Bình luận về Dự án
giao thông thủy Funan – Techo nối sông Mekong với biển ở Campuchia
Chuyên
gia độc lập tài nguyên nước và môi trường
16 Tháng
Mười, 2023
Thông
tin chung của Dự án
Theo thông
tin từ Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong, Ủy ban sông Mekong Campuchia đã gửi thư số
CNMC 731/23 ngày 08/8/2023 về việc thông báo Dự án đường thủy nội địa “Kênh
Funan-Techo”. Dự án thực hiện thành 02 đoạn. Đoạn đầu có điểm tại dòng suối tự
nhiên Preak Takeo nằm ở quận Kien Svay và kết nối với dòng suối tự nhiên Preak
Ta Ek tại huyện Saang tỉnh Kandal. Đoạn thứ 2 bắt đầu tại dòng tự nhiên Preak
Ta Hing tại Koh Thom tỉnh Kandal và kết nối với dòng suối đã có của tỉnh Takeo,
Kampot và Kep. Đoạn thứ nhất của dự án nằm trên dòng nhánh Mekong, đoạn thứ hai
nằm trên phần phụ lưu sông Bassac (cùng là dòng nhánh Mekong). Mục đích của dự
án để vận tải và kết nối giao thông thủy nội địa. Dự án khởi động xây dựng vảo
năm 2024, hoàn thành năm 2027 và đi vào hoạt động năm 2028.
Đề xuất cải
tạo dự án đường thủy nội địa “Kênh Funan – Techo” bao phủ hoàn toàn tuyến đường
thủy nội địa lịch sử được xây dựng và sử dụng kể từ thời Đế quốc Phù Nam-Khmer,
khoảng năm 500 TCN cho đến nay. Công việc phục hồi và cải thiện là cần thiết để
tăng cường năng lực đường thủy nội địa và kết nối giao thông. Chiều dài tổng cộng
của tuyến kênh là 180km, kết nối các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep.
Mục tiêu
chính của dự án cải tạo giao thông thủy này là kết nối lại các tuyến đường thủy
nội địa lịch sử và giao thông vận tải tự nhiên cộng đồng địa phương Campuchia.
Dự án phát triển này phù hợp với các cam kết của Campuchia theo Điều 1 và 2 của
Hiệp định Mekong 1995 và phù hợp với các nguyên tắc của bình đẳng về chủ quyền,
tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp.
Tuyến kênh
có độ sâu 4,7m, rộng 50m, phục vụ cho tàu 1000 tấn. Có 3 cống với khẩu độ dài
135m, rộng 18m, sâu 5,8m. Do xây dựng 3 âu thuyền dọc kênh nên lượng nước xả của
kênh sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả. Lưu lượng xả nước tối đa cho cống là
3,6 m3/s, không đáng kể so với lưu lượng nước của hệ thống sông
Mekong. Theo tính toán của dự án như vậy, sẽ không có tác động đáng kể đến lưu
lượng dòng chảy của hệ thống sông Mekong. Dự án xây dựng 3 âu thuyền nhằm kiểm
soát lưu lượng nước trên kênh, giúp tàu thuyền đi lại và kiểm soát dòng nước
sông Bassac chảy qua kênh ra biển và chống xâm nhập mặn từ biển.
Các biện
pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường sẽ được tính đến theo tiêu chuẩn quốc tế,
nhằm nâng cao năng lực bảo tồn và phủ thực vật và giảm thiểu xói mòn đất và đạt
được hiệu quả kiểm soát ô nhiễm trong quá trình xây dựng và vận hành.
http://vanviet.info/wp-content/uploads/2023/10/clip_image002_thumb5.jpg
Sơ họa
vị trí các công trình trên kênh
Phản
ứng của Việt Nam
Phía Việt
Nam đã chủ động giao cho nhiều cơ quan tham mưu như Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Uỷ ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn nghiên cứu
đánh giá về tác động của kênh Funan – Techo (GTT) đối với Đồng bằng sông Cửu
Long. Tôi đã đọc ba báo cáo của Tổng cục Khí tượng – Thuỷ văn, Viện Quy hoạch
Thuỷ lợi miền Nam và Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam (gọi chung là phía Việt
Nam) có một số nhận xét như sau:
Khi góp ý
đánh giá, phía Việt Nam nêu lên các quan ngại là chính xác nhưng cần tránh xu
thế coi việc gì bạn làm cũng đều xấu và tìm lý do để phản đối kịch liệt, mặc dù
chưa có nghiên cứu, phân tích cặn kẽ, thí dụ như số liệu hiện đã có về địa hình
của tuyến kênh và các ô ruộng lấy nước dọc kênh thế nào, chế độ triều ở cửa biển
Campuchia ra sao… Có lẽ chiến lược ngoại giao như vậy không còn phù hợp trong
giai đoạn hiện nay nữa.
