Sunday, October 22, 2023

PHIM ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM LẬT SỬ Ở ĐÂU? (Dương Quốc Chính)

 



PHIM ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM LẬT SỬ Ở ĐÂU?

Dương Quốc Chính

20-10-2023  09:56   ·

https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.kts/posts/pfbid0kqDV7miGf9vdCqBUTtwgvZocyoX7wynqwe55bxxKyqyq6eieSoe4mmdKGViCmAq6l

 

Nói đi cũng phải nói lại, phim Đất rừng phương Nam cũng có lật sử đó, nhưng mà lật ở chỗ các phe khen hay chửi đều không ngờ tới hoặc không muốn nghĩ tới. Đó là phóng đại về sự tàn ác của chế độ thực dân.

 

Từ đầu đến cuối phim, khán giả thấy rằng xứ Nam Kỳ y chang như một vùng đất vô pháp vô thiên, như miền Tây hoang dã bên Mỹ, khi mà cứ thích là bắn giết. Lính thuộc địa và quan Tây đều hết sức tàn bạo, bắn giết người như ngóe không cần xử án.

 

Như chi tiết mẹ bé An, rõ ràng là dân thường đứng ôm con mà bị thằng lính ta giương súng điềm nhiên bắn thẳng chứ không phải đạn lạc.

 

Hay là đoạn chú (vì trẻ quá) Ba Phi bị bắn ở chỗ gánh hát tuồng. Tự dưng Tây bắn người cứ như bắn thú trong rừng, mà giữa đám đông lộ liễu, có ai phạm pháp gì đâu, mà toàn dân lành.

 

Thực tế lịch sử không như vậy đâu. Nam Kỳ lúc đó coi như một tỉnh hải ngoại của Pháp, được dùng luật Pháp, có tòa án độc lập với hành pháp, có ba cấp xử án đàng hoàng, không kém gì Tây. Mình không bịa được đâu, có sách chính thống bây giờ và tham khảo sách Việt Nam Cộng Hòa  (hai chiều).

 

Chính thế nên mới có vụ án đầm Nọc Nạn(g), ta kiện thắng Tây, trong khi ta giết Tây. Nếu vô pháp vô thiên thì Tây nó chả hơi đâu mà xử, cứ việc bắn chết dân mà cướp đất luôn.

 

Hay một vụ khác mà hôm qua mình đã share. Phan Xích Long cùng Thiên địa hội binh biến, Pháp xử án đàng hoàng rồi xử bắn chứ không phải treo cổ nhé.

 

Trong phim có chi tiết cướp pháp trường để cứu Võ Tòng, Võ Tòng sắp bị treo cổ, vì thấy cái thòng lọng móc vào cổ rồi. Nhưng thực tế Pháp không xử bằng treo cổ mà dùng máy chém (như xử Quốc dân đảng) hoặc bắn (như xử nhóm Thiên địa hội). Còn tòa án ta thì xử tử bằng cách chém bằng đao, chứ cũng không treo cổ. Tây nó văn minh nên không dùng cách chém bằng đao như Việt Nam mà dùng máy chém, kiểu đó đỡ ghê rợn và ghê tay cho đao phủ.

 

Công bằng mà nói, ở ba kỳ thì Nam Kỳ là xứ thuộc địa nhưng lại dễ sống và được hưởng cách cai trị văn minh nhất. Đặc biệt là về tự do, dân chủ (bầu cử) và tư pháp văn minh.

 

Cứ so với cùng thời ở vụ án đình đám là ông Nguyễn Sinh Sắc là tri huyện ở Trung Kỳ mà say rượu khi xử án, để lính đánh chết người, nên bị triều đình phạt tội, phải trốn vào Nam Kỳ. Trung và Bắc Kỳ vẫn theo luật Đại Nam, quan phụ mẫu kiêm luôn quan tòa, nên mới có chuyện đó. Tức là có người Pháp thì dân ta mới được biết khái niệm bầu cử, ứng cử (tuy còn hạn chế). Và được xử án ở tòa, có luật sư đàng hoàng (như vụ xử Quốc dân đảng binh biến ở Yên Bái, có luật sư Tây cãi cho ta rất ác liệt, giảm án được cho một số người).

