Nguyễn Đình Cống
05/10/2023
https://baotiengdan.com/2023/10/05/co-the-tin-duoc-may-phan/
Lúc còn làm Trưởng Ban tuyên gíáo, ông Võ Văn
Thưởng nói được một câu đáng để ý, rằng “Rất nên đối thoại, cần tổ chức đối
thoại, có như thế mới tiếp cận chân lý”. Đáng để ý không phải vì nội dung
câu nói (nhiều người biết rõ hơn ông), mà là cương vị của người nói.
Đã có rất nhiều ý kiến ca ngợi, hưởng ứng câu
trên do ông Trưởng ban Tuyên giáo của Đảng nói ra, trong đó có một nhóm trí thức
đề nghị tôi thay mặt, đứng ra mời ông đối thoại. Tôi đã viết thư mời, mang đến
trụ sở Ban Tuyên giáo, giao tận tay cho văn phòng. Kèm theo thư, tôi cũng đề ra
các nội dung cần đối thoại, liên quan đến Chủ nghĩa Mác – Lê nin và một số đường
lối của Đảng. Thư không được trả lời. Cuộc đối thoại được dự kiến đã rơi vào im
lặng.
Gần đây, tại Hội nghị các nhà văn lão thành,
ông Thưởng có bài phát biểu dài, trong đó có đoạn sau: “Kẻ thù nguy hiểm
nhất của dân tộc trong hòa bình không dễ nhận diện. Đó là sự vô cảm, tính vị kỷ,
thói hưởng thụ, lòng tham lam, sự giả dối và độc ác, là tham nhũng, tiêu cực,
là sự tàn phá thiên nhiên, tàn phá văn hoá và đi ngược lại xu thế của thời đại…
Chính vì thế, sứ mệnh, trách nhiệm của nhà văn Việt Nam lúc này lại càng lớn
lao và yêu cầu cao hơn. Nhân dân, đất nước đang cần tiếng nói của tình yêu
thương con người, của lòng trung thực, sự quả cảm từ các nhà văn trong cuộc đấu
tranh này”.
Đoạn trên đã gây ra một
bình luận sôi nổi xung quanh ý “Liệu lời nói đó của ông Thưởng, ở cương vị Chủ
tịch nước, đáng tin được mấy phân”. Người bảo tin nhiều, kẻ bảo tin ít, cũng có
người không tin. Nói thì hay đấy, nhưng hãy chờ xem với cương vị quyền cao, chức
trọng, ông ấy sẽ làm được gì.
Ông kêu gọi trung thực quả càm, nhưng nhiều
người vì trung thực, quả cảm, đã bị bỏ tù oan khuất. Liệu ông có dám nhân danh
Chủ tich nước đi thăm hỏi những người ấy, ít nhất là thông báo việc ông sẵn
sàng nhận đơn thư của họ khiếu nại bị oan sai và dùng quyền Chủ tịch nước trả tự
do cho họ? Trước đây tôi mời đối thoại, ông đã kiếm được cục vàng to (Im lặng
là vàng!). Còn bây giờ?
Lịch sử viết rằng, trước
đây sau khi lên ngôi, để tỏ lòng nhân từ, vua mới thường đi thăm những nhà tù,
nơi giam giữ những người yếu thế nhất xã hội, giải oan cho những án oan sai.
Tôi mong ông làm được một vài việc như vậy để làm chỗ dựa cho những lời nói
hay. Nếu chỉ nói mà không làm được thì khó tránh khỏi để lại vết nhơ trong lịch
sử.
No comments:
Post a Comment