Căng
thẳng quan hệ Trung – Nhật nhìn từ ngành hải sản Hokkaido
Katsuji Nakazawa
- Nikkei
Asia
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên
dịch
https://nghiencuuquocte.org/2023/10/17/cang-thang-quan-he-trung-nhat-nhin-tu-nganh-hai-san-hokkaido/
Hải
sâm và sò điệp cao cấp đã mất giá vì Trung Quốc cấm nhập khẩu.
Đối với
ngư dân ở Rishiri, một hòn đảo xa xôi ngoài khơi cực bắc Hokkaido của Nhật Bản,
việc kiểm tra điện thoại thông minh để biết tin tức về Trung Quốc đã trở thành
thói quen hàng ngày. Người dân đặc biệt quan tâm đến việc Tập Cận Bình, nhà
lãnh đạo quyền lực của Trung Quốc, sẽ làm gì.
Các ngư
dân này kiếm sống nhờ hải sâm, một loại đặc sản dù có vẻ ngoài kỳ dị nhưng lại
có giá hơn 2.000 USD/kg nhờ nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng Trung Quốc.
Nhưng giờ
đây, Bắc Kinh đã cấm thủy sản của Nhật Bản, một phản ứng trước việc Nhật xả nước
đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Và giá thuỷ sản đang sụt
giảm.
Các ngư
dân chắc chắn rằng Tập là người đứng đằng sau quyết định này và chỉ có ông mới
có thể hủy bỏ nó. Theo đó, quan điểm chính trị của Tập đã trở thành chủ đề
chính trong các cuộc trò chuyện mỗi khi ngư dân ở các vùng của Hokkaido tụ tập
với nhau, dù ở trên bờ hay trên thuyền của họ.
Hokkaido,
một trong bốn hòn đảo chính của Nhật Bản, thực chất là tỉnh của Nhật Bản nằm
cách xa miền trung Trung Quốc nhất. Nó được bao quanh bởi ba vùng biển – Thái
Bình Dương, Biển Nhật Bản, và Biển Okhotsk.
Thu nhập
bình quân của ngư dân ở một số địa điểm xa xôi nhất của Nhật Bản lại thuộc hàng
cao nhất cả nước nhờ nhu cầu hải sâm khô của người Trung Quốc. © Kyodo
Ngoài hải
sâm, khu vực phía bắc Hokkaido còn nổi tiếng với sò điệp chất lượng cao, một
món ăn yêu thích khác của thực khách Trung Quốc.
Ngư dân
trên Đảo Rishiri và những người khác, sinh sống dọc theo bờ Biển Okhotsk của
Hokkaido, đã dùng thu nhập từ việc đánh bắt hải sâm và sò điệp để cho con đi học
trung học, trường dạy nghề, thậm chí là đại học ở Tokyo. Người dân sống ở những
thị trấn ven biển Hokkaido vẫn luôn tự hào là một trong những nhóm có thu nhập
bình quân cao nhất nước Nhật.
Khác với
nhiều loại hải sản khác của Nhật Bản, hải sâm và sò điệp sản xuất tại Hokkaido
là những mặt hàng quốc tế, chiếm thị phần lớn trên thị trường toàn cầu.
Phần lớn
các mặt hàng này được xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục và Hong Kong.
Rất hiếm
khi một mặt hàng quốc tế lại phụ thuộc vào số lượng thị trường xuất khẩu hạn chế
như vậy, và đó là lý do tại sao quan điểm chính trị của Tập dễ dàng ảnh hưởng đến
giá cả.
Hải sâm
siêu sang dùng trong ẩm thực Trung Quốc thường là loại hải sâm khô, được ngâm
trong nước trước khi nấu. Các món ăn phục vụ tại các nhà hàng cao cấp ở Trung
Quốc sử dụng hải sâm khô dài từ 5 đến 10 cm. Những người sành ăn Trung Quốc đặc
biệt thích loại thịt dai này.
Tuy nhiên,
chúng cực kỳ đắt tiền. Giá thị trường cho mỗi kg hải sâm dao động từ 300.000
yên đến 350.000 yên (2.000 đến 2.350 USD), thậm chí hơn, gấp nhiều lần so với
giá cá ngừ hạng sang.
Hải sâm
khô (hokkai kinko) do một ngư dân ở Cảng Cá Hondomari, Đảo Rishiri chế biến.
Đôi khi được
gọi là kim cương đen của biển, những con hải sâm lớn, có gai dài, là loại thực
phẩm cực kỳ xa xỉ mà người Trung Quốc khao khát.
Hải sâm
khô, được gọi là hokkai kinko trong tiếng Nhật, đã là một mặt hàng quốc
tế quan trọng kể từ thế kỷ 19.
Chúng bắt
đầu được buôn bán tại Motodomari, cảng cá đầu tiên phát triển trên Đảo Rishiri.
