Di
dân lậu vào Mỹ đã trở thành vấn đề toàn cầu
Lê Tây Sơn -
Saigon Nhỏ
23 tháng 10, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/di-dan-lau-vao-my-da-tro-thanh-van-de-toan-cau/
Di dân lậu vào Mỹ đã trở thành vấn đề toàn cầu
Nhập cư bất hợp pháp là một vấn đề lớn hơn bao giờ hết. Số lượng người
di cư kỷ lục từ các quốc gia mà họ không thể bị trục xuất trở lại đang khiến
chính quyền Hoa Kỳ rất vất vả tìm cách giải quyết.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1454579184.jpg
Di dân lậu mang theo
trẻ em để dễ được nhập cư càng làm vấn đề trở nên phức tạp đối với nước Mỹ.
Trong ảnh là dòng người nhập cư lậu tại Yuma, Arizona, giáp biên giới Mexico (ảnh:
Qian Weizhong/VCG via Getty Images)
Trong lịch sử, số lượng người nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ thường
cao, gây căng thẳng cho hệ thống nhập cư luôn quá tải trước số người vượt biên
hầu như không bao giờ giảm. Dữ liệu mới của chính phủ cho thấy các đặc vụ biên
giới đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chính liên bang kết thúc
vào Tháng Chín, năm thứ hai liên tiếp số vụ vượt quá hai triệu.
Trong quá khứ, số di dân lậu tăng hay giảm dựa trên những thay đổi đáng
kể về thực trạng kinh tế và chính sách tại các quốc gia xuất phát, cũng như các
biện pháp kiểm soát tại biên giới, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, chưa bao giờ con số này vượt quá 1.7 triệu người và chưa bao giờ duy
trì ở mức cao như trong vài năm trở lại đây. Số lượng kỷ lục người nhập cư trái
phép vào Mỹ không phải là lý do duy nhất làm quá tải các cộng đồng biên giới
như ở Texas và cả những điểm tạm cư như ở Massachusetts.
Trước đây, hầu hết di dân lậu là người trưởng thành độc thân đến từ
Mexico tìm việc làm và cũng dễ dàng quy cố hương nếu bị Tuần tra Biên giới phát
hiện. Nhưng giờ đây, số di dân bất hợp pháp gia tăng nhanh là vì sự tham gia của
các gia đình có trẻ em đi cùng. Và đây là thành phần rất khó bị trục xuất về nước.
Sự thay đổi thành phần nhập cư theo hướng này diễn ra từ năm 2014 và bùng nổ mạnh
mẽ trong hai năm qua.
Trong số này có nhiều gia đình chạy trốn bạo lực băng đảng ở Trung Mỹ.
Và gần đây số gia đình muốn thoát khỏi đàn áp chính trị và nghèo đói ở Nam Mỹ
cũng tăng dần. Sau khi sang Mỹ, các gia đình thường trình diện ngay nhân viên
biên giới đầu tiên họ tiếp cận vì không sợ bị trục xuất. Những kẻ buôn lậu khuyến
khích người lớn nên vào Mỹ cùng con cái hay trẻ nhỏ vì biết chắc chúng sẽ nhanh
chóng được trả tự do và tiếp tục tìm nơi tá túc mới. Lực lượng Tuần tra Biên giới
không có người và không có phương tiện để giữ các gia đình quá một, hai ngày.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1253755142.jpg
Tuần tra biên phòng Mỹ
cố chặn dòng người nhập cư lậu từ Ciudad Juarez, Mexico (ảnh: David Peinado
Romero/Anadolu Agency via Getty Images)
Các gia đình sẽ phải đợi nhiều năm để trường hợp của họ được xử lý tại
các tòa án di trú. Do quá đông, nhiều người phải sống trong các điểm tạm trú,
và sống nhờ trợ cấp tại các thành phố lớn như Chicago và New York, nhưng hầu hết
đều tìm được việc làm nhờ nền kinh tế Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ sau cuộc suy thoái
do Covid-19 hơn các nước Mỹ Latin. Các tuyến đường di dân lậu chọn vào Mỹ đã
thay đổi trong những năm gần đây mà nhiều nhất là đến Texas vì đây là cửa khẩu
biên giới gần nhất với các nước Trung và Nam Mỹ.
Một số người khác thích có điểm đến cuối cùng gần Bờ Đông. Những kẻ
buôn lậu hiểu biết thường nhắm vào những điểm dừng mà Tuần tra Biên giới có ít
khả năng bắt giữ người nhất. Kết quả là số di dân lậu băng qua Rio Grande để
vào Texas ngày càng đông đảo và Tuần tra Biên giới không còn giải pháp nào khác
là để các gia đình tạm giữ tại các cộng đồng như Del Rio và Thung lũng Rio
Grande muốn… đi đâu thì đi!.
Tuy nhiên, gần đây, dòng người nhập cư Mỹ Latin hàng ngày và những người
đến từ các quốc gia khó trục xuất đã tăng nhiều đến mức ngay cả các thành phố
biên giới có nhiều tài nguyên nhất như El Paso và San Diego cũng đang phải vật
lộn để giải quyết số lượng người đông đảo. Việc quản lý số lượng lớn người vượt
biên trái phép sẽ khó khăn hơn khi người di cư không thể dễ dàng bị trục xuất.
Vì Mexico và Mỹ có chung đường biên giới và có mối quan hệ bền chặt từ
lâu nên việc trục xuất tương đối dễ dàng. Nhưng gần đây, một số lượng lớn người
đến từ các quốc gia có quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ đã khiến việc trục xuất trở
nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Chẳng hạn, kể từ năm 2022, hơn
715,000 người Cuba và Venezuela đã vượt biên giới Mỹ-Mexico để chạy trốn đàn áp
chính trị và suy thoái kinh tế. Gần đây, sau nhiều năm từ chối, Venezuela và
Cuba đã đồng ý tiếp nhận những người bị trục xuất nhưng còn còn phải chờ xem liệu
sự thay đổi này có ngăn cản được tình trạng di cư hay không.
Các vấn đề kinh tế hậu quả của đại dịch Covid-19 cũng thúc đẩy làn sóng
di cư ngày càng tăng từ các quốc gia Nam Mỹ như Ecuador, Colombia và Peru. những
quốc gia này đồng ý nhận lại công dân bị Hoa Kỳ trục xuất nhưng các chuyến bay
dài chở họ về lại quê nhà rất tốn kém. Di cư đến Hoa Kỳ ngày càng trở thành vấn
đề toàn cầu khi có nhiều người xin tị nạn từ những nơi xa xôi như Ấn Độ,
Uzbekistan, Mauritania tìm đường đến Mexico và sau đó sang tiếp đất Mỹ.
Danh sách các điểm xuất phát kéo dài khiến chính phủ Hoa Kỳ khó đưa ra
được chiến lược toàn diện đối phó với nạn di dân lậu. Những lý do khiến người
dân rời bỏ đất nước của họ rất khác nhau giữa các quốc gia. Vì vậy, tuỳ mỗi nước,
Mỹ sẽ phải linh hoạt đàm phán các thỏa thuận ngoại giao liên quan đến trục xuất.
Các nhà nghiên cứu và quan chức Mỹ nhận định: “Chừng nào nhu cầu lao động tay
nghề thấp vẫn còn cao ở Mỹ và những khó khăn về chính trị, kinh tế và môi trường
vẫn tiếp tục đẩy công dân tại các quốc gia đang gặp khó khăn phải bỏ nước ra đi
thì số người sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để vào biên giới Mỹ sẽ không giảm”.
No comments:
Post a Comment