Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Matxcơva gặp Tổng thống Nga
Putin
Reuters
Cù Tuấn dịch
(Reuters) – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bay
tới Mátxcơva hôm nay 20/3, nơi ông dự kiến sẽ nhấn mạnh vai trò của Bắc Kinh với
tư cách là một người hòa giải tiềm năng trong cuộc chiến Ukraine trong khi
Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng nhận được sự ủng hộ trước sức ép của
phương Tây.
Ông Tập sẽ là nhà lãnh đạo quốc gia đầu tiên bắt tay ông Putin kể từ
khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông hôm thứ Sáu 17/3 về
việc trục xuất trẻ em Ukraine sang Nga kể từ sau cuộc xâm lược toàn diện của
ông.
Mátxcơva cho biết cáo buộc này là một trong một số "màn trình diễn
thù địch rõ ràng" trong khi Bắc Kinh cho rằng nó phản ánh tiêu chuẩn kép.
Nga đang giới thiệu chuyến đi của Tập Cận Bình, chuyến đi đầu tiên của
ông kể từ khi đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có trong tháng này, như một bằng
chứng cho thấy họ có một người bạn hùng mạnh trong cuộc đối đầu với một phương
Tây thù địch.
"Chúng ta có thể cảm nhận được bối cảnh địa chính trị ở thế giới
bên ngoài đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ", Putin nói trong một bài
báo trên Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đăng trên trang web của Điện Kremlin,
đồng thời cho biết thêm rằng ông rất kỳ vọng vào chuyến thăm từ "người bạn
cũ tốt" của mình.
Đối với ông Tập, chuyến thăm này tăng cường thắt chặt ngoại giao.
Trung Quốc đã đưa ra đề xuất 12 điểm nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng
Ukraine, nhưng đồng thời tăng cường quan hệ với Mátxcơva.
Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc của phương Tây rằng họ đang
lên kế hoạch trang bị vũ khí cho Nga nhưng nói rằng họ muốn có quan hệ đối tác
năng lượng chặt chẽ hơn sau khi tăng cường nhập khẩu than, khí đốt và dầu mỏ của
Nga.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đồng nghĩa với dầu Nga giá rẻ
hơn, đã tiết kiệm cho Bắc Kinh hàng tỷ đô la.
Truyền hình nhà nước Nga cho thấy ông Tập đến sân bay Vnukovo của
Mátxcơva vào chiều thứ Hai. Ông dự kiến có cuộc hội đàm "không chính thức"
với Putin, sau đó là bữa tối.
Các cuộc đàm phán chính thức được lên kế hoạch vào thứ Ba 21/3.
Ông Tập đã nói trong một bài báo xuất bản ở Nga rằng hai nước tuân thủ
khái niệm "tình hữu nghị vĩnh cửu và hợp tác cùng có lợi" và đề xuất
hòa bình Ukraine của Trung Quốc, được đưa ra vào tháng trước, phản ánh quan điểm
toàn cầu.
“Các vấn đề phức tạp không thể có giải pháp đơn giản,” ông Tập nói trên
tờ Rossiiskaya Gazeta, nhật báo do chính phủ Nga xuất bản, theo bản dịch của
Reuters từ tiếng Nga.
================================================
.
.
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga vì « hợp tác và hòa bình »
Minh Anh - RFI
Đăng ngày: 20/03/2023 - 11:22
Hôm nay, 20/03/2023, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đến Matxcơva gặp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm
cấp Nhà nước kéo dài ba ngày, từ 20-22/3/2023. Cuộc gặp này diễn ra trong bối cảnh
xung đột Nga – Ukraina vẫn kéo dài và Tòa án Hình sự Quốc tế vừa phát lệnh bắt
giữ tổng thống Nga về tội ác chiến tranh.
Ảnh tư liệu: Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi với chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO),
Samarkand, Uzbekistan, ngày 16/09/2022. via REUTERS - SPUTNIK
AFP ghi nhận, đây là chuyến thăm Nga đầu tiên
của lãnh đạo Trung Quốc từ bốn năm qua.
