Hai nhà khoa học
Hungary được trao giải Nobel trong hai ngày liên tục
BBC
News Tiếng Việt
03
tháng 10 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51v7yjvvkmo
Tin
mới nhất từ Thuỵ Điển hôm nay 03/10/2023 cho hay ba nhà vật lý học
Pierre Agostini, Ferenc Krausz và Anne L’Huillier được trao giải Nobel cho
nghiên cứu và thí nghiệm về electron trong nguyên tử (atom).
Như
thế giải Nobel Vật lý năm nay thuộc về hai nhà khoa học Pháp và một
nhà khoa học Hung-Áo.
GS Pierre Agostini hiện làm việc
tại Ohio State University, Hoa Kỳ là người Pháp, tốt nghiệp Đại học
Université Aix-Marseille.
GS Ferenc Krausz, sinh năm 1962 ở
Mor, Hungary, hiện làm việc tại viện Max Planck Institute of Quantum
Optics và ĐH Ludwig Maximilian ở Munich, Đức.
Năm
1985, Ferenc Krausz lấy bằng kỹ sư điện tử tại Đại học Bách khoa Budapest
(BME) và bằng vật lý tại Khoa Khoa học Tự nhiên, ĐH Tổng hợp Budapest (ELTE).
Ông công tác tại Viện Vật lý BME dưới sự hướng dẫn của nhà vật lý Bakos József
trong lĩnh vực vật lý laser. Từ 1991, ông sang nghiên cứu tại Áo.
Nữ giáo sư Anne L’Huillier, sinh năm 1958 ở
Paris, nhận Nobel cho công trình thực hiện tại ĐH Lund, Thuỵ Điển.
Nơi
sinh và nơi làm việc của họ là biểu hiện của hợp tác quốc tế trong
các lĩnh vực khoa học cơ bản.
Nhưng
sự kiện chỉ trong hai ngày liền có hai nhà khoa học người Hungary được
Nobel là điều báo chí chú ý.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/467d/live/6417d480-61f1-11ee-8c41-6b45927f204c.jpg
Các
giáo sư Drew Weissman (trái) và Katalin Kariko được trao giải Nobel Y
Sinh
Hôm
qua, 02/10, giải Nobel Y Sinh được công bố sẽ trao cho hai nhà khoa học đã
góp phần phát triển công nghệ cho vaccine phòng ngừa Covid dựa trên mRNA.
Đó
là Tiến sĩ Katalin Karikó
từ Hungary và Tiến sĩ Drew
Weissman từ Hoa Kỳ.
Hai
người là đồng nghiệp và biết nhau vào đầu những năm 1990 khi họ cùng làm
việc tại Đại học Pennsylvania, Mỹ.
Bà
Katalin Kariko sang Hoa Kỳ từ 1985.
Ủy
ban Nobel tuyên bố: "Những nhà khoa học được trao giải đã đóng góp trong
tốc độ phát triển vaccine nhanh chưa từng có vào thời kỳ xảy ra một trong những
mối đe dọa lớn nhất đối với sức khoẻ nhân loại vào kỷ nguyên hiện đại."
Công
nghệ vaccine mRNA này đã được thử nghiệm trước khi đại dịch Covid bùng phát, và
cho đến nay đã giúp được hàng triệu người trên thế giới.
Công
nghệ mRNA tương tự hiện cũng đang được nghiên cứu để chữa trị các loại bệnh
khác và thậm chí là bệnh ung thư.
Vaccine
mRNA sử dụng cách tiêm vào người một phần mã gene của virus để huấn luyện hệ
miễn dịch trong cơ thể.
Vaccine
huấn luyện cơ thể sinh ra kháng thể và một phần khác của hệ miễn dịch, được gọi
là tế bào T, để chống lại virus corona.
Nhà
báo Nguyễn Hoàng Linh, ở Budapest, viết trên Facebook về sự kiện này:
"GS.
Karikó Katalin (68 tuổi) là người thứ ba nhận được giải thưởng khoa học danh
giá này trên cương vị công dân Hungary, đồng thời bà cũng là phụ nữ Hung đầu
tiên đoạt giải Nobel."
Theo
trang của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, từ cho đến năm nay, chưa tính
ông Ferenc Krausz và bà Katalin Kariko, số người Hungary và gốc Hungary
nhận giải Nobel đã là 14.
Nhưng
một trang khác, của hội người Hungary tại Hoa Kỳ (American Hungarian
Federation) cho biết con số này là 18, tính tới năm 2022, và gồm cả
Nobel Văn chương cho nhà văn Imre Kertesz (2002).
No comments:
Post a Comment