Mỹ
nhiều dầu, tại sao giá xăng ở Mỹ vẫn tăng cao?
23/06/2022
https://gdb.voanews.com/10060000-0aff-0242-64e7-08da4edae0eb_w650_r1_s.jpg
Một
khách hàng đang bơm xăng ở một trạm xăng ở Miami, bang Florida
Nhu cầu
tăng cao do kinh tế phục hồi sau dịch, cấm vận dầu Nga đẩy giá dầu thế giới lên
và nhất là năng lực lọc dầu ở Mỹ khó khôi phục lại mức trước dịch là những
nguyên nhân khiến giá dầu ở Mỹ tăng vọt bất chấp Mỹ là nước sản xuất dầu lớn nhất
thế giới, theo các nhà phân tích.
Kể từ đầu năm 2022, giá xăng ở Mỹ tăng liên tục và hiện đang ở mức trung bình 5
đô la một gallon, tức là gần gấp đôi mức giá trong đại dịch.
Mỹ là nhà sản xuất dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu lớn nhất thế giới. Trong
những năm gần đây, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu lớn và xuất một lượng lớn dầu
đến Mỹ Latinh và châu Âu.
Nga là nhà sản xuất dầu thứ hai thế giới và chiếm khoảng 1/10 thị trường toàn cầu.
Trước khi Nga xâm lược Ukraine hồi tháng 2, khoảng một nửa lượng dầu xuất khẩu
của Nga đến châu Âu, tương đương 10 tỷ đô la giao dịch mỗi tháng. Năm ngoái,
khoảng 8% lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ là từ Nga.
Nhiều yếu tố cộng dồn
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine, Nga đã bán ít dầu hơn một phần vì các lệnh
trừng phạt của Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn khác. Điều này
đã làm giảm nguồn cung toàn cầu và khiến giá dầu nhảy vọt.
Trước khi có cuộc xâm lược của Nga, giá xăng dầu thế giới đã tăng khi thế giới
dần phục hồi sau đại dịch. Trong thời gian đại dịch, có lúc vào năm 2020 giá một
thùng dầu đã giảm xuống dưới 0 vì các kho hết chỗ chứa. Giờ đây, người ta đã đi
làm và đi lại trở lại, và các công sở và hãng xưởng đã hoạt động trở lại.
Bản thân Mỹ cũng mua rất nhiều dầu từ các nước khác. Một phần là do các cơ sở lọc
dầu của Mỹ thường được thiết kế để xử lý các loại dầu khác với loại được sản xuất
trong nước. Mỹ là nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.
Thiết kế lại các cơ sở lọc dầu này sẽ rất tốn kém và khó khăn, đó là lý do tại
sao Mỹ có thể sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu khối lượng lớn ngay cả khi họ sản xuất
nhiều hơn. Điều đó khiến Mỹ bị ảnh hưởng bởi giá dầu thế giới.
Để làm dịu giá xăng dầu, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang yêu cầu các
công ty dầu của Mỹ tăng sản lượng, nhưng không có kết quả nhiều. Đó là do lãnh
đạo các hãng dầu lo ngại giá dầu có thể giảm nếu họ tăng sản lượng quá nhiều.
Và các nước xuất khẩu dầu như Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
không thể nhanh chóng tăng sản lượng đủ để bù đắp sự sụt giảm nguồn cung từ
Nga.
Trong giai đoạn suy thoái do đại dịch, các công ty dầu mỏ đã sa thải nhân công
và đóng cửa các giàn khoan. Giờ đây, khi nhu cầu phục hồi, họ phản ứng chậm chạp.
Đã có hai lần giá dầu bị sập trong 8 năm qua, và nhiều lãnh đạo trong ngành tin
rằng điều này không tránh khỏi một lần nữa. Chính vì vậy, họ không muốn khoan
tìm giếng dầu mới và tăng sản lượng, Christopher Knittel, kinh tế gia năng lượng
tại Viện Công nghệ Massachusetts được New York Times dẫn lời cho biết. Thiếu đầu
tư đã dẫn đến sản lượng sụt giảm dầu trong những năm gần đây.
“Mặc dù vào lúc này họ thấy giá xăng dầu cao, họ lo rằng giá sẽ sụp đổ trong
vòng đời của giếng dầu khoan mới,” ông Knittel nói với New York Times. “Họ cũng
có dự đoán rằng xe điện sẽ tiếp tục tăng trưởng, điều đó có nghĩa là 10 năm nữa,
giếng dầu đó có thể không còn sinh lời nữa. Vì vậy, tất cả những yếu tố khiến họ
không có động lực khoan giếng mới.”