Chính người Ainu bản địa đã thu thập và chế biến những viên kim cương đen này.
Hải sâm khô
của Rishiri được người Ainu bán cho người Wajin, ở phía nam Hokkaido. Từ đó,
chúng được chuyển đến Nagasaki, phía tây Nhật Bản, rồi tiếp tục được xuất khẩu
dưới dạng đặc sản cùng với bào ngư khô và vây cá mập sang Trung Quốc đại lục,
khi đó đang dưới thời nhà Thanh.
Satoshi
Yoshida, một ngư dân 79 tuổi, là một nhân vật huyền thoại mà mọi người dân
Rishiri đều biết. Hồi thập niên 1980, ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy ngành công nghiệp hải sâm của hòn đảo, khôi phục quy trình làm khô hải
sâm. Hải sâm được luộc chín, thêm sắt để tạo màu đen, rồi đem phơi khô.
“Hồi đó,”
Yoshida nhớ lại, “thu nhập của gia đình tôi chỉ riêng từ hải sâm khô đã là 3 tới
4 triệu yên một mùa. Nó thực sự là một nguồn thu lớn vì gia đình tôi đang gặp
khó khăn về tài chính. Tôi cũng dùng một phần số tiền đó để trang trải học phí
cho các con tôi.”
Kể từ khi
Yoshida khôi phục hoạt động thương mại, giá hải sâm khô đã tăng hàng năm do cầu
tăng mạnh từ phía Trung Quốc. Mùa xuân vừa qua, giá giao dịch hải sâm nguyên liệu
ở Rishiri đã đạt mức cao kỷ lục.
Nhưng đó
là trước khi việc xả nước thải Fukushima ra Thái Bình Dương bắt đầu. Giá hải
sâm, cả khô và sống, hiện đang giảm.
Thị trường
lên xuống tương tự như những gì từng xảy ra với giá đậu nành, một loại nông sản
quốc tế hàng đầu.
Giá đậu
nành tương lai Chicago, chuẩn so sánh quốc tế, đã tăng gần gấp ba lần từ năm
2006 đến năm 2008, khi Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội. Giá tăng vọt vì người
Trung Quốc đã bắt đầu ăn uống thoải mái hơn.
Một mẻ
cá hồi mùa thu được đưa tới Cảng Cá Sarufutsu.
Khi kinh tế
Trung Quốc phát triển, người Trung Quốc bắt đầu ăn nhiều thịt gà, thịt heo, và
thịt bò hơn, đồng thời nhu cầu về đậu nành, một loại thức ăn chăn nuôi, cũng
tăng vọt. Giá cả đã leo thang khắp thế giới.
Sò điệp
cũng có giá cao trong những năm gần đây do nhu cầu tăng mạnh ở Trung Quốc. Bờ
biển Okhotsk của Hokkaido là vùng chuyên nuôi sò điệp, mặt hàng hải sản xuất khẩu
hàng đầu của tỉnh.
Làng
Sarufutsu đặc biệt nổi tiếng với món sò điệp, không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở
Trung Quốc. Nếu ghé thăm làng vào tháng 10, người ta có thể nhìn thấy các tàu
đánh bắt sò điệp với những thiết bị giống như những cái cào khổng lồ quay trở lại
cảng vào mỗi sáng. Xuất khẩu sò điệp sang Trung Quốc cũng mang lại lợi ích cho
các cảng cá Esashi và Omu, phía đông nam Sarufutsu.
Một ngư
dân địa phương ở độ tuổi 50 chuyên đánh bắt cua lông và nhiều loại cá khác nhau
từ Biển Okhotsk đã tiết lộ các món hàng này có giá trị khổng lồ đến mức nào.
Từ trái
sang phải: Sò điệp của Trung Quốc đến từ Biển Okhotsk, phía bắc đảo chính
Hokkaido ở cực bắc của Nhật Bản. Món sashimi sò điệp này được chế biến ngay tại
Cảng cá Sarufutsu.
Ngư dân
này không nuôi sò điệp nhưng khoảng 70% doanh thu của hợp tác xã đánh cá mà ông
là thành viên đến từ sò điệp. Ông đã đầu tư khoảng 3 triệu yên vào hợp tác xã
đánh cá với tư cách cá nhân, và hàng năm đều nhận được tiền lãi.
Ông cho biết
số tiền lãi hàng năm gần đây nhất là khoảng 20 triệu yên, số tiền cao nhất mà
ông từng nhận được.
Đây là lý
do tại sao thu nhập trung bình của người dân ở các thị trấn và làng dọc theo một
đoạn bờ biển của Hokkaido nhanh chóng trở thành mức cao nhất ở Nhật Bản.
