Các
băng nhóm người Việt đang tiêu diệt loài động vật cỡ lớn châu Phi
Asia Sentinel by
Gregory McCann – September 29, 2023
Ba
Sàm lược
dịch
October
2, 2023
https://huuvinhbasam.files.wordpress.com/2023/10/image-3.png
Các
nhóm săn trộm vươn vòi tới những ngóc ngách xa xôi nhất của lục địa này
Theo
một cuộc điều tra bí mật gần đây của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) về nguồn
cung ứng, đóng gói và vận chuyển ngà voi và sừng tê giác, các băng nhóm người
Việt đóng vai trò cực kỳ tinh vi trong hoạt động buôn lậu ngà voi, sừng tê
giác, vảy tê tê và các sản phẩm động vật hoang dã khác, thông qua một mê cung
phức tạp các tuyến đường vận chuyển từ nhiều cảng châu Phi đến Malaysia, sau đó
qua Lào và cuối cùng bằng đường bộ vào Việt Nam.
Những
con số thật đáng kinh ngạc. Kể từ năm 2009, 11.414 con voi đã bị giết thịt, “xử
lý” ngà và ngâm trong sáp trước khi giấu trong gỗ và thạch anh, rồi được gửi
qua các nhân viên hải quan nhận hối lộ ở các quốc gia như Mozambique, Nigeria
và Tanzania, trước khi đến tay các quan chức cũng ăn hối lộ tương tự ở Kuala
Lumpur và Johor, theo báo cáo, có tựa đề Phơi bày con rắn nhiều đầu: vai trò
ngày càng tăng của các băng nhóm người Việt trong hoạt động buôn bán ngà voi. Ở
đó, những “Chuyên gia Vận chuyển”, như Teo Boon Ching mới bị bắt gần đây, sẽ
tiếp quản.
Teo
gần đây đã bị dẫn độ từ Thái Lan sang Hoa Kỳ và bị phạt tù 18 tháng vì cố gắng
bán sừng tê giác cho khách hàng ở Thành phố New York, đóng gói hàng hóa bất hợp
pháp và gửi tiếp đến Sân bay Quốc tế Wattay ở Viêng Chăn, nơi mà các mối quan
hệ và tiền bạc có thể được thông qua hải quan, chất lên xe tải rồi lăn bánh về
phía đông bắc để đến Việt Nam. Ở Việt Nam, cảnh sát và các quan chức khác cũng cần
phải được đền bù, tất cả đều được tính vào giá ngà voi và sừng tê giác.
Có
lẽ khía cạnh ấn tượng nhất trong báo cáo của EIA là chín bức chân dung rất chi
tiết về thủ phạm chính của tổ chức. Những cá nhân này bao gồm Phan Chi, người
đứng đầu một tổ chức dường như hoạt động không bị trừng phạt và có quan hệ thân
thiết với các quan chức cấp cao ở một số nước châu Phi cũng như ở Việt Nam,
sống xa hoa bằng “visa nghỉ hưu” ở Nam Phi, cho đến “những người điều hành độc
lập” tìm kiếm những ngôi làng xa xôi ở châu Phi để khuyến khích và thúc đẩy
người dân địa phương săn voi, cho đến “chuyên gia vận chuyển” Teo Boon Ching
nói trên, hiện đang thụ án trong một nhà tù ở Hoa Kỳ, cho đến những “công nhân”
như Dương Van Dang nhập khẩu thạch anh từ Việt Nam sang châu Phi chuyên cất
giấu ngà voi, sừng tê giác. Dang cũng rất thành thạo trong việc sử dụng gỗ để
làm vỏ bọc tương tự và được anh trai dạy cách dán sản phẩm bằng sáp trước.