 

Tóm lại là bộ phim Đất rừng phương Nam làm khán giả hiểu sai lệch về chính quyền thực dân, phóng đại sự tàn bạo, là sai với lịch sử. Nhưng chuyện này lại chả có gì ghê gớm cả, vì đằng nào dân ta cũng bị nhồi sọ lâu nay, mặc nhiên coi là đúng, ngay cả đoàn làm phim cũng chưa chắc đã biết thế là sai!

 

Mình viết thế này để mọi người hiểu là phim ảnh không phải là lịch sử, người ta có thể phóng đại, hư cấu, kích động tinh thần dân tộc. Dòng phim thủ dâm kiểu này Trung Quốc làm rất nhiều, toàn đánh thắng Anh với Nhật, trong khi thực tế toàn thua tè lè!

 

Có ông bảo mình có phải người Việt gốc Hoa không khi bênh người Hoa. Giờ chắc bạn đó vào hỏi mình có phải người Việt gốc Pháp không mà bênh người Pháp? Mình là người Việt bênh sự thật lịch sử thôi nhé.

 

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 20.10.2023

 

=========================================

 

Dương Quốc Chính

o14-10-2016   ·

 

TƯ PHÁP THỜI THUỘC ĐỊA

 

Thời Pháp thuộc, VN chia làm 3 kỳ, Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc và Trung Kỳ là bảo hộ, có các TP nhượng địa là HN, HP, ĐN được hưởng quy chế quản lý gần giống với thuộc địa Nam Kỳ.

 

Xuất phát từ quy chế quản lý hành chính mà tư pháp ở các TP nhượng địa này cũng gần giống với tư pháp ở 2 TP lớn nhất Nam Kỳ là SG và Chợ Lớn (sau sáp nhập này thành SG - Chợ Lớn).

 

Người Việt ở thuộc địa Nam Kỳ có quốc tịch Pháp, nhưng không được hưởng toàn bộ quy chế như người Pháp, nếu muốn hưởng thì phải làm đơn xin. Trước khi Pháp chiếm VN thì VN dùng bộ luật Gia Long để xử án. Các vị quan hành chính kiêm luôn quan toà, hệt như Bao Công bên Tàu, tức là hành pháp kiêm tư pháp, kiêm nốt cả công tố và điều tra!

 

Khi người Pháp chiếm VN thì ở Nam Kỳ và 3 TP nhượng địa nói trên được áp dụng cả luật Pháp lẫn luật ta, nhưng vẫn có 2 hệ thống toà án riêng biệt là toà án Tây và toà án ta. Toà án Tây để xử các vụ án có người Pháp và những người được đánh giá có vai vế ngang với Pháp như người Mỹ, châu Âu, Nhật. Toà án Tây còn xử cả những người Việt hay Á châu mà có thoả thuận với nhau khi "hợp đồng" là xử theo luật Tây. Toà án ta thì chỉ để xử những người Việt và Á châu vai vế ngang người Việt như người Hoa, Miên, Chăm...Sau này, Tổng thống Pháp bãi bỏ toà án ta ở Nam Kỳ, chỉ còn áp dụng ở xứ bảo hộ mà thôi.

 

Toà án Tây thì dùng luôn luật và án lệ của Pháp, y như ở bên Pháp, có toà án chuyên nghiệp tách khỏi hành pháp, dưới quyền Tổng Biện lý, cũng chia làm 3 cấp xử án. Còn toà án ta thì dùng luật Gia Long, ở các tỉnh bảo hộ thì vẫn là các quan hành pháp xử.

 

Toà án Tây hồi đó có thành phần tham dự phiên toà không khác gì các phiên toà hiện đại, có cả phụ thẩm nhân dân người Pháp, Hoa và Việt, đặc biệt là có cả luật sư và thông ngôn (do quan toà người Pháp và nghi can người Việt). Còn toà án ta dĩ nhiên không có các thành phần ấy.

 

Chính vì toà án Tây xử theo luật Tây nên cơ bản là mọi người dân (mà được toà xử) đều bình đẳng trước pháp luật, nên vụ án đầm Nọc Nạn mới có chuyện dân kiện thắng cả quan. Ở HN cũng có vài vụ xử kiện dân thắng chính quyền như vậy. Nhìn chung, nền tư pháp nhập khẩu là sự thay đổi vượt bậc so với nền tư pháp hỗn độn hành pháp, tư pháp, công tố, điều tra có sẵn của chế độ phong kiến và đương nhiên tiến bộ, dân chủ hơn nền tư pháp XHCN!

 

.

313 BÌNH LUẬN  

 





No comments: