Tình hình
dịch COVID-19 trở nên đáng lo ngại ở Việt Nam – chúng ta nên làm thế nào?
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/5213725301975132
Đỉnh dịch
COVID-19 khủng khiếp đã xảy ra hồi tháng 8-9 vừa qua với trọng điểm là Tp HCM,
số lượng người chết khoảng 20 ngàn người. Sau đó, chúng ta đã đẩy mạnh tiêm chủng
vaccine kết hợp với giãn cách xã hội nghiêm khắc thì làn sóng COVID-19 đã giảm
xuống. Tuy nhiên, sau khi chúng ta bắt đầu nới lỏng giãn cách và chuẩn bị các
bước để trở lại cuộc sống bình thường, thì dựa trên các số liệu của Bộ Y Tế gần
đây, nhất là các số liệu về các “ca nặng” và “tử vong” do COVID-19 thì mình thấy
rằng tình hình đang trở nên đáng lo ngại, xu hướng tăng trở lại là rất rõ.
Để ngăn tình hình trở nên xấu hơn,
mình xin đưa ra một số ý kiến đóng góp như sau:
1/ Hãy sử dụng thuốc điều trị COVID-19
cho đúng đối tượng.
Tuy BYT có
đặt ra mục tiêu là cung cấp thuốc điều trị COVID-19 miễn phí cho tất cả những
người bệnh COVID-19 (được xác định bằng các xét nghiệm) nhưng trong thực tế là
không phải ai bệnh cũng nhận được các thuốc này (đặc biệt là thuốc đặc trị
virus như Molnupiravir)! Mình đọc được rất nhiều phản ảnh như thế này từ nhiều
nguồn thông tin và được biết trực tiếp từ chính một người bạn của mình có cha mẹ
lớn tuổi, có bệnh nền thuộc nhóm nguy cơ, nhưng khi mắc bệnh COVID-19 vẫn không
được cấp phát thuốc, bạn ấy đã tự mua thuốc ở “chợ đen”!
Do vậy,
mình thấy rằng BYT chỉ nên tập trung việc phát thuốc điều trị cho những người
có “nguy cơ cao” thôi vì thực sự những người trẻ, khỏe, không có bệnh nền, đã
chích đầy đủ vaccine thì nếu có mắc virus SARS-CoV-2 thì việc điều trị chỉ là
nghỉ ngơi, bổ sung nước đầy đủ và nếu có sốt cao (trên 38.5 độ C) thì sử dụng
các thuốc giảm sốt thông thường. Tập trung phát thuốc đầy đủ cho nhóm người có
nguy cơ cao như lớn tuổi (>65 tuổi), có bệnh nền (bệnh đường hô hấp, tiểu đường,
bệnh tim, bệnh thận, v.v…) thì sẽ giảm thiểu được rủi ro trở nặng, tử vong của
nhóm người này rất nhiều!
Hãy tránh
trường hợp “người thật cần thì không có, người có thì thực sự không cần thiết”.
2/ Nên khuyến khích tối đa những ca bệnh
nhẹ tự điều trị ở nhà.
Như nói
phía trên, nhóm người nguy cơ thấp với bệnh COVID-19 như người trẻ, khỏe, không
có bệnh nền thường có tỉ lệ rất cao tự khỏi bệnh, những người này nên được tự
cách ly, điều trị ở nhà và nhân viên y tế có thể thăm hỏi qua điện thoại. Điều
này sẽ làm giảm tải cho nhân viên y tế và thiết bị y tế rất nhiều để tập trung
vào những ca bệnh nặng hơn. Như chúng ta biết việc quá tải hệ thống y tế là một
yếu tố gây tăng vọt các ca tử vong, làm sao tránh được việc này là điều rất
quan trọng.
3/ Nên tăng cường, ưu tiên chích
vaccine cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Những người
nằm trong nhóm nguy cơ cao như người lớn tuổi, người có bệnh nền luôn được cần
được ưu tiên chích vaccine (nhất là các vaccine của phương Tây có hiệu quả bảo
vệ tốt hơn). Nếu nhóm người này chưa được chích ngừa đầy đủ vì thiếu vaccine
thì việc “nhường” vaccine của nhóm trẻ em (dưới 18 tuổi) cho nhóm người này nên
được làm vì các số liệu khoa học cho đến nay cho thấy nhóm người trẻ bị tác động
của bệnh COVID-19 hầu hết là nhẹ và rất hiếm ca tử vong.
Việc xuất
hiện các biến chủng mới có thể làm tăng khả năng lây lan của virus, làm giảm hiệu
quả bảo vệ lây nhiễm của vaccine hiện tại. Tuy nhiên, vaccine hiện nay vẫn cho
thấy là một phương án tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ trở nặng và tử vong. Thuốc
điều trị virus cũng đang đóng vai trò giúp giảm tử vong của nhóm người nguy cơ
cao và thật sự không cần thiết trong đa số trường hợp của nhóm người không có
nguy cơ (người trẻ, khỏe, không có bệnh nền).
Hy vọng
BYT sớm có những định hướng hiệu quả hơn, để sớm kiểm soát được tình hình dịch
bệnh COVID-19, không để tình hình trở nên xấu thêm nữa khi mà số người mắc bệnh
nặng và tử vong tăng nhanh vượt sức chịu đựng của hệ thống y tế và làm tình
hình tồi tệ như làn sóng dịch vừa qua!