Các hợp
tác xã đánh cá trong khu vực đã có thể tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học
bằng cách đưa ra mức lương cao hơn các công ty lớn trong thành phố. Tiền thưởng
cho nhân viên trẻ của họ cũng tăng mạnh.
Bản đồ
Nhật Bản
Một người
dân địa phương cho biết, các ngôi làng trong vùng cực kỳ nghèo sau Thế chiến
II, nghèo đến mức khi khách từ ngoài làng đến, họ sẽ mang theo trà của riêng
mình.
Nhưng nhu
cầu của người Trung Quốc đối với các sản vật biển địa phương đã thay đổi cuộc sống
của họ.
Điều này
giải thích tại sao ngư dân trên Đảo Rishiri và Biển Okhotsk của Hokkaido rất nhạy
cảm với các vấn đề kinh tế và chính trị quốc tế, đặc biệt là những chính sách
xuất phát từ Bắc Kinh.
Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình tại Ngày Tưởng niệm Liệt sĩ 30/9. Ngư dân Hokkaido chắc
chắn rằng ông đứng sau quyết định cấm nhập khẩu sản phẩm thủy sản Nhật Bản. ©
Kyodo
Họ không
chỉ chú ý đến khía cạnh chính trị của Tập mà còn cả nền kinh tế Trung Quốc.
Một phần
nguyên nhân của suy thoái kinh tế ở Trung Quốc chính là các chính sách kinh tế
được áp dụng theo sáng kiến của Tập Cận Bình. Ngư dân Nhật Bản tin rằng mức độ
nghiêm trọng của suy thoái kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến thời hạn của lệnh
cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm hải sản Nhật Bản.
“Tập Cận
Bình là người có đường lối cứng rắn. Ông ấy sẽ không chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu
mà mình đã quyết định một cách quá dễ dàng,” một ngư dân nhận định vào tháng 10
trong một cuộc thảo luận sôi nổi cùng với các đồng nghiệp trên một bãi biển.
“Không,
không,” một người khác nói, “Trung Quốc đang trong tình trạng suy thoái kinh tế
nghiêm trọng đến mức lệnh cấm nhập khẩu chắc chắn sẽ sớm được giảm bớt. Bởi sẽ
thật khủng khiếp nếu việc làm cũng bị mất đột ngột tại các nhà máy chế biến thủy
sản [ở Trung Quốc] và tình trạng thất nghiệp trở nên tồi tệ hơn.”
Người ta
hy vọng rằng một số biện pháp có thể sớm được triển khai để nới lỏng lệnh cấm
nhập khẩu, do cầu sò điệp thường tăng vào cuối năm và trước kỳ nghỉ Tết Nguyên
đán.
Giá giao dịch
sò điệp từ Biển Okhotsk của Hokkaido đã tăng lên mức cao kỷ lục vào năm ngoái,
nhưng trong một số trường hợp, giá đã giảm khoảng 30% kể từ khi có lệnh cấm nhập
khẩu của Trung Quốc.
Nếu nền
chính trị Trung Quốc hoặc nền kinh tế suy thoái của nước này làm lung lay vị thế
của Tập, sinh kế của ngư dân đánh bắt hải sâm trên Đảo Rishiri và ngư dân đánh
bắt sò điệp gần đó cũng có thể thay đổi.
Suốt hàng
chục năm qua, nền kinh tế ở phía bắc Hokkaido có mối liên hệ chặt chẽ với chính
trị Trung Quốc, nhưng nếu ngành đánh bắt cá của tỉnh này muốn phát triển theo
hướng bền vững hơn thì họ sẽ phải giảm phụ thuộc vào giới nhà giàu Trung Quốc,
bắt đầu phát triển các thị trường xuất khẩu khác, và tìm cách làm hài lòng những
người Nhật Bản yêu thích hải sản.
“Tôi hy vọng
cầu ở Nhật Bản sẽ tăng do lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc,” một ngư dân phía
bắc Hokkaido cho biết. “Sẽ thật tuyệt nếu chúng tôi có thể cung cấp các sản phẩm
của mình, bao gồm cả sò điệp, với giá cả hợp lý để bảo tồn văn hóa ăn cá của
người Nhật.”
Một quan
chức trong ngành phân phối cũng có vẻ đồng ý chấp nhận mức giá thấp hơn. “Nếu
giá sò điệp giảm sau thời gian kẹt ở mức cao,” quan chức này cho biết, “chúng
tôi tin tưởng rằng mình sẽ có thể bán được nhiều hơn cho các hộ gia đình bình
thường trong nước.”
Tuy nhiên,
vì sinh kế và sự an tâm của ngư dân, cầu trong nước phải được thúc đẩy một cách
bền vững chứ không chỉ mang tính tạm thời.
----------------------------------
Katsuji
Nakazawa là nhà
báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành
bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn
phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.
No comments:
Post a Comment