Sunday, October 15, 2023

CÂU THẦN CHÚ 'VĂN HỌC LÀ NHÂN HỌC' (Thái Hạo)

 



Câu thần chú ‘văn học là nhân học’

Thái Hạo

14-10-2023  09:11   

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02iHziiEg1EAP8MyFdGbBWpYxEurgDkSchnMwehNd9AdPz8y3GitNBSVnyBPKd36kbl&id=100059910855657

 

Khi tôi nêu quan điểm rằng môn Ngữ văn là môn dạy tiếng Việt, (trong đó có một mảng là tiếng Việt nghệ thuật – tức tác phẩm văn chương) thì lại gặp ngay cái câu nói đã như thành kinh thánh trên miệng nhiều người: Học văn là học làm người!

 

Xin hỏi, học nhạc, học vẽ, học thể dục, học lịch sử có phải là học để làm người không? Học toán để làm gì nếu không phải là để biết làm con người có năng lực tính toán? Học Lý, Hóa, Sinh để làm gì nếu không phải là để làm con người hiểu biết về thế giới tự nhiên quanh mình? Học Giáo dục công dân để làm gì nếu không phải là để làm con người có trách nhiệm xã hội? Trên đời này, có môn học nào không phải là học để “làm người”?

 

Thành ra, cái câu “học văn là học làm người” vừa đúng tuyệt đối mà vừa vô ích. Vô ích vì nói cái điều hiển nhiên, và còn có hại nữa vì nói cái điều gây hiểu lầm cho các môn học khác, như thể các môn ấy không dạy con người ta làm người vậy, hại một điều nữa là nó làm lạc hướng mục tiêu của môn học này trong nhà trường, khiến nó trở thành một môn đạo đức hơn là một môn dạy tiếng mẹ đẻ.

 

“Văn học là nhân học”, chả biết từ bao giờ câu nói này đã trở thành một thứ bùa chú trên miệng người Việt. Khoa học về con người, nếu là về mặt vật lý thì đi học môn giải phẫu, nếu là về tinh thần thì tìm học môn tâm lý, về tư duy thì kiếm môn logic, môn triết học, mắc chi học môn Ngữ văn?!

 

Còn nói rằng bồi bổ tâm hồn, rung cảm thẩm mỹ vân vân thì âm nhạc, hội họa, điêu khắc, phim ảnh, sân khấu... không làm người ta rung cảm sao? Bạn có chắc là đọc một tác phẩm văn chương (hay) thì dễ xúc động hơn xem một bộ phim ấn tượng hoặc nghe một bản nhạc dạt dào?

 

Có những thứ cứ trở thành tín điều đóng đinh mãi trong trí não mà không mấy ai buồn xét lại, cứ phát ngôn tự động như thể được lập trình. Văn chương (không phải môn ngữ văn) có những đặc trưng và giá trị riêng lớn lao, nhưng đừng thần thánh hóa nó và cũng đừng coi nhẹ các ngành khác, rất có thể thiên tài của con cháu bạn đang nằm đâu đó ở điện ảnh, âm nhạc hay kinh doanh, hãy cho chúng được trải nghiệm càng nhiều càng tốt.

 

Còn môn văn (ngữ văn) thì trước hết cứ phải là học tiếng Việt đã, giỏi tiếng Việt rồi thì sẽ không chỉ biết đọc văn chương, sáng tạo văn chương, và làm giàu thêm rung cảm..., mà còn giúp con người ta một cách đắc lực trong cuộc mưu sinh rất thực tế này. Ăn không nên đọi, nói không nên lời thì khó lắm thay!

 

Lưu ý, nếu anh chỉ giỏi tiếng Việt thôi mà yếu kém về các tri thức liên ngành, đa ngành thì đôi khi cái giỏi ấy chỉ làm ra một kẻ ba hoa, sáo rỗng và phét lác. Thành ra, các môn học khác từ Tự nhiên đến Xã hội chính là đang cung cấp cái “nội dung” làm người căn bản bậc nhất, chứ không phải ngược lại.

 

Thái Hạo

 

.

99 BÌNH LUẬN   

 

====================================

XEM THÊM

 

 

Thái Hạo

Văn học - sự đọc và “cứu rỗi”

Trong không khí "cả nước ra quân", tự dưng nhớ tới bài viết dường như đã quên đứt này, cách đây gần 3 năm đăng trên Văn nghệ Quân đội, ký tên Hồng Liên (nickname nhiều quá, nhìn cái bút danh một hồi lâu mới nhớ ra là mình!). Flex, bài này được giải thưởng phê bình văn học của năm cơ đấy 🙂

"Câu chuyện vị nghệ thuật/ vị nhân sinh có lẽ đã trở nên cũ mèm trên thế giới. Ở ta, vấn đề ấy cũng có lúc tưởng đã lùi vào quá khứ sau cuộc tranh luận ở ti…

Xem thêm

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02Mv89zxvzQt85wnWRMGPBnVJ8dk66h3JbLyanrsPuKawnzLxvJc1sEaqA6omXaYzVl&id=100059910855657

 

 

Thái Hạo

Nguy cơ chương trình giáo dục quốc gia bị nuốt chửng?

Theo quan sát của tôi, năm học này TPHCM là địa phương có những thay đổi đáng ghi nhận trong giáo dục, từ những quyết định mạnh dạn về mặt chuyên môn như không kiểm tra miệng đầu giờ đến không giao bài tập về nhà. Đây là những thao tác đúng đắn để rút ngắn khoảng cách về sự tiến bộ với các nền giáo dục văn minh.

Năm nay, về việc thu tiền, ngành GD TPHCM cũng ra tuyên bố 'Không có quỹ lớp, quỹ trường' và cấm thu khoản tiề…

Xem thêm

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid032AcqjCFs9mUfBtPRg1V78LaNfiusgNbYB5EfMQ4dqTSjRwXkMdMp71XtYnkHJbVZl&id=100059910855657






No comments: