NỘI DUNG :
Kaliningrad:
Thùng thuốc súng có nguy cơ làm chiến tranh Nga-NATO bùng nổ
Trọng Nghĩa
- RFI
Căng
thẳng tại vùng Baltic: Estonia tố cáo Nga xâm phạm không phận
Trọng Nghĩa
- RFI
.
Tín
hiệu « nhất trí hoàn toàn » của Liên Âu về quy chế ứng viên cho
Ukraina
Anh
Vũ -
RFI
.
.
============================================
.
Căng
thẳng tại vùng Baltic: Estonia tố cáo Nga xâm phạm không phận
Trọng Nghĩa
- RFI
Đăng
ngày: 22/06/2022 - 12:15
Vào lúc
quan hệ Nga và Litva đột nhiên căng thẳng sau khi Litva không để hàng hóa Nga -
bị cấm vận của Liên Âu - đi qua lãnh thổ của mình để đến vùng Kaliningrad thuộc
Nga, Estonia - láng giềng và đồng minh của Litva trong vùng Baltic - hôm
qua, 21/06/2022, đã cực lực phản đối vụ trực thăng quân sự Nga xâm phạm
không phận Estonia.
Một
cầu biên giới giữa Nga (Phải) và Estonia (Trái) tại địa danh mang tên
Narva. © Wikipedia
Theo hãng
tin Anh Reuters, đại sứ Nga tại Tallinn đã bị triệu lên bộ Ngoại Giao
Estonia hôm qua để nhận lời phản đối về việc một máy bay trực thăng quân
sự Mi-8 của Nga bị tố cáo là đã đi vào không phận Estonia mà không được phép
hôm 18/06. Theo bộ Ngoại Giao Estonia, đó là “một sự cố cực kỳ nghiêm
trọng và đáng tiếc, chắc chắn sẽ gây thêm căng thẳng và hoàn toàn không thể chấp
nhận được”.
Bản thông
cáo của bộ Ngoại Giao Estonia không ngần ngại cảnh báo: “Nga phải ngừng đe dọa
các nước láng giềng và hiểu rằng cái giá phải trả của hành động gây hấn mà Nga
tiến hành đối với Ukraina thực sự rất cao”.
Theo hãng
tin Mỹ AP, quân đội Estonia cho biết thêm đây là lần xâm phạm không
phận Estonia thứ hai của Nga trong năm nay, sau 5 vụ khác vào năm
ngoái. Không những thế, theo hãng tin Mỹ Bloomberg, hôm qua, bộ
Quốc Phòng Estonia còn báo động quân đội Nga đang tập trận với những bài tập mô
phỏng các cuộc tấn công bằng tên lửa nhắm vào Estonia.
Mỹ bênh vực Litva trong vụ cấm vận
Kaliningrad
Các
hành động mà Tallinn cho là khiêu khích của Nga nhắm vào Estonia diễn ra
cùng lúc với việc Matxcơva đe dọa Litva sau khi Vilnius áp dụng lệnh cấm vận của
Liên Âu nhắm vào một phần hàng hóa mà Nga chuyển đến vùng Kaliningrad thuộc Nga
bên bờ biển Baltic, nhưng phải trung chuyển qua Litva. Sau Liên Hiệp Châu
Âu, hôm qua 21/06/2022, đến lượt Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ Litva đương đầu với
Nga.
Theo phát
ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price, Hoa Kỳ “hoan nghênh các biện pháp trừng
phạt kinh tế chưa từng có mà Litva và nhiều nước khác áp đặt với Nga”. Ông
Ned Price khẳng định Mỹ và các đồng minh NATO “luôn đứng về phía Litva”,
và nhắc lại: “Chúng tôi đã cam kết áp dụng Điều 5 của Hiệp Ước NATO. Một cuộc
tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ bị coi là cuộc tấn công vào toàn
khối”.
-------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Nữ
thủ tướng Estonia : Không nên đề ra một lối thoát cho Vladimir Putin
Hàng
quá cảnh vào Kaliningrad: Liên Âu ủng hộ Litva trong cuộc đọ sức với Nga
Thủ
tướng Đức thăm Litva để thảo luận về an ninh của các nước Baltic
------------------------------------------------------------------------------------------------
.
Kaliningrad:
Thùng thuốc súng có nguy cơ làm chiến tranh Nga-NATO bùng nổ
Trọng Nghĩa
- RFI
Đăng
ngày: 22/06/2022 - 14:55 - Sửa đổi ngày: 22/06/2022 - 14:57
Sau gần
bốn tháng chiến tranh ở Ukraina, một điểm nóng mới vừa xuất hiện giữa Matxcơva
và Phương Tây: Vùng lãnh thổ Kaliningrad nhỏ bé của Nga nằm kẹt giữa Litva và
Ba Lan, ngay trong lòng Liên Hiệp Châu Âu và giữa khối NATO. Việc Litva áp dụng
lệnh trừng phạt của Liên Âu nhắm vào Kaliningrad, và phản ứng tức tối từ
Matxcơva có nguy cơ biến nơi này thành thùng thuốc súng, châm ngòi cho một cuộc
xung đột võ trang giữa Phương Tây và Nga.
Một
đoàn tàu chở hành khách tuyến Kaliningrad-Matxcơva đến ga biên giới Kybartai,
Litva, ngày 21/06/2022. REUTERS - INTS KALNINS
Về mặt địa
lý, Kaliningrad chỉ là một chấm nhỏ
trên bản đồ, với diện tích khoảng 15.000 km2, lớn hơn một tỉnh của Pháp một chút,
và là nơi cư ngụ của khoảng 500.000 dân. Vùng lãnh thổ này thuộc về Nga, nhưng
bị cắt đứt với chính quốc, nằm sát biển Baltic và bị kẹp giữa Ba Lan và Litva,
hai quốc gia vừa thuộc Liên Hiệp Châu Âu, vừa thuộc khối NATO.
Liên lạc
trên bộ với Nga được thực hiện qua một hành lang hẹp, dài hơn 60 km, mang tên hành lang Suwalki, chạy dọc
theo biên giới Ba Lan-Litva đến biên giới Belarus, một nước hiện đang ủng hộ
Nga. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt nối liền Nga với Kaliningrad xuyên qua
Minsk, thủ đô Belarus và Vilnius, thủ đô Litva.
Cái gai
dưới gót chân NATO
Lợi dụng vị
trí của Kaliningrad ngay bên bờ biển Baltic, lại nằm ngay trong lòng EU và
NATO, Matxcơva đã nhanh chóng biến vùng lãnh thổ này thành một tiền đồn quân sự,
làm nơi đặt bản doanh của Hạm Đội Baltic của Nga, được trang bị vũ khí hùng hậu,
với các loại chiến đấu cơ tối tân, như Mig-31K, có thể mang theo tên lửa siêu
thanh.
Đáng ngại
nhất là loại tên lửa Iskander với tầm hoạt động từ 400 đến 500 km, có khả năng
mang đầu đạn hạt nhân, qua đó đặt nhiều thủ đô lớn của phương Tây trong tầm bắn...
Vào đầu
tháng này, Matxcơva đã tiến hành một cuộc tập trận rầm rộ để thị uy, huy động
đến 60 con tàu và 10.000 binh sĩ.
Litva áp dụng lệnh trừng phạt Nga của châu Âu
Do cuộc
chiến xâm lược Ukraina, Nga đã bị phương Tây và đặc biệt là Liên Hiệp Châu Âu
trừng phạt, và Kaliningrad cũng bị ảnh hưởng. Hôm 19/06 vừa qua, Litva đã
bắt đầu áp dụng một số biện pháp cấm vận thương mại đối với Kaliningrad, không
cho các mặt hàng Nga bị Châu Âu cấm giao dịch trung chuyển qua lãnh thổ của
mình để đến vùng lãnh thổ của Nga.
Đối với
Litva, họ chỉ áp dụng lệnh cấm vận chung của 27 thành viên UE, và cho biết thêm
là lệnh cấm chỉ liên quan đến các đoàn xe dùng đường bộ, hay các chuyến tàu chở
hàng, còn đường biển và tàu chở hành khách vẫn được cho phép.
Đe doạ trả đũa của Matxcova
Quyết định
của Litva dĩ nhiên đã khiến Nga nổi giận. Chính quyền Matxcơva hôm qua,
21/06, đã lên án "một hành động thù địch" và đe dọa Litva sẽ phải
gánh chịu những biện pháp trả đũa "nặng nề".
Như để cho
Vilnius hiểu rõ quyết tâm của mình, Matxcơva đã triệu tập đại sứ Litva tại Nga
lên để phản đối, đồng thời cử Nikolaï Patrouchev, người được coi là nhân vật số
hai trong chế độ Nga hiện nay, đến Kaliningrad để xem xét tình hình.
Theo Jeff
Hawn, một chuyên gia về các vấn đề an ninh Nga, thuộc Viện New Lines, một
trung tâm nghiên cứu địa chính trị của Mỹ, chuyến thăm Kaliningrad của ông
Patrouchev là "một ví dụ về ý muốn thị uy chính trị, nhằm cho thấy là
Matxcơva xem tình hình là rất hệ trọng”.
Về các biện
pháp trả đũa từ phía Nga, theo giới phân tích, Matxcơva rất có thể sẽ đẩy mạnh
hơn nữa các cuộc tấn công mạng và tin học vào Litva. Nhưng họ cũng lo ngại
Nga sẽ có những biện pháp dữ dội hơn.
Trên mạng
xã hội Nga, đã có nhiều tiếng nói kêu gọi Matxcơva dùng võ lực giành quyền kiểm
soát hoàn toàn hành lang Suwalki, một hành động chắc chắn sẽ không được NATO để
yên.
Nhìn
chung, vùng lãnh thổ nhỏ bé Kaliningrad có nguy cơ biến thành một thùng thuốc
súng, lôi cuốn Nga và NATO vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
-----------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Hàng
quá cảnh vào Kaliningrad: Liên Âu ủng hộ Litva trong cuộc đọ sức với Nga
Nga
mô phỏng thử nghiệm tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân tại vùng Kaliningrad
Kaliningrad,
căn cứ quân sự của Nga trong lòng khối NATO
--------------------------------------------------------------------------------------------
.
.
Tín hiệu « nhất
trí hoàn toàn » của Liên Âu về quy chế ứng viên cho Ukraina
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 22/06/2022 - 11:24
Cuộc họp
các bộ trưởng đặc trách vấn đề Châu Âu của 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU)
ngày 21/06/2022 tại Luxembourg đã ghi nhận sự « nhất trí hoàn toàn »
về việc trao quy chế ứng viên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu cho Ukraina. Đây
là bước chuẩn bị cho phiên họp thượng đỉnh tại Bruxelles ngày thứ Năm và Sáu tuần
này để chính thức đưa ra quyết định cuối cùng.
Chủ
tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và ủy viên Liên Âu phụ trách kết nạp
thành viên mới, ông Oliver Varhelyi, phát biểu tại Bruxelles, Bỉ, ngày
17/06/2022. AP - Geert Vanden Wijngaert
Hai ngày
trước cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của các nước
trong Liên Hiệp Châu Âu, bộ trưởng đặc trách các vấn đề Châu Âu của 27 nước
thành viên đã có phiên họp tại Luxembourg. Sau cuộc họp, ông Clément
Beaume, bộ trưởng phụ trách châu Âu của Pháp, cho biết ở cấp bộ trưởng, vấn đề
cấp quy chế ứng viên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu cho Ukraina đã có những tín hiệu « nhất
trí hoàn toàn ».
Bộ trưởng
Clément Baume tuyên bố với báo chí rằng cuộc thảo luận ngày thứ Ba tại
Luxembourg « đã cho phép thể hiện sự đồng thuận rộng rãi, thậm chí
tôi có thể nói đó là sự nhất trí hoàn toàn, nhất là về khả năng công nhận
quy chế ứng viên của Ukraina trong thời hạn sớm nhất ».
Đại diện
Pháp cũng nhấn mạnh thêm là giờ đây quyết định cuối cùng thuộc về nguyên
thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ các nước thành viên EU trong cuộc
họp thượng đỉnh ngày 23 và 24/06 tới đây tại Bruxelles và hy vọng đó sẽ là thời
điểm lịch sử cho Ukraina cũng như EU. Ông Baume cũng lưu ý việc gia nhập Liên
Hiệp Châu Âu là cả một quá trình dài, được công nhận quy chế ứng viên không có
nghĩa là sẽ nhanh chóng được gia nhập.
Thứ Sáu tuần
trước (17/06) Ủy Ban Châu Âu đã ra thông báo ủng hộ việc cấp cho Ukraina
và Moldova quy chế ứng viên gia nhập Liên Âu, một bước mở đầu trong quy
trình gia nhập EU. Trước đó một ngày, trong chuyến thăm Kiev, tổng thống Pháp,
thủ tướng Đức, thủ tướng Ý và tổng thống Rumani cũng đã tuyên bố ủng hộ Ukraina
nhanh chóng có được quy chế ứng viên gia nhập EU.
Việc trao
quy chế ứng viên cho Ukraina và Moldova còn kèm theo các điều kiện là hai nước
phải tiếp tục các cải cách liên quan đến chống tham nhũng và bảo đảm tinh độc lập
của ngành tư pháp.
Trong khi
đó, tại miền Đông Ukraina, chiến sự tiếp tục diễn ra ác liệt. Các cuộc
oanh kích của quân Nga đang « phá hủy hoàn toàn » thành phố
Lyssytchansk trong vùng Luhansk. Quân Nga đã kiểm soát được hầu hết các thành
phố lớn trong vùng Donbass. Tại vùng Kharkov (đông bắc), chính quyền địa phương
thông báo các cuộc oanh kích của quân Nga hôm 21/06 đã làm 15 người thiệt mạng,
trong đó có một trẻ em.
Tổng thống
Ukraina Volodymyr Zelenssky sau khi cả ngày hôm qua liên tiếp nói
chuyện điện thoại với các lãnh đạo châu Âu để tìm sự ủng hộ, đã tuyên bố : « Chúng
tôi đang tích cực đấu tranh để Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ đơn xin gia nhập của
Ukraina, cũng như đấu tranh hàng ngày để được cung cấp vũ khí hiện đại ».
------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Châu
Âu trước bài toán nan giải kết nạp Ukraina
Lãnh
đạo Pháp, Đức và Ý đến Kiev khẳng định vị trí của Ukraina trong Liên Âu
Bruxelles
ủng hộ trao quy chế ứng viên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu cho Ukraina
No comments:
Post a Comment