Mạc
Văn Trang
03/10/2023
https://baotiengdan.com/2023/10/03/nguoi-cong-san-ngay-xua/
Sáng
qua tôi đang ngồi gõ bài “Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay” thì con
gái Mai Phương bảo, bố đang viết à? Mẹ gọi bố đi tập khí công.
–
Bố đang viết bài quan trọng đây. Nhưng thôi đi tập đã. Mẹ rất nguyên tắc, đã đề
ra cái gì là quyết thực hiện bằng được. Rất ý chí…
–
Kiểu người cộng sản ngày xưa thế đó bố ạ.
Câu
nhận xét thoáng qua của con gái nhưng gợi ra một đề tài thú vị. Tự nhiên muốn
viết đôi điều.
“Người
cộng sản ngày xưa” không biết xác định thời gian nào là thuộc về “ngày xưa”?
Trước 1945? Trước 1975? Trước 1986?… Khó!
Nhưng
có một điều thấy rõ là những đảng viên cầm quyền ngày nay khác hẳn với những
“người cộng sản ngày xưa”. Cho nên có người nói, có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng là
người cộng sản cuối cùng còn sót lại (?).
Nói
về “người cộng sản ngày xưa” và so với những người “cộng sản ngày nay”(?) đang
cầm quyền hay đã về “làm người tử tế” sống trong những “cung vua”, “phủ chúa” sẽ
là một đề tài lớn và rất thú vị đấy.
Trong
giới hạn bài viết này tôi chỉ muốn nói đến một số đặc điểm của “người cộng sản
ngày xưa” mà tôi trực tiếp cảm nhận được từ những người thân, bạn bè, người
quen biết, vốn là những “người cộng sản ngày xưa”. Những người này nay đều trên
70 – 80 – 90 tuổi, vốn là những “người cộng sản ngày xưa” có hiểu biết, có chức
quyền nhất định, nay không còn chức quyền gì nữa, nhưng chất “người cộng sản
ngày xưa” vẫn còn “ngấm vào máu” của họ.
Những
“người cộng sản ngày xưa” giờ phân hoá thành nhiều nhóm: Có những người “bảo
hoàng hơn vua”; có người “mũ ni che tai” an hưởng tuổi già; có nhiều người vẫn
trăn trở với thời cuộc và tìm cách “góp ý” ôn hoà; có những người “phản biện”
khá mạnh mẽ, dai dẳng, bị Đảng coi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “suy
thoái”…
Tôi
muốn nói về “người cộng sản ngày xưa” trong nhóm “suy thoái” này, như kiểu con
gái nhận xét về Mẹ Kim Chi. Những người này, dù họ còn ở trong Đảng hay thoái
Đảng với nhiều cách khác nhau, theo tôi những “người cộng sản ngày xưa” có hiểu
biết (giác ngộ), thường có một số đặc điểm chung, chủ yếu sau đây.
1.
Những “người cộng sản ngày xưa” có lý tưởng
Lý
tưởng đó là đánh đuổi đế quốc, giành độc lập cho Tổ quốc; đánh đổ giai cấp bóc
lột, giải phóng người dân khỏi bị áp bức, bóc lột, bất công. Tiến tới xây dựng
chủ nghĩa cộng sản không còn người bóc lột người; con người được tự do, bình
đẳng, người với người là bạn; tiến tới làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Liên Xô được tuyên truyền là hình mẫu ước mơ.
Lớp
lớp trí thức, thanh niên học sinh đi theo lý tưởng đó rất hăm hở, chân thành,
Họ đã sáng tác bao nhiêu bài thơ, bài hát ca ngợi lý tưởng đó một cách say sưa.
Đó là cảm hứng thật, chứ không phải “diễn” hay nịnh bợ.
Ngày
nay những “người cộng sản ngày xưa” tôi quen biết, đều nhận thấy lý tưởng xây
dựng CNXH rồi tiến lên Chủ nghĩa cộng sản “làm theo năng lực, hưởng theo nhu
cầu”… là hoang đường, của một thời u mê hoang tưởng.
