03/10/2023
https://baotiengdan.com/2023/10/03/su-trao-tro-cua-ngon-ngu/
“Kinh
tế thị trường” là sản phẩm của chủ nghĩa Tư bản. Suốt cả thời học trò, đây là
cụm từ bị miệt thị nhiều nhất. Nhưng rồi không thể nào thoát được Nó, trừ phi
cứ định nghèo đói mãi. Tuy vậy, cần có Nó nhưng không được phép vinh danh Nó!
Cụm từ “Kinh tế thị trường (tư bản) định hướng XHCN” giải quyết được yêu cầu
đó. Vẫn là Tư bản một trăm phần trăm, nhưng đa số người dân sẽ không nghĩ đó là
Tư bản. Thậm chí người ta đang chứng minh Nó là sản phẩm có từ thời Cộng sản
nguyên thủy!
Một
thời danh từ “Địa chủ” bị căm ghét nhất, vì nó gắn với bóc lột, tội ác, cướp
đoạt? Sở hữu ba mẫu Bắc bộ, khoảng một ha, là thuộc diện đem đấu tố, thậm chí
nhiều người bị bắn bỏ hồi cải cách ruộng đất (CCRĐ).
Nhưng
một ngày nào đó, sau khi chế độ Hợp tác xã đã khiến hầu hết đói rã họng, người
ta lại phải cần đến những người có khả năng tổ chức sản xuất. Việc cho phép tập
trung đất nông nghiệp, là một bước tiến lớn, là sự cầu thị đáng hoan nghênh.
Hàng chục ngàn nhà quản lý và tổ chức sản xuất dựa vào đất trồng cấy, đang tạo
ra những đột phá cho ngành nông nghiệp.
Gọi
họ là địa chủ, đại địa chủ không chỉ gọn mà còn chính xác nhất.
Nhưng
như thế thì CAY ĐẮNG quá. Gọi thế chả hóa công cuộc tiêu diệt tận gốc bọn địa
chủ là một thất bại lớn? Vì thế mới có các danh từ “Chủ đất”, “Chủ trang trại”,
không khác gì về nghĩa so với từ ĐỊA CHỦ, nhưng nghe vẫn rất mới mẻ, có dấu ấn
thời đại.
Giờ
có thêm các động từ: “Gạt tay”, “Tác động vào cơ thể”… để thay cho các động từ
“tát”, “vả”, “đấm”, “đá”…
Nhưng
cụm từ “Thiếu chuẩn mực” mới đang thực sự có giá trên báo chí. Nó thay cho các
từ SAI TRÁI, BẠO HÀNH, DỐI TRÁ, THÔ TỤC… tùy từng ngữ cảnh.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/10/3.jpeg
Trên
mạng xã hội lan truyền clip được cho là cô giáo kéo cổ áo, kéo lê học sinh ở
cửa lớp học. Ảnh chụp màn hình
Ví
dụ trong trường hợp cô giáo đề cao miếng ăn (dân gian vẫn gọi là miếng nhục)
hơn cả phẩm hạnh người thầy ở một trường thuộc huyện Sóc Sơn vừa qua, thì hành
vi chửi mắng, kéo lê em học sinh, chính xác là BẠO HÀNH, nhưng gọi thẳng ra thế
nghe không NHÃ, dễ bị thế lực thù địch xuyên tạc, mà chỉ là THIẾU CHUẨN MỰC
thôi.
Nói
“Sự tráo trở của ngôn ngữ” cho NHÃ, chứ thực ra đó là SỰ TRÁO TRỞ CỦA CON NGƯỜI
VÀ THỜI CUỘC.
.
No comments:
Post a Comment