Nút thắt lọc dầu
Đồng thời, các nhà máy lọc dầu đã liên tục phải đóng cửa vì những lý do tương tự,
trong lúc các hãng dầu mỏ dự định chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, ông John
Auers, phó chủ tịch hãng tư vấn năng lượng Turner và Mason, nói với New York
Times.
Ở các bang như Louisiana hay Texas, có nhiều cơ sở lọc dầu cũ kỹ mà lại bị đóng
cửa hơn một năm trong thời gian dịch. Chúng đã bị hư hỏng, rỉ sét, giờ cho hoạt
động trở lại thì chi phí rất cao, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc, vốn giảng dạy
ngành MBA tại Keller Graduate School of Management, nói với VOA từ Dallas.
Mà nếu các nhà máy lọc dầu này có khôi phục lại thì chúng cũng đối mặt nhiều rủi
ro dài hạn trong bối cảnh chính phủ Biden chuyển đổi mạnh sang năng lượng tái tạo
và giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, vị giáo sư này lập luận.
“Các nhà máy lọc dầu họ nhìn xa đến 5, 10 năm chứ không phải trong vòng 1, 2
năm,” ông Lộc nói, giải thích tại sao các hãng lọc dầu chần chừ mở cửa trở lại.
Theo lời ông Lộc, sau đại dịch, giá xăng dầu lúc đầu tăng là do gián đoạn chuỗi
cung ứng, việc vận chuyển khó khăn. Nhưng khi chuỗi cung ứng đã được khôi phục
thì nước Mỹ lại gặp vấn đề về lọc dầu.
Ông cho biết hiện giờ năng lực lọc dầu của Mỹ đã giảm 840.000 thùng mỗi ngày so
với trước đại dịch, còn 18 triệu thùng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, việc đáp ứng các tiêu chuẩn siết chặt về phát thải carbon của
chính quyền Biden đối với ngành lọc dầu cũng là một gánh nặng, cũng theo lời
ông Lộc.
“Họ phải dùng vôi hóa học để lọc chất bẩn ra khỏi khí thải, cái đó rất đắt đỏ,”
ông nói.
Ông Lộc nói cũng có khả năng các công ty lọc dầu ở Mỹ đang lợi dụng tình hình để
cấu kết với nhau nhằm thao túng giá cả mà chính quyền chưa thanh tra.
Hồi cuối tháng 3, ông Biden đã tung một phần kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược để hạ
nhiệt giá xăng. Nhưng kể từ đó trung bình mỗi gallon xăng đã tăng 77 cent. Các
phân tích cho rằng một phần nguyên nhân là khả năng lọc dầu bị giới hạn.
Về khả năng Mỹ chuyển dầu đến các cơ sở ở châu Âu để lọc, ông Lộc nói ‘rất khó
làm’ vì không có kho chứa dầu ở các cảng biển. Vả lại, các nhà máy lọc dầu ở
châu Âu không được thiết kế để tương thích với dầu Mỹ.
Giải pháp
Mỹ đã áp đặt lệnh cấm dầu Nga ngay cả khi Tổng thống Biden thừa nhận rằng nó sẽ
có tác hại đến người dân Mỹ. Tuy nhiên, ông nói rằng lệnh cấm này là cần thiết
để Mỹ không nuôi dưỡng cuộc chiến của Nga ở Ukraine. “Bảo vệ tự do có cái giá của
nó,” ông Biden tuyên bố.
Ông Lộc cho rằng việc Mỹ và châu Âu ‘chịu uống viên thuốc đắng’ để cấm vận Nga
là cần thiết và rằng phương Tây không nên vì muốn giảm giá dầu mà dỡ bỏ cấm vận
Nga.
“Nguồn nuôi dưỡng chiến tranh của Nga là từ dầu khí,” ông phân tích và cho rằng
nếu không răn đe Nga thì chiến tranh có thể lan rộng ở châu Âu.
Thay vào đó, ông Lộc kêu gọi chính quyền Biden tạm thời du di các yêu cầu phát
thải carbon cho các hãng lọc dầu trong vòng 3-5 năm đi kèm với giảm thuế để họ
có thể tích lũy mà tái đầu tư.
Khi được hỏi liệu điều này có trái ngược với cam kết của Mỹ với cộng đồng quốc
tế về giảm phát thải hay không, ông Lộc nói: “Năng lượng xanh về đường dài thì
đúng.”
