Liên
Hiệp Châu Âu: Đã có 7 nước đặt mua chung đạn dược để viện trợ cho Ukraina
Trọng
Nghĩa - RFI
Đăng
ngày: 30/09/2023 - 17:09
Theo
Cơ Quan Quốc Phòng Châu Âu EDA ngày 29/09/2023, đã có 7 quốc gia thành viên
Liên Hiệp Châu Âu đặt mua đạn dược trong khuôn khổ một kế hoạch mua chung đề ra
vào tháng 3 vừa qua nhằm khẩn cấp viện trợ cho Ukraina và bổ sung kho dự trữ
đang cạn kiệt của phương Tây.
https://s.rfi.fr/media/display/0ca81aa4-a31d-11ed-b203-005056a90321/w:980/p:16x9/caesar_01.webp
Ảnh
minh họa: Các quân nhân Ukraina chuẩn bị khai hỏa một khẩu pháo Caesar do Pháp
viện trợ tại một vị trí gần Avdiivka, Donetsk ngày 26/12/2022. AP - Libkos
Trả
lời hãng tin Anh Reuters, cơ quan EDA cho biết là đã có 7 quốc gia thành viên
Liên Âu đặt mua đạn pháo 155mm theo thủ tục khẩn cấp. Đây là loại đạn pháo được
Ukraina sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến chống Nga hiện nay.
Tuy
nhiên, cơ quan Châu Âu không nêu cụ thể quốc gia nào đã đặt mua, cũng như giá
trị của mỗi đơn đặt hàng. Reuters đã tìm hiểu nơi từng nước thành viên Liên Âu
và đã được Luxembourg và Litva cho biết là họ đã đặt mua đạn dược. Riêng bộ
Quốc Phòng Luxembourg còn cho biết thêm là hợp đồng trị giá 2 triệu euro.
Cơ
quan EDA cũng cho biết là số đạn dược đặt mua liên quan đến “4 hệ thống pháo
hiện đại được thiết kế và sản xuất ở châu Âu... và được các lực lượng vũ trang
Ukraina sử dụng phổ biến nhất”. cụ thể là Caesar của Pháp, Krab của Ba Lan, PzH2000
của Đức và Zuzana C/2000 của Slovakia.
Theo
Reuters, kế hoạch mua chung đạn dược mà Liên Âu khởi động vào tháng 3, trị giá
ít nhất 2 tỷ euros, với chỉ tiêu là gửi được 1 triệu quả đạn pháo và tên lửa
đến Ukraina trong vòng 12 tháng.
Việc
các nước Liên Âu tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraina đã làm cạn kiệt các
kho dự trữ quân sự của chính họ, và các nước cũng đang cần phải bổ sung các kho
đạn của mình.
Thụy Sĩ sẽ
chi hơn 100 triệu euro cho việc rà phá bom mìn ở Ukraina
Thụy
Sĩ ngày 29/09/2023 đã loan báo quyết định tài trợ 100 triệu franc Thụy Sĩ,
tương đương với khoảng 103 triệu euro, cho công việc rà phá bom mìn tại Ukraina
trong giai đoạn 2024-2027.
Trong
một thông cáo báo chí, chính phủ liên bang cho biết khoản tài trợ đó sẽ được
dùng vào việc cung cấp thiết bị và đào tạo những người rà phá bom mìn Ukraina
vì mục đích nhân đạo. Do có vị thế trung lập nên Thụy Sĩ không thể hỗ trợ các
hoạt động rà phá bom mìn vì mục đích quân sự.
Hiện
nay, bom mìn và thiết bị nổ hiện diên trên khoảng 1/3 lãnh thổ Ukraina, đặc
biệt trên các cánh đồng ngũ cốc mang ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế nước
này.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
Ukraina
thiếu đạn pháo trên chiến trường
Bom
mìn của Nga làm chậm đà phản công của Ukraina
Pháp
giúp Ukraina tăng cường khả năng tấn công sâu bên trong phòng tuyến Nga
No comments:
Post a Comment