THẤT BẠI
CỦA NGA Ở UKRAINE CHỈ RA ĐIỀU NGUY HIỂM CHO MỸ TRONG XUNG ĐỘT VỚI TRUNG QUỐC
MIKE WATSON & TIMOTHY
WALTON - The Hill
Lê Nguyễn dịch
https://diendankhaiphong.org/that-bai-cua-nga-o-ukraine-chi-ra/
https://diendankhaiphong.files.wordpress.com/2022/06/ln32-that-bai-nga.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống
Nga Vladimir Putin duyệt qua đội dàn chào của lực lượng quân sự Trung Quốc ngày
5 tháng 10 năm 2018, ảnh lưu trữ.
Thông qua
việc ngăn chặn nỗ lực xâm lược ban đầu của Nga, những người dũng cảm bảo vệ đất
nước Ukraine đã làm bộc lộ được một số hạn chế của quân đội Nga. Trong thời
gian Nga rầm rộ đổ xô vũ khí và đạn dược tới Ukraine, các nhà quan sát phương
Tây như được cổ vũ bởi sự thất bại của Vladimir Putin. Nhưng họ cũng nên thấy rằng
trong cuộc chiến Ukraine có ẩn chứa một lời cảnh báo đối với quân đội Mỹ và đồng
minh của họ. Trong một cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, cục diện có thể dễ
dàng bị xoay chuyển và các thành viên quân đội Mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng
giống như những người đồng cấp Nga của họ hiện nay.
Phần lớn
chi tiết của cuộc chiến chưa được cho thấy rõ ràng, nhưng có vẻ như có một lỗ hổng
lớn trong kế hoạch xâm lược của Nga qua việc quan tâm không đầy đủ đến công tác
hậu cần. Khi các đơn vị Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine, họ đã vượt qua các lực
lượng phòng thủ Ukraine, những người này sau đó đã buộc cuộc tấn công ban đầu của
Nga phải dừng lại, một phần là do họ tấn công vào các đoàn xe tiếp tế của Nga với
các loại vũ khí nhỏ và tên lửa vác vai. Trong một cuộc xung đột ở Ấn Độ –
Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng chiến thuật tương tự, nhưng với
tên lửa lớn hơn nhiều.
Hầu hết
các quân đội hiện đại – bao gồm cả Nga và Mỹ – đều có khả năng đáng gờm dựa nhiều
vào mạng lưới hậu cần rộng khắp. Quân đội Nga phụ thuộc vào đường sắt để di
chuyển lực lượng và gần như không có đầy đủ xe tải để tiếp tế cho lực lượng của
họ ở Ukraine. Lực lượng Mỹ không phụ thuộc nhiều như người Nga vào bất kỳ cơ sở
hạ tầng cụ thể nào, nhưng hoạt động trên Thái Bình Dương đòi hỏi lượng nhiên liệu
khổng lồ. Thay vì trực tiếp tấn công vào các lực lượng Mỹ, quân đội Trung Quốc
có thể nhắm vào các khả năng thiết yếu mà nếu không có nó quân đội Mỹ sẽ
kém hiệu quả rõ rệt. Hậu cần nhiên liệu là mục tiêu chính của thuyết “hủy diệt
hệ thống các hoạt động chiến tranh ” này, và quân đội Mỹ rất dễ bị tổn thương.
Một trong
những kịch bản gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với xung đột Trung-Mỹ là
cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan [1] khiến Mỹ phải can thiệp vũ trang
để bảo vệ nền dân chủ của đảo quốc này. Những khó khăn của Nga trong việc khuất
phục Ukraine cho thấy một cuộc chiến giành Đài Loan có thể kéo dài và tốn kém
hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích, Đài Loan vẫn không có đủ khả
năng chống lại một cuộc xâm lược nếu không có quân tiếp viện của Mỹ và đồng
minh.
Các lực lượng
mà Mỹ có thể đưa ra sử dụng để hỗ trợ Đài Loan hoặc các đối tác khác đều cần
nhiên liệu để tồn tại và cơ sở hạ tầng nhiên liệu của Mỹ có thể là điểm rất yếu
(như gót chân Achilles). Mặc dù tàu sân bay và tàu ngầm của Mỹ chạy bằng năng
lượng hạt nhân, các tàu hộ tống và máy bay của nhóm tàu sân bay đốt cháy khoảng nửa triệu gallon nhiên
liệu mỗi ngày. Trong một cuộc xung đột ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, quân đội Mỹ dự
kiến [2] rằng họ phải cần ít nhất 86 tàu chở dầu
để di chuyển nhiên liệu xung quanh chiến trường. Bộ Quốc phòng tin tưởng
họ có chín tàu cho việc đó. Kế hoạch hiện tại là cố gắng bù đắp sự thiếu hụt bằng
cách thuê các tàu và thủy thủ đoàn mang cờ nước ngoài, nhưng một phần lớn trong
số họ có thể sẽ từ chối đi vào vùng chiến sự.
Trong khi
Hải quân Hoa Kỳ gặp khó khăn do thiếu năng lực tiếp tế nhiên liệu, thì các dịch
vụ khác cũng có tình trạng tồi tệ không kém. Khoảng 80% máy bay chiến đấu của
không quân là máy bay chiến đấu tầm ngắn, họ sẽ gặp khó khăn trong việc tác chiến
từ các căn cứ ở xa. Có một cách khác là tiếp nhiên liệu cho chúng giữa chuyến
bay để chúng có phạm vi hoạt động cần thiết, nhưng máy bay tiếp nhiên liệu trên
không của Mỹ đã cũ – máy bay KC-135 [3], phần lớn những chiếc máy bay tiếp
nhiên liệu có tuổi thọ trung bình đã 60 năm tuổi – và chúng phụ thuộc vào một số
lượng tương đối nhỏ các căn cứ, nhiều căn cứ này không được củng cố đầy đủ để
chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc. Bộ binh và Thủy quân lục
chiến có kế hoạch phân bố trên các đảo khác nhau ở Thái Bình Dương để tái tiếp
tế cho máy bay và đe dọa lực lượng của Trung Quốc bằng tên lửa tầm xa, nhưng chỉ
có đủ khả năng phân phối nhiên liệu “trên bờ” để hoạt động ở hai hoặc ba nơi
cùng một lúc.
Những điểm
yếu này làm giảm uy tín của các lực lượng quân sự Hoa Kỳ và khiến dễ đẩy Trung
Quốc vào việc gây hấn. Như Nga đã phát hiện ra rằng, một quân đội dù được trang
bị tới tận răng với những vũ khí dù có mạnh tới đâu cũng chỉ có tác dụng hạn chế
nếu nó không thể di chuyển. Quân đội Trung Quốc nhận ra rõ ràng thực tế này và
“hủy diệt hệ thống các hoạt động chiến tranh” của họ có khả năng làm ảnh hưởng
đến các thiết bị trị giá hàng tỷ đô la và gây nguy hiểm cho hàng nghìn mạng sống
của người Mỹ trong giai đoạn đầu của một cuộc xung đột. Nếu Bắc Kinh có cảm nhận
quá tự tin rằng họ có thể làm tê liệt Hoa Kỳ – dù có chính xác hay không – thì
chiến tranh có thể nổ ra.
Có một điều
tốt là quân đội Mỹ có thể nhanh chóng sửa chữa những nhược điểm này với những
thay đổi tương đối hiệu quả về chi phí. Ví dụ, Hải quân có thể hỗ trợ mở rộng đội
thương thuyền của Hoa Kỳ [4] , có thể tham gia vào hoạt động thương mại trong
thời bình và sẵn sàng cho một cuộc xung đột. Tương tự, không quân có thể sửa chữa
các sân bay cũ trong Thế chiến II [5] rải rác trên khắp Thái Bình Dương và xây
dựng các kho chứa chắc chắn. Lục quân và Thủy quân lục chiến có thể tận dụng cơ
sở hạ tầng thương mại và khai thác nhiều hệ thống vận chuyển nhiên liệu viễn
chinh hơn. Không có sáng kiến nào
trong số này yêu cầu cần phải phát triển các công nghệ tiên tiến, mà chỉ cần đầu
tư đơn giản vào hậu cần và cơ sở hạ tầng.
Việc Nga
không thể tiếp tế đầy đủ cho các lực lượng của mình ở Ukraine là một điều đáng
xấu hổ. Đối với Hoa Kỳ, thua trong một cuộc chiến tiềm tàng với Trung Quốc vì
lý do tương tự sẽ là một thảm họa.
------------------
Mike Watson là phó giám đốc của Trung tâm Tương
lai của Xã hội Tự do tại Viện Hudson (https://www.hudson.org/policycenters/34-center-for-the-future-of-liberal-society ).
Timothy Walton là thành viên của Trung tâm Công nghệ
và Khái niệm Quốc phòng tại Viện Hudson (https://www.hudson.org/policycenters/43-center-for-defense-concepts-and-technology).
-------------------
NGUỒN :
Russia’s failures point to danger for the US in a conflict with
China
MIKE WATSON & TIMOTHY WALTON
05/06/22
1:30 PM ET
----------------
Chú thích :
[1] https://foreignpolicy.com/2022/03/31/china-taiwan-attack-russia-ukraine-expert-poll/
[2] https://media.defense.gov/2021/Nov/03/2002885874/-1/-1/0/2021-CMPR-FINAL.PDF
[3] https://www.af.mil/About-Us/Fact-Sheets/Display/Article/1529736/kc-135-stratotanker/
=======================================
LIÊN
QUAN
Những
bài học sai lầm về Ukraine cho Đài Loan
Tác giả:
Zheng Wang –
The National Interest
Người dịch: Daniel Trần
Thay vì
dùng trí óc để làm các bài tập địa chính trị về một cuộc chiến tranh giữa Trung
Quốc và Đài Loan sẽ phục vụ những lợi ích nào, việc quan trọng là nên học những
bài học đúng đắn từ Chiến tranh Nga-Ukraine và nhận ra rằng không có kẻ thắng
trong chiến tranh và không có kẻ thua trong hòa bình.
------------------------------
Lược
sử Ukraine (4): Cách mạng Majdan và cuộc can thiệp vũ trang của Nga
Tác giả:
Giáo sư Andreas Kappeler
Xuất bản: Trung tâm giáo dục chính trị liên bang Đức (BPB – Bundeszentrale
für Politische Bildung, Bonn, Germany)
Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Vào
tháng 11 năm 2013, Tổng thống Yanukovych đã từ chối ký một hiệp định liên kết với
EU, mặc dù đã được phê chuẩn trước đó một năm. Các cuộc biểu tình của nhiều
bộ phận dân chúng đã dẫn đến sự thay đổi chính phủ với hậu quả là Nga đã sáp nhập
Crimea bất chấp luật pháp quốc tế, ngấm ngầm ủng hộ lực lượng ly khai thân Nga ở
phía Đông Ukraine.
-----------------------------------
Lược
sử Ukraine (3) – Quốc gia độc lập
Tác giả:
Giáo sư Andreas Kappeler
Xuất bản: Trung tâm giáo dục chính trị liên bang Đức (BPB – Bundeszentrale
für Politische Bildung, Bonn, Germany)
Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Năm
1991 Ukraine giành độc lập. Trong những thập kỷ sau đó, quốc gia này cố gắng
củng cố chính trị và kinh tế cũng như tạo mối quan hệ rộng rãi với các nước
láng giềng EU và Nga. Trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004, những xung đột nội
bộ trong xã hội được bộc lộ rõ ràng.
-------------------
Lược
sử Ukraine (2) – Từ cuối thế kỷ 19 đến 1991
Tác giả:
Giáo sư Andreas Kappeler
Xuất bản: Trung tâm giáo dục chính trị liên bang Đức (BPB – Bundeszentrale
für Politische Bildung, Bonn, Germany)
Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Giới
thiệu: Đối với
Ukraine, thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến 1991 là một thời kỳ lịch sử vô cùng
quyết liệt với nhiều biến cố đau thương, nhưng cuối cùng cũng kết thúc bằng một
quốc gia độc lập có chủ quyền cho đến hôm nay. Trước hết là đấu tranh để có một
nền độc lập ngắn ngủi sau thế chiến I, rồi trở thành Cộng hòa Xô viết, rồi nạn
đói diệt chủng do Stalin gây ra với 3 triệu người chết, rồi hàng triệu người bị
lưu đày vào GULAG, rồi thế chiến II với 7 triệu người tử vong dưới sự chiếm
đóng hà khắc của Đức quốc xã, rồi hậu quả của chiến lược “đồng không nhà trống”
sau hai lần triệt thoái của cả Liên Xô rồi Đức Quốc xã. Chưa kể 2 triệu người bị
lưu đày đến Đức làm lao động cưỡng chế. Chưa kể những nỗ lực của Nga để xóa sổ
văn hóa, xóa sổ tiếng nói, đồng hóa giới tinh hoa Ukraine. Đó là 70 năm dài hơn
7 thế kỷ. Cho nên, khi họ giành được độc lập năm 1991, nền độc lập non trẻ này
là vật báu mà không một người Ukraine chịu buông ra. Bối cảnh này giúp chúng ta
hiểu được tại sao ngày nay Ukraine kiên cường chống lại cuộc chiến xâm lược của
Nga bằng mọi giá.
------------------------
Lược
sử Ukraine (1) – Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18
Tác giả:
Giáo sư Andreas Kappeler
Xuất bản: Trung tâm giáo dục chính trị liên bang Đức (BPB – Bundeszentrale
für Politische Bildung, Bonn, Germany)
Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Giới
thiệu: Làm
thế nào mà người Ukraine vẫn kiên cường đối đầu trước quân đội Nga mạnh hơn gấp
bội? Lịch sử hơn 1000 năm qua của họ có thể cho ta câu trả lời. Đây không chỉ
là cuộc chiến để chọn lựa giữa dân chủ và độc tài, giữa Tây và Đông, mà còn là
chiến đấu để bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản của cha ông để lại, bảo vệ
nền độc lập non trẻ vừa đạt được sau gần một thế kỷ đấu tranh với nhiều biến cố
rất đau thương. Họ không muốn quỳ gối khi đã đứng dậy và ngẩng cao đầu. Ký
ức về những việc làm vẻ vang, lý tưởng tự do và bình đẳng của họ vẫn còn tồn tại
trong truyền thuyết dân gian. Nghe câu cuối cùng của quốc ca Ukraine, chúng ta
có thể hiểu họ phần nào: “Chúng tôi từ bỏ thể xác và linh hồn vì tự do của
mình, và hỡi người anh em, chúng ta sẽ cho thấy rằng chúng ta thuộc bộ tộc
Cossack”. Loạt bốn bài biên khảo sau đây hy vọng sẽ làm sáng tỏ những khía cạnh
lịch sử trong cuộc chiến hiện nay.
No comments:
Post a Comment