“Nhưng đây là vấn đề trăm năm mình không thể giải quyết chỉ trong 1-2 năm trong
bối cảnh chiến tranh của Nga ở Ukraine như vậy,” ông nói thêm.
Trong thời gian chờ các cơ sở lọc dầu khôi phục sản xuất, ông Lộc nói chính quyền
Biden nên tiếp tục mở kho dự trữ chiến lược để làm hạ nhiệt ngay lập tức giá dầu.
Về khả năng viện dẫn đạo luật sản xuất quốc phòng để buộc các hãng lọc dầu gia
tăng sản lượng, ông Lộc nói ‘không khả thi’ vì động thái này có thể bị các hãng
dầu kiện tụng kéo dài trong nhiều năm trước khi nó có tác dụng.
Ông chỉ ra chuyến công du sắp tới của Tổng thống Biden đến Ả Rập Xê-út ‘chắc chắn
sẽ làm hạ nhiệt giá dầu vì Ả Rập Xê-út chắc chắn sẽ tăng sản lượng’.
Theo trang syracuse.com thì Washington có thể yêu cầu Ả rập Xê-út, Venezuela hoặc
Iran giúp bù vào chỗ dầu của Nga bị cấm vận, nhưng việc làm này đi kèm với những
cân nhắc về đạo đức và chính trị vì đây đều là những nước bị Washington lên án.
Đảng Cộng hòa đã kêu gọi ông Biden tăng sản lượng dầu trong nước – chẳng hạn
cho phép khoan dầu trên lãnh thổ liên bang và ngoài khơi, hoặc rút lại quyết định
thu hồi giấy phép đường ống vận chuyển dầu của Canada đến các nhà máy lọc dầu ở
bên bờ Vịnh Mexico.
Tuy nhiên, nhiều thành viên Đảng Dân chủ và các nhà hoạt động môi trường sẽ la
ó phản đối nếu ông Biden làm điều này mà họ cho là phá hoại nỗ lực chống biến đổi
khí hậu. Ngay cả khi Biden phớt lờ sự phản đối trong đảng của ông, thì cũng phải
mất nhiều tháng hay nhiều năm trước khi các biện pháp này có hiệu quả.
Ông Lộc đề
xuất giải pháp mà chính quyền Biden nên tính đến để giảm phát thải, đồng thời
giúp giảm giá xăng dầu, là ‘giảm bớt vận tốc tối đa trên xa lộ 10 dặm (mile) một
giờ’.
“Theo các
nghiên cứu thì nếu vận tốc xe cộ giảm xuống nhiêu đó thì tiêu thụ xăng dầu sẽ
giảm 15%,” ông giải thích. “Đồng thời nó cũng làm giảm phát thải rất nhiều.”
Ngoài ra,
chính quyền cũng kêu gọi người dân đi chung xe, dùng phương tiện công cộng, hay
hạn chế tiêu thụ năng lượng trong nhà…, ông chỉ ra.
Dự đoán
giá dầu trong thời gian tới, ông Lộc nói ‘sẽ tiếp tục tăng’ nhưng ‘không biết sẽ
tăng bao nhiêu’ vì ‘cùng lúc với việc châu Âu ngưng mua dầu của Nga các nước Ả
Rập cũng sẽ tăng sản lượng’.
“Giá dầu tùy thuộc vào khối Trung Đông sẽ gia tăng bao nhiêu mức sản xuất,” ông
nói.
Khả năng giá dầu giảm sẽ xảy ra nếu cuộc chiến của Nga ở Ukraine đi đến đàm
phán, hay khi châu Âu tìm được nguồn cung thay thế ngoài Nga khiến Nga ‘phải
bán tháo bán đổ dầu của họ’ và khối OPEC ‘cũng sẽ phải bán dầu rẻ hơn’.
“Giá dầu khi đó sẽ giảm ngay lập tức,” vị giáo sư này nhận định.
.
===========================================================
.
Nga
chuyển hướng thương mại và dầu mỏ sang các nước BRICS
23/06/2022
https://www.voatiengviet.com/a/nga-chuyen-huong-thong-mai-va-dau-mo-sang-cac-nuoc-brics/6628905.html
Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/6
tuyên bố Nga đang trong quá trình chuyển hướng thương mại và xuất khẩu dầu sang
các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS sau các chế tài của phương
Tây vì cuộc chiến ở Ukraine.
