang điểm cho thành công thêm phần rực rỡ.
Nói gì thì
nói, chả ai sính “thành công tốt đẹp” bằng đảng. Xứ này độc đảng. Bất cứ việc
gì trên đời, dưới sự lãnh đạo của đảng đều phải thành công. Dù có thất bại vẫn
cứ… thành công. Ngay cả những thất bại khủng khiếp, bộ máy của đảng vẫn tìm
cách nâng lên tầm thành công.
Cuộc cải
cách ruộng đất đầy đau thương chết chóc, ký hiệp nghị Geneva chia đất nước làm
2 miền, bịt miệng văn nghệ sĩ Nhân văn Giai phẩm, đàn áp những đồng chí đồng đội
từng vào sinh ra tử dưới danh nghĩa chống nhóm xét lại chống đảng, chế độ bao cấp
phân chia giàu nghèo đẩy dân chúng vào cuộc “sống mòn”, mô hình hợp tác xã cực
kỳ bảo thủ lạc hậu, triệt tiêu sức sản xuất cũng như tiềm năng của ruộng đất và
người nông dân, chính sách ngăn sông cấm chợ tàn bạo, những đợt đánh tư sản cải
tạo công thương nghiệp phá nát nền kinh tế, sự đối xử tàn bạo xô đẩy hàng triệu
người thành thuyền nhân liều mình trên biển, quá nhiều trận đánh bị nướng quân,
tổng tấn công Mậu Thân 1968 tổn thất nặng nề, cái giá phải trả ở thành cổ Quảng
Trị 1972, chính sách ruộng đất và luật đất đai cực kỳ vô lý dẫn tới những cuộc
khiếu kiện không dứt, tình trạng cán bộ đảng viên tham nhũng hư hỏng ngày càng
nhiều, v.v.. chỉ được họ nhìn nhận loáng thoáng thiếu chân thành trong thời
gian gần đây. Trong đầu óc họ, chủ đạo vẫn là thành công tốt đẹp, dù chả thành
công, chả tốt đẹp gì. Cứ phải tự lừa mình và lừa người để mà tồn tại.
Người cộng
sản xứ này rất khoái họp hành, hội nghị, đại hội, ra nghị quyết. Trần đời, tôi
chưa hề thấy đại hội hoặc hội nghị nào của họ mà không gắn nhãn mác “thành công
tốt đẹp”. Con mắt họ chỉ thích ngắm màu hồng, lại thêm sự kiêu ngạo, tự sướng bổ
trợ. Gần đây, ông tổng bí thư luôn tự mãn, đắc chí, nhắc đi nhắc lại nhiều lần
“nhìn tổng quát đất nước có bao giờ được như thế này không”, thực ra cũng xuất
phát từ căn bệnh say “thành công tốt đẹp”.
Khi đã cậy
mình công to, mắc thói kiêu ngạo, dương dương tự đắc, thì làm sao hiểu được lẽ
đời, làm sao hiểu được trăng tròn rồi sẽ khuyết, hoa nở cũng tới lúc tàn, nước
đầy tất phải tràn, huống hồ cái được gọi là “thành công”, “được như thế này” vẫn
chưa là gì cả.
Ngày trước,
khi họ nói “thành công tốt đẹp” thì dân tin (*), còn nay dân hiểu rằng bên
trong cái thành công tốt đẹp luôn chứa đầy ung nhọt, có thể vỡ ra bất cứ lúc
nào.
Nguyễn
Thông
(*) Tin vì
chỉ được đọc tin tức một chiều của đảng.
.
No comments:
Post a Comment