Chỉ
cần nghị quyết là... ‘ngang tầm thế giới’?
12/10/2023
https://www.voatiengviet.com/a/chi-can-nghi-quyet-la-ngang-tam-the-gioi-/7307970.html
.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-b998-08db2946ac9c_w650_r1_s.jpg
Thủ tướng
Việt Nam Phạm Minh Chính gặp các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu, 18/3/2023.
Hình minh họa.
Trên thực
tế, Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị đảng CSVN khóa 13 chẳng có gì... mới.
Cách nay 12 năm, vào tháng 12/2011, Bộ Chính trị đảng CSVN khóa 11 đã từng ban
hành nghị quyết tương tự...
Ông Nguyễn
Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị đảng CSVN ban hành Nghị quyết 41/NQ-TW. Nghị
quyết này nhằm “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam
trong thời kỳ mới” và đang được ca ngợi là “món quà đặc biệt” cho doanh giới,
là “luồng gió mới” cho kinh tế Việt Nam.
Theo nghị
quyết vừa kể thì dù đã phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng nhưng đội
ngũ doanh nhân Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới, phần lớn
doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị còn hạn chế.
Số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. Mặt
khác, một bộ phận doanh nhân còn vi phạm pháp luật, cấu kết với cán bộ suy
thoái, chạy theo lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho nhà nước.
Do vậy, Bộ
Chính trị xác định, đến 2030 Việt Nam phải phát triển đội ngũ doanh nhân có quy
mô, năng lực và trình độ, nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, thế giới. Trong
đó, một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then
chốt, chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu và làm chủ một số chuỗi giá trị công-
nông nghiệp. Tới 2045, doanh nghiệp Việt Nam phải có vị thế, uy tín khu vực và
quốc tế. Một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi
cung ứng, giá trị toàn cầu (1).
Với cung
cách quản trị, điều hành quốc gia như đã biết, liệu hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền Việt Nam có thể tạo ra được đội ngũ doanh nhân là chủ những doanh
nghiệp “đạt tầm khu vực, thế giới vào năm 2030” và là chủ “một bộ phận doanh
nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng có giá trị toàn cầu
vào năm 2045”?
***
Trên thực
tế, Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị đảng CSVN khóa 13 chẳng có gì... mới.
Cách nay 12 năm, vào tháng 12/2011, Bộ Chính trị đảng CSVN khóa 11 đã từng ban
hành nghị quyết tương tự (Nghị quyết 09/NQ-TW nhằm “xây dựng và phát huy vai
trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế”). Cần lưu ý là Nghị quyết 09/NQ-TW cũng do ông
Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký (2).
Sau 12
năm, “món quà đặc biệt” cho doanh giới, “luồng gió mới” cho kinh tế Việt Nam đã
tạo ra kết quả được Bộ Chính trị đảng CSVN khóa 13 vừa ghi nhận: Phần lớn doanh
nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị còn hạn chế. Số
doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. Mặt
khác, một bộ phận doanh nhân còn vi phạm pháp luật, cấu kết với cán bộ suy
thoái, chạy theo lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho nhà nước.
Cứ nhìn
vào các đại án liên quan đến doanh nhân, doanh nghiệp như “giải cứu”, “Việt Á”,
“FLC”,... thì sẽ nhận ra vì sao “đội ngũ doanh nhân Việt Nam chưa đáp ứng được
yêu cầu của thời kỳ mới. Chỉ trích “một bộ phận doanh nhân còn vi phạm pháp luật,
cấu kết với cán bộ suy thoái, chạy theo lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho nhà
nước” đã không sòng phẳng lại còn thiếu lương thiện. Khó mà đếm xuể sau Nghị
quyết 09/NQ-TW có bao nhiêu nghị quyết, văn bản lập pháp, văn bản lập quy, chỉ
thị, công điện nữa của Quốc hội, chính phủ, tỉnh ủy, chính quyền các địa phương
yêu cầu “xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho
doanh nghiệp”...
Tuy nhiên
tháng 4 vừa qua, khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022, có tới, 72% doanh nhân xác định
họ là nạn nhân nhũng nhiễu. Có lẽ không ngoa khi bảo rằng, không những không
“xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết 09/NQ-TW
còn góp phần khiến tình trạng nhũng nhiễu gia tăng (tỉ lệ doanh nghiệp xác nhận
bị nhũng nhiễu qua PCI 2019 – 2020 là 54,1%, đã tăng lên 57,4% qua PCI 2021 và
đến PCI 2022 vọt lên đến 72%) [3].
Năm 2016 –
năm năm sau ngày Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09/NQ-TW, trong Báo cáo thường
niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015, VCCI cảnh báo “quy mô doanh nghiệp đang
nhỏ dần cho thấy dấu hiệu của sự phát triển thiếu bền vững. Số lượng doanh nghiệp
ngừng hoạt động, giải thể sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong trung và
dài hạn” (4). Mười năm sau Nghị quyết 09/NQ-TW, có thêm vô số doanh nghiệp...
“siêu nhỏ” sánh duyên với “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”
và các chuyên gia dự báo, “đến 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 2,4 triệu doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ” (5). Vì sao? Theo các chuyên gia và viên chức hữu
trách thì do “doanh nghiệp ngại lớn” (6)!
Sau Nghị
quyết 09/NQ-TW, các Bộ Chính trị của đảng CSVN khóa 11, 12, 13 đã làm những gì
để “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”? Thực tế cho
thấy, cách tổ chức – điều hành quốc gia vẫn thế, thậm chí còn tệ hơn, vừa rút
và trút gần như toàn bộ nội lực cho khối doanh nghiệp nhà nước để tạo thêm các
khoản thua lỗ, nợ nần tính bằng ngàn tỉ, ký kết hàng loạt hiệp định thương mại
tự do mà không hề cân nhắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam,
không chỉ không được hỗ trợ, doanh nghiệp tư nhân không chết hàng loạt thì cũng
ngắc ngoải vì bị chèn ép trong đối xử...
-------------------
Chú
thích
(3) https://vietnamnet.vn/gan-72-doanh-nghiep-thua-nhan-tinh-trang-can-bo-nhung-nhieu-2131551.html
(4) https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM087428
(6) https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=UCMTMP128194
No comments:
Post a Comment