Nhưng
“chất lý tưởng” giành độc lập cho nước, hạnh phúc cho dân, chống bất công, xây
dựng xã hội văn minh… vẫn âm ỉ cháy trong tâm trí họ, nên nhiều người góp ý,
phản biện, lên án những việc làm của chính quyền đương thời có hại cho dân, cho
nước. Vì họ có “chất lý tưởng” nên họ rất quyết tâm, kiên trì bền bỉ theo đuổi
ý kiến/quan điểm của mình.
2.
Những “người cộng sản ngày xưa” có niềm tin vào chủ thuyết
Họ
được giáo dục, tin tưởng tuyệt đối vào cơ sở lý luận chủ nghĩa Marx- Lenin, coi
đó là chủ nghĩa “vô địch”, “bách chiến, bách thắng muôn năm”! Dẫu phần lớn đảng
viên CS Việt Nam chỉ được nghe trích dẫn, bình luận những câu trong “kinh điển”
như Kinh thánh, nhưng đầy lòng sùng kính, tin tưởng, chẳng dám nghĩ, dám nói
khác đi.
Nay
thì họ nhận ra Chủ nghĩa Marx – Lenin là sai lầm. Họ “chia tay ý thức
hệ”, đi tìm những cơ sở lý luận để định hướng cho công cuộc “tái thiết”, phát
triển xã hội theo những chuẩn mực tiến bộ. Có người dựa vào cốt lõi Tư tưởng Hồ
Chí Minh; có người đề cao Tư tưởng Phan Châu Trinh; có người kết hợp cả hai Tư
tưởng. Nhưng nhìn chung họ có tầm nhìn, hướng đến lựa chọn những giá trị phổ
quát của nhân loại đã được thử thách, chứng minh trong thực tế. Do vậy, họ đấu
tranh có lý lẽ, có trách nhiệm với dân, với nước, chứ không bốc đồng, làm bậy,
nói bừa.
3.
Những “người cộng sản ngày xưa” rất có ý chí
Họ
từng được giáo dục noi theo những tấm gương đảng viên “tiền bối” kiên cường; họ
có quyết tâm phấn đấu cho lý tưởng; họ được rèn luyện thực tế bằng việc thực
hiện các nhiệm vụ đề ra (hay trên giao) để đạt mục tiêu đã xác định. Nhiều
người từng qua thử thách trong những điều kiện ác liệt của chiến tranh, tù đày;
từng phải quên mình quyết tâm thực hiện “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”…
“Chất
ý chí” đó đã được ngấm vào máu thịt, nên ngày nay dù tuổi cao, sức yếu nhưng họ
không ngại khó, ngại khổ; họ bền bỉ, kiên trì thực hiện những gì đã mong muốn.
Họ vẫn giữ được phẩm chất kiên cường, bình tĩnh, vững vàng trước những khó
khăn, thử thách của cuộc sống. Đừng coi thường ý chí của họ.
4.
Những “người cộng sản ngày xưa” có ý thức tu dưỡng đạo đức
Họ
đã từng cố gắng tu dưỡng đạo đức cách mạng: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công,
vô tư”; sống gắn bó với nhân dân; không muốn sống xa lạ với cuộc sống của nhân
dân lao động; lối sống “Tiểu tư sản” đã bị phê phán, còn lối sống như tư sản,
quan lại, vua chúa bị coi là sa đọa.
Nay,
“người cộng sản ngày xưa” đã thoát ra khỏi những định kiến đạo đức – lối sống
cực đoan, ấu trĩ, nhưng chất “đạo đức cách mạng” vẫn còn trong nhân cách họ,
nên họ thường sống giản dị, gần dân, thương dân, không đua đòi sống xa hoa,
lãng phí, xa cách với đời sống của dân. Họ mong muốn làm sao cho dân bớt khổ,
bớt phải chịu bất công, oan ức; họ đau nỗi đau của dân, thấu hiểu nỗi niềm của
dân, nên họ sẵn sàng lên tiếng bênh vực, giúp đỡ người dân bất hạnh, nhất là
những dân oan.