Các quốc gia trong BRICS bao gồm Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
https://gdb.voanews.com/10060000-0aff-0242-a911-08da50955f96_w650_r1_s.jpg
Tổng
thống Nga Vladimir Putin.
Phương Tây
đã áp đặt các chế tài sâu rộng lên Nga, bao gồm hạn chế nhập khẩu dầu của nước
này, sau khi Điện Kremlin đưa quân vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
Để vượt
qua các lệnh trừng phạt, Nga đang cố gắng tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với
châu Á, tìm cách thay thế các thị trường mà nước này đã liên tiếp mất tại Liên
hiệp châu Âu và Hoa Kỳ.
Trong một
video phát biểu trước Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS, ông Putin cho biết Nga đang
thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện của ô tô Trung Quốc trên thị trường
Nga cũng như việc mở các chuỗi siêu thị của Ấn Độ.
“Ngược lại,
sự hiện diện của Nga ở các nước BRICS ngày càng tăng. Đã có sự gia tăng đáng kể
trong xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ.”
Theo dữ liệu
từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Bắc Kinh nhập khẩu dầu thô từ Nga tăng 55% so
với một năm trước đó lên mức kỷ lục vào tháng 5. Nga thế Ả Rập Saudi trở thành
nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, khi các nhà máy lọc dầu thu lợi nhuận từ
nguồn cung giảm giá.
Ông Putin
cũng nói Nga đang phát triển các cơ chế thay thế cho các dàn xếp tài chính quốc
tế cùng với các đối tác BRICS.
“Hệ thống
Tin nhắn Tài chính của Nga mở ngỏ để kết nối với các ngân hàng của các nước
BRICS. Hệ thống thanh toán MIR của Nga đang mở rộng sự hiện diện của mình.
Chúng tôi đang thăm dò khả năng tạo ra một loại tiền tệ dự trữ quốc tế dựa trên
rổ tiền tệ BRICS,” ông Putin tuyên bố.
.
====================================================
.
Ukraine
bắt giữ hai nhân vật nổi danh bị tình nghi làm gián điệp cho Nga
21/06/2022
https://gdb.voanews.com/04f30000-0aff-0242-ef5c-08da23b1fac1_w650_r1_s.jpg
Một
nghi phạm người Nga bị SBU bắt giữ.
Ukraine vừa
bắt giữ một quan chức chính phủ cấp cao và một lãnh đạo doanh nghiệp bị nghi là
thành phần của mạng lưới gián điệp Nga, Reuters dẫn thông tin từ Cơ quan An
ninh Ukraine hôm 21/6 cho biết.
Cơ quan An
ninh Ukraine (SBU) không nêu tên hai nghi phạm nhưng xác định họ là một quan chức
cấp cao trong Ban Thư ký Nội các Bộ trưởng và một người đứng đầu bộ phận tại
Phòng Thương mại và Công nghiệp, một tổ chức vận động hành lang cho hoạt động
thương mại.
SBU cho biết
trong một tuyên bố trên ứng dụng Telegram rằng họ đã thực hiện một “hoạt động đặc
biệt nhiều giai đoạn” để vô hiệu hóa mạng lưới được cho là gián điệp này.
“Kết quả
là: tại Kyiv, người đứng đầu một bộ phận của Ban Thư ký Nội các Bộ trưởng và
người đứng đầu một trong các ban của Phòng Thương mại và Công nghiệp đã bị bắt
giữ”, SBU cho biết.
“Các quan
chức này đã chuyển nhiều thông tin tình báo khác nhau cho kẻ thù: từ tình trạng
khả năng phòng thủ của chúng ta đến các bố trí ở biên giới và dữ liệu cá nhân của
các viên chức thực thi pháp luật Ukraine”.
Nga chưa
đưa ra bình luận ngay lập tức về tuyên bố của SBU.
Trong một
đoạn video, hai nghi phạm chính đang ngồi trước lá cờ Ukraine và nói rằng họ đã
hợp tác với Moscow.
SBU cho biết
Nga đã trả cho các nghi phạm này từ 2.000 đến 15.000 đôla cho mỗi nhiệm vụ, tùy
thuộc vào mức độ bí mật và tầm quan trọng của thông tin.
Trong đoạn
video, một người đàn ông cho biết ông đã nhận được tổng cộng 33.000 đôla cho
các hoạt động của mình, và người còn lại cho biết ông ta đã nhận được 27.000
đôla.
No comments:
Post a Comment