Theo thông báo của phát ngôn viên điện Kremlin
Dmitri Peskov, hôm nay tổng thống Nga có cuộc gặp riêng « không
chính thức » với đồng nhiệm Trung Quốc trước bữa dạ tiệc. Hai nhà
lãnh đạo sẽ có cuộc thảo luận chính thức vào ngày mai, đặc biệt là về kế
hoạch hòa bình cho Ukraina gồm 12 điểm do Bắc Kinh đề xuất,
Quan hệ Nga – Trung trong những năm gần đây
ngày càng được siết chặt về mặt kinh tế và ngoại giao, nhất là kể từ khi Nga
phát động cuộc chiến xâm lược Ukraina, nhằm hình thành một mặt trận chung chống
phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Với chủ trương thiết lập một đối tác « vô
biên » với Matxcơva, Bắc Kinh không công khai lên án cuộc
chiến xâm lược của Nga, mà chỉ trích Mỹ và NATO là nguồn cội gây bất ổn an ninh
cho Nga.
Dù vậy, Trung Quốc gần đây đã lên tiếng kêu gọi
Nga và Ukraina mở đối thoại cũng như kêu gọi tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của tất
cả các nước, bao gồm cả Ukraina, đề xuất một kế hoạch 12 điểm để giải quyết
xung đột Ukraina.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát nghi ngờ thực
tâm của Bắc Kinh làm trung gian hòa giải cho cuộc chiến Ukraina, do mối quan hệ
chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga, cũng như ảnh hưởng có phần hạn chế của Trung
Quốc đối với chủ nhân điện Kremlin.
Từ Bắc
Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde nhận định:
« Chủ tịch Trung Quốc thể hiện rõ tham
vọng này trong một thông điệp gởi đến truyền thông Nga sáng hôm nay và được Tân
Hoa Xã đăng tải. Trong thông điệp này, ông Tập Cận Bình viết : "Chuyến
thăm Nga của tôi là một chuyến đi vì tình hữu nghị, hợp tác và hòa bình". Ở
đây, không chỉ có sự hậu thuẫn đồng minh Nga, mà còn có cả mối quan hệ cá nhân
giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin.
Đây là lần thứ 40 nguyên thủ quốc gia Trung Quốc gặp
trực tiếp với người mà từ năm 2019 ông đã gọi là "người bạn tốt nhất".
Tập Cận Bình viết tiếp : "Tôi mong được hợp tác với tổng thống Putin,
để cùng thông qua một tầm nhìn mới."
Một tầm nhìn chung, nhưng trong bối cảnh cuộc chiến
tranh Ukraina. Trung Quốc đang tự khẳng định vai trò trung gian hòa giải cho cuộc
xung đột và đã đưa ra sáng kiến hòa bình 12 điểm cho Ukraina.
Kế hoạch này đã được phương Tây đón nhận một cách
hoài nghi, bởi vì về mặt hình thức, Trung Quốc thể hiện một lập trường
"khách quan và không thiên vị", điều đã được nhắc lại sáng nay, nhưng
người ta cũng thấy rõ là cho đến nay, sự trung lập này có xu hướng thiên về
phía Nga nhiều hơn.
Hơn nữa, chủ tịch Trung Quốc vẫn chưa có cuộc tiếp
xúc trực tiếp nào với đồng nhiệm Ukraina kể từ đầu cuộc chiến. Một cuộc trao đổi
đầu tiên giữa Tập Cận Bình và Volodymyr Zelensky rất có thể sẽ diễn ra sau chuyến
đi thăm Matxcơva của lãnh đạo Trung Quốc, nhưng hiện giờ các thông báo chính thức
của hai nước chưa đề cập đến vấn đề này.
---------------
Đọc thêm cùng chủ đề:
Kế
hoạch hòa bình cho Ukraina : Thực tế và những ý đồ của Trung Quốc
No comments:
Post a Comment