Nếu phê
phán nặng nề tuyến kênh này về tác động thay đổi môi trường, dòng chảy, mặn, bồi
xói ở hạ lưu… thì phía Campuchia có thể so sánh với các tuyến kênh Việt Nam đào
và mở rộng trong vùng thượng lưu của đồng bằng sông Cửu Long, ví dụ: Kinh Hồng
Ngự rẽ nước ra Vàm Cỏ Tây, kênh T5 Võ Văn Kiệt rẽ nước ra biển Tây và nhiều
kênh khác còn lấy đi lượng nước nhiều hơn nhưng vì sao Việt Nam không lo cho
các vấn đề đó ở các tỉnh hạ lưu sông Tiền sông Hậu mà lại phản đối tuyến kênh
xa hơn ở Campuchia?
Ngoài ra,
các nhà máy thuỷ điện của Việt Nam ở Sesan, Srepok cũng đã tác động lớn đến
Campuchia. Đặc biệt, theo Hiệp định Mekong (MRC) phía Campuchia có toàn quyền sử
dụng nguồn nước sông nhánh của sông Mekong không cần thông báo trước. Phía Thái
Lan và Lào không bị tác động bởi kênh Funan – Techo, nên có thể chỉ yêu cầu dự
án đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới. Nếu đây là một tuyến kênh cải
tạo dựa trên các sông rạch nhánh có sẵn từ nhiều năm trước thì Cambochia sẽ thực
hiện đúng theo Hiệp định Mekong.
Ngay từ hồi
tháng 5, 2023 Campuchia đã duyệt kế hoạch nghiên cứu khả thi cho dự án này
https://kiripost.com/stories/cambodia-in-depth-study-into-17b-shipping-canal-given-green-light
https://www.youtube.com/watch?v=QOuB8EJM_ro&ab_channel=CambodiaEvents
“the
feasibility study for the project is divided into two phases with a total
duration of 26 months, including: Phase 1, preliminary study for 14 months and
Phase 2 for feasibility study of 12 months.” Như vậy, đến tháng 8, khi thông
báo cho Ủy ban Mekong, họ đã có nhiều thông tin và báo cáo rõ ràng một số việc
của nghiên cứu khả thi.
Về khả
năng mở rộng kênh đào này lớn hơn hoặc bồi xói thành sông lớn thì phải xem điều
kiện địa hình địa chất của đường kênh đi qua. Trong địa bàn Campuchia, phía Tây
Bắc đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng núi và ngay sát ven biển cũng vậy, do
đó không chắc lòng kênh sẽ dễ dàng tự mở rộng do xói lở giống như đồng bằng non
trẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu Campuchia có mục đích mở rộng tuyến kênh này cho
tàu trọng tải lớn hơn thì với sự giúp đỡ của Trung Quốc, đó là điều hoàn toàn
trong tầm tay. Đây là vấn đề chúng ta cần quan tâm xem xét, đánh giá.
Ngoài ra,
cũng cần xem nếu dòng chảy và thủy thế thuận lợi thì tại sao Campuchia phải làm
3 âu thuyền, nhất là âu 2 ở Takeo và âu 3 ở gần ven biển: Có phải là do thủy thế
không đủ để dòng chảy tạo độ sâu cho tàu đi qua, nên tàu phải vào âu và đợi nước
vào mới đi tiếp được? Như vậy, có thể trong mùa kiệt, cần coi lại ý kiến của
phía Việt Nam là “Trong trường hợp bất lợi nhất khi các cống mở cho giao thông
thủy tự do thì khả năng mất nước là khá lớn.”.
