Vì có ngày 3.2.1930 thành lập đảng cộng sản Đông Dương, một chi bộ của
Quốc tê cộng sản nên sau đó lần lượt có những ngày thành lập các tổ chức quần
chúng của đảng cộng sản.
Có ngày 26 tháng ba, năm 1931, ngày ra đời nghị quyết của đảng cộng sản
Đông Dương về việc vận động, tập hợp thanh niên tham gia vào cuộc cách mạng của
đảng cộng sản. Ngày 26 tháng ba liền được coi là ngày ra đời đoàn Thanh niên cộng
sản và ngày 26 tháng ba trở thành ngày Thanh Niên Việt Nam.
Có ngày 20 tháng mười, năm 1930, ngày đảng cộng sản Đông Dương khai
sinh ra tổ chức phụ nữ hoạt động cộng sản được gọi là hội Phụ Nữ Phản Đế và
ngày 20 tháng mười trở thành ngày thành lập hội Hiên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam.
Mãi đến năm 2010, trong văn bản số 382-TB/TW, ban Bí Thư thuộc ban chấp
hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam mới chính thức cho phép lấy ngày 20
tháng mười hàng năm là ngày Phụ Nữ Việt Nam.
Những ngày được gọi là ngày Thanh Niên Việt Nam, 26 tháng ba, ngày Phụ
Nữ Việt Nam 20 tháng mười đều ra đời từ nghị quyết, từ văn bản cho phép của đảng
cộng sản Việt Nam.
Trước văn bản của ban Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam cho phép lấy ngày
20.10 là ngày Phụ Nữ Việt Nam cả thế kỉ, từ đầu thế kỉ 20 khi xã hội Việt Nam mới
chập chững bước vào văn minh đô thị, hàng năm, trí thức và người dân đô thị từ
Hà Nội đến Sài Gòn đều thành kính làm lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng vào ngày 8
tháng ba. Từ đó ngày 8 tháng ba đã được coi là ngày Phụ Nữ Việt Nam.
Ngày Phụ Nữ Việt Nam, ngày 8 tháng ba có từ trong xa thẳm lịch sử hào
hùng bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của tổ tiên người Việt.
Năm Canh Tý, lịch Tây là năm 40, Thi Sách, quan huyện lệnh Châu Diên,
ngày nay là Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, dựng cờ khởi nghĩa chống thái thú Tô Định nhà
Đông Hán, giành quyền tự trị cho nhà nước Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Thi Sách bị giết.
Vợ Thi Sách là bà Trưng Trắc, con gái một lạc tướng người làng Mê
Linh, thuộc Phong Châu, sau là làng Hà Lôi, phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên,
nay thuộc Hà Nội, cùng em gái là Trưng Nhị nối chí Thi Sách, truyền hịch tập
hợp dân Giao Chỉ chống giặc Đông Hán.
Các lạc tướng, tộc trưởng cả nước đều hưởng ứng dẫn dân binh theo hai
Bà Trưng. Bừng bừng khí thế cả nước đánh giặc. Quân Hai Bà Trưng tiến đến
đâu, quân Đông Hán đều tan vỡ, bỏ chạy. Tô Định cùng tàn quân tháo chạy về nước.
Các lạc tướng, tộc trưởng liền nghị bàn, đồng lòng tôn Bà Trưng Trắc lên ngôi
vua, đóng đô ở Mê Linh năm Canh Tý, theo lịch tây là năm 40.
Năm sau Tân Sữu, năm 41 lịch Tây, Mã Viện kéo hai mươi vạn quân sang
tái lập ách đô hộ Giao Chỉ không thành. Năm 42, Nhâm Dần, có thêm năm vạn viện
binh, Mã Viện kéo hai mươi nhăm vạn quân vây thành Mê Linh. Thành vỡ. Hai Bà
Trưng rút chạy về phía Tây. Ngày 6 tháng hai năm Quý Mão, lịch Tây là năm 43,
chạy đến khúc sông Hát, một nhánh phía Nam sông Hồng thuộc huyện Phúc Thọ, Sơn
Tây, nay thuộc Hà Nội, Hai Bà gieo mình xuống sông tuẫn tiết.
Ngày 6 tháng hai lịch ta hàng năm giao động quanh ngày 8 tháng ba lịch
Tây. Từ đầu thế kỉ 20 khi xã hội Việt Nam ngập ngừng bước vào văn minh công
nghiệp, văn minh đô thị, làm việc, sinh hoạt theo lịch Tây, ngày 8 tháng ba tưởng
niệm, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng trở thành ngày lịch sử, ngày lễ ổn đinh hàng
năm và trong lòng người dân Việt Nam, ngày 8 tháng ba hàng năm đã trở thành
Ngày Phụ Nữ Việt Nam.
Ngày 8 tháng ba cũng là ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Ngày Phụ Nữ Việt Nam trùng
với ngày Phụ Nữ Quốc Tế là sự hoà nhập của xã hội Việt Nam với thế giới. Phụ nữ
Việt Nam từ xã hội trọng nam khinh nữ nay sánh vai với phụ nữ thế giới, sánh
vai cùng một nửa nhân loại đưa xã hội loài người đến những nền văn minh rực rỡ,
văn minh công nghiệp, văn minh tin học.
Chỉ có ngày 8 tháng ba mới thực sự xứng đáng là ngày Phụ Nữ Việt Nam.
.
No comments:
Post a Comment