Rõ
ràng có mối nguy hiểm đáng kể khi đi sâu vào hoạt động bí mật này, khi thực sự
gặp gỡ các thành viên của tổ chức, thu thập các đoạn video bí mật về hoạt động
của họ – bao gồm cả đống ngà voi – đề xuất các thỏa thuận với họ để có được
quyền truy cập vào tài liệu và chi tiết về phương thức vận chuyển bất hợp pháp
của họ, và thậm chí có được ảnh của họ. Phan Chi khoe có một đoàn tùy tùng gồm
10 “chiến binh” riêng đã giúp anh ta trốn tránh mọi hành động pháp lý và có thể
thu mua 15 tấn ngà voi mỗi tháng, vì vậy các điều tra viên của EIA rất được
khen ngợi vì công việc xuất sắc và dũng cảm của họ.
Một
đặc điểm đáng lo ngại trong báo cáo là Malaysia và Lào đóng vai trò nổi bật như
thế nào với tư cách là những trung tâm vận tải quan trọng và tình trạng tham
nhũng dường như đã ăn sâu tại các sân bay và các trung tâm khác ở các quốc gia
này. EIA trước đây đã chỉ ra Đặc khu kinh tế của Lào, hay còn gọi là SEZ, ở
tỉnh Bokeo là điểm nóng của hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp;
nơi các chủ nhà hàng Trung Quốc bán thịt hổ, rượu hổ, bàn chân gấu, tê tê và
các loài được bảo vệ khác mà không bị trừng phạt. Ông trùm Trung Quốc và “trùm
ma túy” Zhao Wei, người bị chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt, cũng bị cáo buộc nhúng
tay vào hoạt động mại dâm trẻ em và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp,
khiến sòng bạc Kings Romans và “khu nghỉ dưỡng” du lịch của ông ta trở thành
một địa ngục cho nhiều loại tội phạm. Truyền thông địa phương ở Thái Lan đưa
tin rằng các xác chết trôi xuôi sông MeKong, một số không đầu, dường như đến từ
hướng Lào.
Cùng
với mức độ tham nhũng được mô tả trong báo cáo của EIA về việc Lào là trung tâm
vận chuyển ngà voi và sừng tê giác quan trọng đến Việt Nam (một số trong đó
chuyển sang Trung Quốc), quy mô của hoạt động bất hợp pháp diễn ra ở quốc gia
không có biển có thể vượt xa bảng xếp hạng đến mức khó có thể hiểu được.
Mọi
quốc gia châu Phi đều là mục tiêu của các băng nhóm người Việt, với “ngà vàng”
quý hiếm được thu mua từ loài voi rừng có nguy cơ tuyệt chủng ở Cameroon. Quần
thể voi và tê giác của Mozambique đang trở nên cạn kiệt do hoạt động của các tổ
chức này, đến mức phần lớn nguồn cung hiện nay có thể đến từ các khu bảo tồn
động vật hoang dã ở Nam Phi. Các băng nhóm này đang tiến hành một cuộc chiến
tranh đối với động vật cỡ lớn ở Châu Phi, và hối lộ và tham nhũng đã biến tất
cả thành hiện thực. Thật đáng kinh ngạc khi nhận ra rằng công việc tồi tệ của
một số ít tội phạm gian ác hoàn toàn có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số
loài động vật lớn nhất và hùng vĩ nhất trên hành tinh: voi và tê giác châu Phi.
Nhưng
vụ bắt giữ và bỏ tù gần đây của nhân vật chủ chốt Teo, người được ghi lại trên
video, khoe khoang về khả năng tránh bị chính quyền phát hiện ở bất cứ đâu,
mang đến một tia hy vọng. Tên và hoạt động cụ thể của những tay chơi chủ chốt
đã được làm rõ nhờ nỗ lực của EIA và thông tin nằm trong tay các cơ quan chức
năng có liên quan ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ. Chính phủ của các quốc gia này có
trách nhiệm đưa chúng vào sổ đen, ra trước công lý và cứu động vật hoang dã ở
Châu Phi trước khi quá muộn.
Gregory
McCann là trợ lý giáo sư tại một trường đại học Đài Loan và là tác giả của cuốn
sách Được linh hồn núi gọi đi: Hành trình đến Hành lang xanh.
No comments:
Post a Comment