Phía Việt
Nam cần nhất quán, như nói ở đoạn về dòng chảy: “Tuy nhiên, trong trường hợp bất
lợi, nếu các cống âu được mở tự do thì khả năng mất nước trong mùa kiệt chiếm
khoảng trên dưới 2% lưu lượng về ĐBSCL.” Nhưng đến đoạn tác động thì lại chỉ so
sánh riêng sông Hậu và nói “Sơ bộ ước tính lưu lượng khai thác có thể lên đến
150 m3/s chiếm khoảng 30% lưu lượng về sông Hậu trong mùa kiệt; điều
này có thể tác động nhiều đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn của ĐBSCL.”
nhưng thực ra nếu lưu lượng sông Hậu giảm nhiều thì nước sông Tiền sẽ chảy qua
các kênh rạch và sông Vàm Nao bù vào.
Kiểm
nghiệm của chuyên gia độc lập
Phía Việt
Nam nên kiểm nghiệm lại các đánh giá nhận xét ban đầu, ví dụ như có sự nhầm lẫn
gì đấy mà có tính toán lại cho ra kết quả lưu lượng mất đi mùa kiệt lớn hơn mùa
lũ? Nói chung, theo các đánh giá sơ bộ hiện nay khi có dự án kênh Funan – Techo
và tưới cho khoảng 70 nghìn ha (theo quy hoạch): Sụt giảm nguồn nước mùa khô tại
Tân Châu + Châu Đốc khoảng từ 100-150 m3/s tuỳ theo năm. Mực nước sụt
giảm lớn nhất 5-10 cm. Sông Hậu sẽ bị sụt giảm mạnh hơn với mức giảm khoảng
7-12% dẫn đến mặn xâm nhập sâu hơn từ 1-3 km
Sụt giảm
nguồn nước mùa lũ tại Tân Châu + Châu Đốc khoảng từ 200-900 m3/s tuỳ
theo năm. Mực nước sụt giảm lớn nhất 5-15cm. Sông Hậu sẽ bị sụt giảm mạnh hơn với
mức giảm khoảng 4-5%. Tuy nhiên, các tính toán này còn cần kiểm tra lại về số
liệu, cách vận hành các âu thuyền và các giả thuyết về sử dụng nước và năm nhiều
nước, ít nước hay trung bình.
Lời
kết
Phía Việt
Nam cần phối hợp giữa các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp
& Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông – Vận tải nghiên cứu thêm lý do phía
Campuchia phải đưa âu tàu với kinh phí tốn kém và làm chậm trễ giao thông nhưng
hạn chế lưu lượng chảy qua kênh vào dự án.
Xin lưu ý
tính lưu lượng Q mô hình ra… sai số mô hình khác nhau về Q khá lớn (xưa nay,
khi điều chỉnh mô hình về Q là bị dao động lớn). Do đó cần kiểm tra kỹ các biến
động của Qmax tính toán theo các mô hình.
Ngoài ra,
cần trao đổi kỹ với phía Campuchia về cách sử dụng tuyến kênh này với 3 âu thuyền,
phối hợp với tuyến giao thông thủy hiện nay qua cảng Cái Mép lên Phnom Penh mà
chắc chắn Campuchia vẫn cần vì cho phép tàu trọng tải lớn hơn tuy quãng đường
xa hơn và trở ngại phần nào về thời gian bởi dòng chảy thủy triều.
Tuy nhiên,
trở ngại là tuyến sông Hậu xa hơn, và dòng chảy thủy triều mạnh trên đoạn sông
từ cửa biển đến biên giới Việt Nam – Campuchia làm trở ngại thời gian di chuyển,
có khi phải đợi con nước nên chậm trễ hơn đi theo tuyến kênh với dòng chảy tốc
độ chậm không ảnh hưởng thủy triều.
Thông qua
hệ thống ngoại giao, Ủy ban sông Mekong Việt Nam nên sớm tiến hành trao đổi thảo
luận, đàm phán và thông báo về quan ngại của Việt Nam về các dự án khai thác, sử
dụng nguồn nước sông Mekong ở thượng lưu, đặc biệt là dự án tuyến đường nội thủy
tại Campuchia. Trước mắt, yêu cầu bạn thông báo cập nhật đầy đủ các thông tin, dữ
liệu kể cả báo cáo đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới.
Phía Việt
Nam cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành lĩnh vực tài nguyên nước, giao thông vận
tải, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá các tác động cụ
thể để có giải pháp ứng phó hành động phù hợp.
No comments:
Post a Comment