Bộ
Công an: Bà Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt vì "chiếm đoạt tài liệu của" của
EVN
RFA
30-09-2023
Bà
Ngô Thị Tố Nhiên- Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sáng kiến về chuyển dịch
năng lượng Việt Nam (VIETSE), đã bị bắt từ ngày 25/9 vừa qua.
Bà
Ngô Thị Tố Nhiên - Giám đốc điều hành VIETSE (VIETSE)
Người
phát ngôn Bộ Công an Việt Nam- Trung tướng Tô Ân Xô thừa nhận biện pháp vừa nêu
tại cuộc họp báo Chính phủ vào chiều ngày 30/9. Ngoài bà Nhiên, Công an Việt
Nam cũng bắt giữ hai cán bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ông
Tô Ân Xô cho biết bà Ngô Thị Tố Nhiên bị khởi tố, bị bắt giam theo cáo buộc
“chiếm đoạt tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 342 Bộ Luật Hình
sự Việt Nam.
Hai
cán bộ EVN bị bắt cùng với bà Nhiên là ông Dương Đức Việt- chuyên viên cao cấp
Ban Quản lý đầu tư thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia của EVN và ông
Lê Quốc Anh- Trưởng phòng Phân tích hệ thống Công ty tư vấn điện 1 của EVN.
Theo
người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam, Tô Ân Xô, từ năm 2020, bà Ngô Thị Tố Nhiên
biết hai ông Dương Đức Việt và Lâ Quốc Anh có quyền tiếp cận tài liệu liên qua
hoạch định chính sách phát triển lưới điện của EVN, đường lưới điện 500kW và
đường lưới điện 220kW nên đã ký hợp đồng lao động, hợp đồng chuyên gia với hai
ông này theo hình thức trả lương bán thời gian.
Những
tài liệu mà hai ông Dương Đức Việt và Lê Quốc Anh cung cấp cho VIETSE bị Bộ
Công an cho là tài liệu nội bộ, không được chia sẻ.
Tại
cuộc họp báo Chính phủ Hà Nội vào chiều ngày 30/9, ông Tô Ân Xô cho rằng ngay
sau khi có tin bà Ngô thị Tố Nhiên bị bắt, nhiều cơ quan truyền thông và một số
tổ chức ở nước ngoài loan tải biện pháp bắt giữ các nhà hoạt động vì môi
trường. Ông Xô cho rằng đó là luận điệu xuyên tạc mà Hà Nội bác bỏ và xem là
hành vi can thiệp vào hoạt động của Việt Nam.
Như
tin RFA loan ngày 20/9 dẫn nguồn Project 88, bà Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt giữ hôm
15/9.
Theo
Project 88, bà Nhiên "có hơn 20 năm kinh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
chuyên môn về năng lượng và kinh tế môi trường, mô hình năng lượng, chính sách
năng lượng và đánh giá các công nghệ năng lượng carbon thấp".
AP
dẫn lời ông Ben Swanton – đồng Giám đốc Project 88 – nhận định: “Việc bắt giữ
bà Nhiên là dấu hiệu quan trọng cho thấy việc nghiên cứu chính sách năng lượng
tại Việt Nam hiện nay là không được phép.”
Bà
Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường thứ hai bị bắt giữ trong năm nay
tại Việt Nam sau trường hợp bà Hoàng Thị Minh Hồng của tổ chức phi lợi nhuận
CHANGE bị bắt vào ngày 30/5 vừa qua với cáo buộc tội “Trốn thuế”. Bà Hồng bị
tuyên án 3 năm tù hổm 28/9/2023 .
Đây
cũng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bắt giữ trong vòng hơn
hai năm qua. Năm người bị bắt trước đó đều bị cáo buộc tội “Trốn thuế”. Các tổ
chức quốc tế đã lên án các vụ bắt giữ và kết án tù những nhà hoạt động này là
có động cơ chính trị.
VIETSE
là môt tổ chức nghiên cứu độc lập được thành lập vào cuối năm 2018 với các hoạt
động nghiên cứu liên quan đến việc chuyển dịch hệ thống năng lượng quốc gia
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và có độ tin cậy cao.
Theo
AP, khi bị bắt giữ, bà Nhiên đang làm việc với tổ chức Chương trình Phát triển
Liên Hiệp Quốc để giúp Việt Nam thực hiện cam kết thỏa thuận về Đối tác Chuyển
đổi Năng lượng (JETP) mà Việt Nam vừa đạt được hồi cuối năm ngoái với Nhóm các
đối tác quốc tế (IPG) gồm Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Vương quốc Anh,
Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Đan Mạch và Na Uy.
Theo
thỏa thuận này, các đối tác sẽ giúp Việt Nam hơn 15 tỷ đô la để thực hiện việc
chuyển đổi năng lượng bền vững từ sử dụng than sang các nguyên liệu thân thiện
với môi trường.
Hôm
10/9 vừa qua, nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam, Hà Nội
đã trả tự do cho một trong số năm nhà hoạt động môi trường đang bị giam giữ là
nhà báo Mai Phan Lợi 18 tháng trước thời hạn tù bốn năm với cáo buộc tội “Trốn
thuế”. Ông Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Trung tâm Truyền thông
Giáo dục Cộng đồng (MEC).
----------------------
Tin,
bài liên quan
TIN
VIỆT NAM
Liên
Hiệp Quốc quan ngại việc Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố
Nhiên
No comments:
Post a Comment