Nga-Ukraine: Liệu có giải
pháp cho cuộc chiến ở miền đông Ukraine?
BBC News Tiếng Việt
18 tháng
12 năm 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/world-59710664
Bản
đồ miền đông Ukraine
Trong bảy
năm, một cuộc chiến đã diễn ra ở miền đông Ukraine và giờ đây Nga bị phương Tây
cáo buộc có âm mưu đe dọa xâm lược Ukraine.
Tất cả cho
thấy rằng các thỏa thuận hòa bình hiện tại không hiệu quả. Vậy tại sao những thỏa
thuận đó lại thất bại và liệu một giải pháp hòa bình có khả thi không?
Thỏa thuận Minsk
Kể từ khi
chiến tranh ở miền đông nổ ra vào tháng 4 năm 2014, hơn 14.000 người đã chết. Một
thỏa thuận đã đạt được vào năm 2015 giữa Tổng thống Ukraine khi đó là Petro Poroshenko
và Vladimir Putin của Nga.
Người ta gọi
chung là thỏa thuận Minsk, vạch ra một kế hoạch làm thế nào để chấm dứt xung đột
giữa lực lượng ly khai Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn tại khu vực
ở miền đông Ukraine được gọi là Donbas.
Theo Đại sứ
Mikko Kinnunen, đại diện đặc biệt của Ukraine thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác ở
châu Âu (OSCE), đã có hơn 20 nỗ lực dàn xếp ngừng bắn.
Không cái
nào tồn tại lâu và những người lính vẫn cứ chết nơi tiền tuyến.
Hy vọng
khác là định dạng Normandy, nền tảng cho đối thoại giữa Pháp, Đức, Nga và
Ukraine.
Nhưng Nga
muốn nói chuyện trực tiếp với Mỹ, kêu gọi Nato đảm bảo an ninh. Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ông sẽ hoan nghênh vai trò tích cực hơn của
Hoa Kỳ, nhưng có lẽ không phải là duy nhất mà chỉ đi cùng các giải pháp khác.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ABE7/production/_122270044_normandy.jpg.webp
Các
nhà lãnh đạo châu Âu muốn Nga và Ukraine đàm phán theo định dạng Normandy với Đức
và Pháp
Những trở ngại cho Nga và Ukraine
Có những
khác biệt cơ bản trong lập trường của Nga và Ukraine. Nhưng tranh chấp chính tập
trung vào một giải pháp chính trị cho Donbas.
Duncan
Allan, tại Chatham House, cho biết hai nước có quan điểm "không thể hòa giải"
về tương lai của các khu vực bị chiến tranh tàn phá ở miền đông Ukraine.
Ukraine muốn
khôi phục chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình trong khi Nga, Duncan Allan
tin rằng, muốn "buộc chính quyền ở Kyiv trao quyền tự trị sâu rộng hay còn
gọi là tình trạng đặc biệt" cho miền đông Ukraine.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1751C/production/_122261559_separatisti.jpg.webp
Những
người ly khai do Nga hậu thuẫn đã tuyên bố các khu vực họ kiểm soát là các nước
cộng hòa độc lập
Nhưng điều
đó sẽ biến những vùng lãnh thổ đó thành "các quốc gia mini gần như độc lập
do Nga kiểm soát" và cho phép Moscow có ảnh hưởng sâu sắc đến các chính
sách đối ngoại và đối nội của Ukraine, ông Allan nói.
Tuy nhiên,
Nga cáo buộc Ukraine làm sai lệch tiến trình hòa bình khi không đưa ra quy chế
đặc biệt đó cũng như tổ chức các cuộc bầu cử địa phương theo yêu cầu của các thỏa
thuận Minsk.
Nga cho rằng
hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine đe dọa an ninh của nước này và muốn
có các cam kết chính thức ngăn chặn sự bành trướng của NATO về phía đông.
Chính phủ ở
Kyiv lập luận rằng quy chế đặc biệt đối với các khu vực do phiến quân kiểm soát
ở miền đông Ukraine vốn đã được đưa vào cải cách phân cấp trên toàn quốc.
Tìm điểm chung
Trong hơn
bốn năm Martin Sajdik đóng vai trò là người hòa giải OSCE giữa hai bên trong
Nhóm liên lạc ba bên.
