Biển Đông: Cảnh sát biển Trung Quốc tấn công tàu Philippines, Manila
nói
BBC News Tiếng Việt
22 tháng 10 2023, 15:29 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51ww10j1d2o
Philippines cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung
Quốc va chạm với tàu tiếp tế của Philippines ở Biển Đông
Tàu Philippines hôm Chủ nhật đang trên đường tới một đồn trú quân sự của
mình tại Bãi Cỏ Mây, điểm căng thẳng đã leo thang trong những tuần gần đây.
Manila nói “các thao tác ngăn chặn nguy hiểm” của Bắc Kinh gây rủi ro
cho sự an toàn của thủy thủ đoàn Philippines.
Philippines
phản ứng mạnh vụ Trung Quốc dựng rào chắn ở Bãi cạn Scarborough
Biển Đông:
Philippines tiếp tế cho binh sỹ dù Trung Quốc ngăn cản
Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng Philippines “cố tình gây rắc rối”.
Các tàu Trung Quốc và Philippines thường xuyên chơi trò mèo vờn chuột
xung quanh bãi cạn khi một số binh sĩ Philippines ở tiền đồn, một tàu hải quân
bị bỏ hoang và đổ nát, cần tiếp tế hàng tháng.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/8eb4/live/9e0a0350-70b2-11ee-a503-4588075e3427.jpg
Bản đồ đường 9 đoạn Trung Quốc tự vẽ để chiếm đoạt Biển Đông
Nhưng chính quyền Philippines cho rằng Trung Quốc ngày càng hung hăng
hơn kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr nhậm chức vào tháng 6
năm 2022 và tìm kiếm mối liên hệ quân sự chặt chẽ hơn với Washington, đối thủ
chính của Bắc Kinh về việc tranh giành sức ảnh hưởng ở vùng biển chiến lược và
giàu tài nguyên.
Trong vụ việc thứ hai cũng xảy ra gần Bãi Cỏ Mây hôm Chủ nhật, chính
quyền Philippines cho biết một tàu dân quân Trung Quốc đã va vào một tàu tuần
duyên Philippines.
BBC chứng kiến tàu TQ chặn thuyền tiếp tế Philippines
Philippines phản đối Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông
Manila cho biết tàu tiếp tế thứ hai đã có thể tiếp cận đồn trú quân sự
của Philippines ở bãi cạn này.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả quần
đảo Trường Sa nơi có Bãi Cỏ Mây. Yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển chồng
lấn với yêu sách của các nước khác, bao gồm cả Philippines và Việt Nam.
Năm 2016, tòa án trọng tài quốc tế tại The Hague đã ra phán quyết rằng
các yêu sách về vùng biển rộng lớn của Trung Quốc là không có cơ sở, dựa trên vụ
kiện do Manila đưa ra. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết này.
==============================
Tàu Trung Quốc đâm tàu Philippines trên Biển Đông
Người Việt
October 22, 2023
https://www.nguoi-viet.com/tin-hot/tau-trung-quoc-dam-tau-philippines-tren-bien-dong/
MANILA, Philippines (NV) – Chính phủ Philippines đã lên tiếng cáo buộc một tàu duyên phòng Trung
Quốc đâm vào một tàu tiếp tế của Philippines trên Biển Đông vào hôm Chủ Nhật,
22 Tháng Mười. Chiếc tàu của Philippines lúc ấy đang trên đường đi tới một tiền
đồn trên Bãi Cạn Second Thomas, nơi tình hình căng thẳng đang dâng cao giữa tàu
bè của Trung Quốc và Philippines.
Manila cho rằng “cách lái tàu chặn đầu bạt mạng” của phía Trung Quốc đã
gây nguy hiểm cho tàu Philippines. Ấy thế mà phía Trung Quốc lại đổ vấy cho
phía Philippines là “cố tình gây hấn.”
Các tàu của Trung Quốc và Philippines thường chơi trò mèo vờn chuột
chung quanh bãi cạn đó, nơi có một đồn lính Filipino đóng chơ vơ trên một chiếc
tàu hải quân cũ kỹ đang cần hàng tiếp tế hàng tháng để sinh tồn.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/10/Phi-China.png
Tàu
duyên phòng Trung Quốc (trên) đụng tàu tuần duyên Philippines gần Bãi Cạn
Second Thomas trong Biển Đông hôm 22 Tháng Mười, 2023 (Hình: Armed Forces of
the Philippines)
Nhưng nhà chức trách Philippines lại nói rằng thái độ của Trung Quốc
ngày càng hung hăng, lấn lướt kể từ khi Tổng Thống Philippines Ferdinand Marcos
Jr. lên cầm quyền vào hồi Tháng Sáu năm 2022 và tìm cách siết chặt mối liên hệ
ngoại giao và quân sự với Washington, đối thủ chính của Bắc Kinh trong cuộc
tranh giành ảnh hưởng tại vùng Biển Đông đầy tính chiến lược và giàu tài
nguyên.
Cùng ngày, một vụ đụng tàu khác xảy ra cũng gần Bãi Cạn Second Thomas,
khi một tàu quân sự Trung Quốc đụng tàu tuần duyên Philippines, giới chức
Philippines cho hay.
Manila cho biết, sau đó, một chiếc tàu tiếp tế khác của họ đã có thể tới
tiền đồn Philippines tại bãi cạn.
Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông, mà quốc tế gọi
là South China Sea (Biển Nam Hoa), trong đó bao gồm Quần Đảo Trường Sa
(Spratlys), nơi có Bãi Cạn Second Thomas. Đòi hỏi vùng biển bao la của Trung Quốc
trùng lắp với đòi hỏi của các quốc gia khác trong vùng, kể cả Philippines và Việt
Nam. (TTHN)
No comments:
Post a Comment