5. Thay
cho kết luận
Có
thể nêu thêm vài đặc điểm nữa của những “người cộng sản ngày xưa”.
Nhưng
với nhóm “người cộng sản ngày xưa” là người thân, bạn bè, người quen biết tôi
đã từng trò chuyện, như: Nguyễn trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc, Nguyễn
Khắc Mai, Chu Hảo, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Đăng Quang, Hoàng Quốc Hải, Tương
Lai, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Chi Lan, Nguyên Bình, Nguyễn Đình Bin, Trần Nhương,
Tư Thân, Phan Đắc Lữ, Võ Văn Thôn, Phạm Đình Trọng, Phạm Nguyên Trường, Kha
Lương Ngãi, Nguyễn Kim Chi… thì họ đều có những đặc điểm như đã nêu trên.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/10/1-1.jpeg
Thiếu
tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Ảnh trên mạng
Nói
chung đời sống vật chất của họ khá đầy đủ. Họ có nhà cửa, lương hưu; họ ưa lối
sống giản dị, gần dân, không có nhu cầu xe hơi, nhà lầu, lâu đài, biệt phủ.
Những
“người cộng sản ngày xưa” tôi quen biết đã nêu trên, giờ đây luôn “đi giữa mấy
làn đạn”: Đảng CS thì lên án họ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “suy thoái”,
“bất hảo”; dư luận viên, lực lượng “cuồng cộng” thì được “bảo kê”, tha hồ vu
khống, bịa đặt, bôi nhọ, chửi rủa họ là “phản động”; an ninh thì theo dõi, răn
đe, cản trở họ; người thân, bạn bè nhiều khi rầy la, nhắc nhở, khuyên răn; lực
lượng “cuồng chống cộng” thì nhiếc móc họ, đã là cộng sản thì đều là những kẻ
xấu xa gian ác, “đừng nghe cộng sản nói”…
Nhưng
họ chả chấp những lời thị phi. Họ tự tin là những người yêu nước, thương dân,
có trách nhiệm xã hội khao khát đóng góp cho đất nước phát triển lành mạnh. Họ
chả có mưu đồ “chống phá” để làm gì, vì họ không có nhu cầu tranh giành chức
quyền; không ham tiền bạc, danh vọng.
Họ
vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân ít hay nhiều của những gì đã trải qua; nhưng
khi đã tỉnh ngộ, thoát khỏi “vòng kim cô”, tự do suy nghĩ, tự do biểu đạt và
với những trải nghiệm quý giá, những ý kiến của họ rất đáng được trân trọng.
Họ
chỉ có động cơ như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh viết: “Còn hơi còn sức còn lên tiếng/
Là muốn quyền uy bớt lỗi lầm”.
Những
người cầm quyền tử tế nên coi họ là vốn quý để khai thác những gì có ích. Chỉ
những kẻ ngu muội mới coi họ là thế lực thù địch.
---
Comment
Nhưng
ngươì cs ngày xưa đã tưng tu dương đạo đưc cách mạng "cân kịêm, liêm
chính, chí công, vô tư..." ?! Nên, ngay trong thơì kỳ tem phíêu, họ đã
khôn ngoan lâp ra nhưng "tụ đỉêm" dịch vụ đăc bịêt ưu tiên cung câp
nhưng loại hàng "xịn" cho cán bô, lãnh đạo cao câp ! Trong đơì sông
tâp thê, họ đã khéo léo chia ra các loại bêp "đại táo, tỉêu táo..."
đê nâú ăn, cung câp lương thưc cho lãnh đạo, và hàng binh sĩ riêng bịêt ! Lãnh
tụ kính yêu HCM trong túi áo đại cán lúc nào cũng có hai bao thúôc lá khác
nhau, môt bao thúôc ngoại nhâp hịêu Phillip Moris cho chính mình, và môt bao
thúôc "đen" đê mơì cán bô và cũng đê "đóng kịch" trươc đám
đông !
No comments:
Post a Comment