Ông nói rằng
rất khó để đạt được điểm chung "nếu một bên muốn có nhiều hơn những gì đã
được ghi trong các thỏa thuận", đồng thời nói thêm rằng thỏa thuận Minsk
chỉ ra một giải pháp về tình trạng đặc biệt của Donbas trong phạm vi phân quyền
của Ukraine.
Ông nói
thêm: "Phía Nga luôn nhắc lại rằng các khu vực nhất định ở Donetsk và
Luhansk nên có quyền tự trị, nhưng từ tự trị không có trong các thỏa thuận
Minsk."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/FFEC/production/_122261556_ukra4.jpg.webp
Các
cường quốc phương Tây lo ngại Nga đang xây dựng lực lượng gần biên giới Ukraine
để bắt đầu một cuộc xâm lược
Một trở ngại
lớn khác là làm thế nào để thực hiện các điều khoản chính trị của thỏa thuận.
Moscow lập
luận rằng các thỏa thuận Minsk nêu rõ các bước sau: bầu cử địa phương và dàn xếp
chính trị phải xảy ra trước khi Ukraine giành lại toàn quyền kiểm soát biên giới
với Nga.
Kể từ khi
xung đột nổ ra vào năm 2014, Ukraine đã không có quyền tiếp cận phần biên giới
đó và Kyiv cáo buộc Moscow gửi quân đội và thiết bị của Nga tới hỗ trợ lực lượng
ly khai.
Đó là lý
do tại sao Ukraine khẳng định họ nên giành lại quyền kiểm soát biên giới trước
khi các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức.
Nếu không,
"các cuộc bầu cử địa phương sẽ được tổ chức dưới áp lực của Nga và trong
điều kiện Nga chiếm đóng", Oleksandr Merezhko, Phó trưởng phái đoàn
Ukraine tại Nhóm Liên lạc Ba bên, nói.
Theo các
thỏa thuận Minsk, các cuộc bầu cử phải được tổ chức theo luật pháp Ukraine và
điều đó chỉ có thể thực hiện được nếu họ kiểm soát được biên giới, ông nhấn mạnh.
Phía Nga
đã không trả lời BBC nhưng đầu năm nay Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo
sẽ có "sự tàn sát" nếu Ukraine được phép giành lại quyền kiểm soát miền
đông Ukraine, bao gồm cả biên giới, trước khi cuộc bầu cử địa phương được tổ chức.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8ABC/production/_122261553_ukra3.jpg.webp
Một
số lệnh ngừng bắn đã được đồng ý nhưng bạo lực vẫn đang diễn ra ở miền đông
Ukraine
Những yêu
cầu mới nhất của Nga nhằm ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO được coi là một nỗ lực
khác nhằm hạn chế chủ quyền của Ukraine.
Tuy nhiên,
Đại sứ Sajdik tin rằng có thể thỏa hiệp và Minsk là một giải pháp khả thi để chấm
dứt xung đột. Nhưng chỉ khi có ý chí chính trị, và Nga và Ukraine buộc tội nhau
là không bên nào có ý chí chính trị.
Tuy nhiên,
tất cả họ đều đồng ý rằng điều quan trọng là phải tiếp tục đối thoại trong các
định dạng hiện có. Ông Allan nói: "Giải pháp thay thế là một thứ nguy hiểm
hơn nhiều."
-----------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Mỹ, Anh cảnh báo Nga 'hậu
quả nghiêm trọng' nếu Moscow xâm lăng Ukraine
12 tháng
12 năm 2021
.
Putin so sánh chiến sự
Ukraine với nạn diệt chủng
10 tháng
12 năm 2021
.
Nước Đức chia tay Angela
Merkel có mạnh mẽ hơn trước?
8 tháng 12
năm 2021
.
Dân mạng VN bình luận
chuyện 'ông Putin phải lái taxi' sau khi Liên Xô tan rã
13 tháng
12 năm 2021
.
TT Biden truy tặng Huân
chương Danh dự cho quân nhân da đen đầu tiên kể từ chiến tranh VN
17 tháng
12 năm 2021
.
30 năm Liên Xô tan rã: Nước
Nga mới đã giúp nhiều người Việt 'đổi đời'
13 tháng
12 năm 2021
No comments:
Post a Comment