Để đánh
giá tình hình một cách chính xác và khách quan hơn, chúng ta cần các số liệu cụ
thể hơn ở Việt Nam để phân tích như: người tử vong có độ tuổi bao nhiêu? đã
chích ngừa vaccine gì? đã đủ 2 mũi chưa? có bệnh nền ko? có sử dụng thuốc điều
trị virus hay chưa? v.v… Hiện nay, mình không tìm được các số liệu trên để có
thể phân tích kỹ hơn.
Bảo trọng
nhe bà con,
TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện
nghiên cứu City of Hope, California, USA
Cố vấn
khoa học Ruy Băng Tím
PS. Tinh thần của mình hiện nay chưa thật sự ổn sau khi mẹ
mình qua đời hồi tuần rồi. Do vậy, trong thời gian này nếu bạn nào nhắn tin
riêng hỏi mà mình chưa trả lời thì thông cảm nhe!
Thông tin tham khảo:
https://vnexpress.net/covid-19/covid-19-viet-nam
https://tuoitre.vn/thuoc-tri-covid-19-mien-phi-duoc-rao...
https://tuoitre.vn/tp-hcm-co-hon-173-000-nguoi-nhom-nguy...
.
Các biểu đồ
https://www.facebook.com/photo/?fbid=5213685031979159&set=a.121001917914188
.
.
.
===============================================
.
Covid-19
: Việt Nam mở cửa biên giới do đạt tỉ lệ tiêm chủng cao
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày:
17/12/2021 - 13:31
Dù số ca nhiễm hàng ngày vẫn gia
tăng, nhưng nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao, Việt Nam mở cửa biên giới đón kiều
dân và du khách nước ngoài đã tiêm chủng đầy đủ. Tính đến ngày 15/12/2021,
96,4% người dân đã được tiêm liều thứ nhất và 76,5% được tiêm hai liều.
Chính phủ đề ra mục tiêu hoàn thành 100% việc tiêm liều thứ hai cho
người từ 18 tuổi trở lên, muộn nhất là đến ngày 31/12/2021.
Nhân
viên y tế lấy mẫu từ một khách du lịch Hàn Quốc để xét nghiệm Covid-19 khi họ đến
đảo Phú Quốc, Việt Nam via REUTERS - VINPEARL
Kể từ ngày
01/01/2022, Việt Nam áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với người
nhập cảnh, theo công văn của bộ Y Tế ngày 16/12. Cụ thể, mọi đối tượng nhập cảnh
cần có xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 tiếng trước khi nhập
cảnh.
Người nhập
cảnh đã tiêm chủng đầy đủ (có chứng nhận y tế theo hướng dẫn của bộ Ngoại Giao
Việt Nam) sẽ chỉ tự cách ly tại nơi lưu trú trong vòng 3 ngày đầu. Vào ngày thứ
3 sẽ xét nghiệm PCR, nếu có kết quả âm tính, sẽ không còn bị cách ly nhưng vẫn
phải tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Trường hợp
thứ hai, người chưa tiêm vac-xin hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ sẽ phải tự
cách ly tại nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể tử ngày nhập cảnh. Sau đó, họ
sẽ phải xét nghiệm PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả âm tính
thì sẽ tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.
Trong cả
hai trường hợp tiêm chủng đầy đủ hoặc chưa, nếu xét nghiệm cho kết quả dương
tính thì sẽ xử lý theo quy định.
Để chuẩn bị
cho việc mở cửa biên giới, Việt Nam sẽ mở lại đường bay quốc tế thường lệ theo
hai giai đoạn, nhưng không ấn định thời hạn triển khai. Giai đoạn một : kết
nối với 9 thị trường truyền thống (Bắc Kinh/Quảng Châu, Tokyo, Seoul, Đài Bắc,
Bangkok, Singapore, Vientiane, Phnom Penh, San Francisco/Los Angeles) và giai
đoạn hai nâng lên 15. Như vậy, các tuyến đi đến châu Âu (Paris, Frankfurt,
Matxcơva) hay Sydney, Hồng Kông, Kuala Lumpur sẽ nằm trong giai đoạn hai và chỉ
được thực hiện khi kết thúc giai đoạn một.
Phát biểu
tại buổi tọa đàm sáng 16/12 về việc mở lại các đường bay quốc tế và được trang
VnExpress trích dẫn, ông Võ Huy Cường, phó cục trưởng Hàng không Việt Nam, cho
biết sau hai giai đoạn thí điểm trên « các cơ quan sẽ tổng kết,
đánh giá việc thực hiện để mở lại bình thường như thời điểm trước dịch ».
------------------------------
Các
nội dung liên quan
Covid-19:
Việt Nam công bố các điều kiện công nhận "hộ chiếu y tế" của nhiều nước
Phòng
Thương mại Đức: Việt Nam cần linh hoạt trong chống Covid để tránh tụt hậu
Đảo
Phú Quốc đón khách nước ngoài đầu tiên sau 2 năm Việt Nam đóng cửa chống
Covid-19
No comments:
Post a Comment