Theo
dõi Nhân quyền: Xét xử Phạm Đoan Trang là sự “sợ hãi tiếng nói bất đồng”
RFA
13/12/2021
Bà Phạm Đoan Trang
trước trụ sở của Human Rights Watch và ông Phil Robertson. MLBVN/RFA
edited
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch hôm
13 tháng 12 ra tuyên bố, kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà báo Phạm
Đoan Trang chỉ một ngày trước khi diễn ra phiên xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân
dân Hà Nội.
“Blogger năng động Phạm Đoan Trang phải đối
mặt với đòn trả đũa nặng nề của chính quyền vì những hoạt động ủng hộ tự do biểu
đạt, tự do báo chí và nhân quyền của bà trong suốt một thập niên,” ông
Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói
trong tuyên bố.
Ông này cũng cho rằng bằng cách khởi tố và đưa
Phạm Đoan Trang ra xét xử, chính quyền Việt Nam đang cho thấy họ "sợ
các tiếng nói phê phán có ảnh hưởng đến thế nào.”
Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến mở
phiên xét xử nhà báo bất đồng chính kiến nổi tiếng vào ngày 14 tháng 12, sau
hơn một năm bà bị bắt giữ hồi đầu tháng 10/2020 chỉ vài giờ sau khi kết thúc đối
thoại nhân quyền Việt-Mỹ.
Nhà báo Phạm Đoan Trang bị cáo buộc dưới tội
danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của luật Hình sự năm
1999.
“Viết về thảm hoạ môi trường, vi phạm nhân quyền,
thiếu tự do tôn giáo, và trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế không phải là tội,
thế nhưng mà chính quyền Việt Nam lại biến những việc đó thành tội phạm” - ông Robertson nói và cho rằng “lẽ ra chính quyền nên hoan nghênh
việc bà Phạm Đoan Trang tìm hiểu về những việc làm sai trái, lạm dụng và lạm
quyền, thay vì trừng phạt bà.”
Trong bản cáo trạng truy tố cựu phóng viên của
các tờ báo lớn trong nước, nhà cầm quyền cáo buộc bà Trang tham gia thảo luận
bàn tròn trực tuyến trên BBC Việt ngữ và trả lời phỏng vấn của phóng viên ban
Việt ngữ - Đài Á Châu Tự Do.
Ngoài làm báo, bà Phạm Đoan Trang còn là tác
giả hay đồng tác giả của nhiều cuốn sách về khoa học chính trị, cũng như các
báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bà cũng là người chắp bút cho báo
cáo về thảm hoạ môi trường do công ty Formoasa gây ra ở miền trung Việt Nam hồi
năm 2016.
Trước bối cảnh bà Phạm Đoan Trang sẽ bị xét xử
và phải đối diện với mức án có thể lên đến 12 năm tù giam, tổ chức nhân quyền
quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho bà
Trang ngay lập tức.
Phó Giám đốc Ban Á châu của tổ chức nhân quyền
có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế
của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Úc và Nhật Bản "cần chấm dứt việc ém nhẹm
những vi phạm nhân quyền có tính hệ thống của Việt Nam".
Hôm 8 tháng 12, tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả
CPJ công bố nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông trên
toàn thế giới trong năm 2021, qua đó cho thấy Việt Nam là một trong bốn nước
bắt giam nhiều nhà báo nhất trên thế giới.
Trong 23 nhà báo Việt Nam được CPJ nhắc tên,
có nhà báo Phạm Đoan Trang sắp bị đưa ra xét xử và đối diện với mức án lên đến
12 năm tù nếu bị tuyên là có tội.
.
===============================
.
Tám
chuyên gia LHQ bác bỏ cáo buộc của Nhà nước VN đối với Phạm Đoan Trang
RFA
02/11/2021
Nhà báo Phạm Đoan Trang. FB Phạm
Đoan Trang
Tám chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hôm 29
tháng 10 ra tuyên bố chung, gọi nhà báo Phạm Đoan Trang là “nạn nhân của chính
quyền” và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà ngay lập tức và vô điều kiện.
Các chuyên gia này bao gồm các Báo cáo Viên Đặc
biệt, và thành viên lãnh đạo của các Nhóm Làm việc.
Trong tuyên bố trên, các chuyên gia cho rằng
Điều 88 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 được dùng để truy tố nhà báo Phạm Đoan
Trang, là điều luật “mơ hồ và vi phạm các tiêu chuẩn của luật pháp nhân quyền
quốc tế”, vốn đã bị kêu gọi bãi bỏ từ lâu.
Việc bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang chỉ vì bà
đã làm các báo cáo về sự vi phạm nhân quyền của Nhà nước, theo nhóm chuyên gia
này, là có tính chất tuỳ tiện.
Trên thực tế, Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện
của Liên Hợp Quốc (UNWGAD) hôm 25 tháng 10 đã kết luận rằng nhà nước Việt Nam
đã “giam giữ tuỳ tiện bà Phạm Đoan Trang” trong suốt thời gian vừa qua, do vậy
bà Trang cần phải được trả tự do.
Nhóm chuyên gia nhân quyền cũng cho rằng hệ quả
của việc bắt giữ và truy tố nhà báo Phạm Đoan Trang sẽ rất nghiêm trọng, nó tạo
ra sự sỡ hãi và ép các cá nhân khác trong xã hội phải im lặng trước bất công.
Sau cùng, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc hối
thúc chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà báo Phạm
Đoan Trang, cũng như cho phép và tiếp cận với việc chăm sóc y tế.
Về tác dụng của tuyên bố chung từ các chuyên
gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của
báo Luật Khoa Tạp Chí và là người đại diện của nhà báo Phạm Đoan Trang, nói:
“Tôi tin rằng quan điểm của nhóm chuyên gia này có
giá trị tham khảo rất lớn về mặt pháp lý, bởi vì họ là những chuyên gia hàng đầu
thế giới được Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm vào các vị trí
Báo cáo Viên Đặc biệt, hoặc nhóm công tác đặc biệt của Liên Hiệp Quốc.
Tôi tin rằng cái giá trị pháp lý này có thể giúp
công chúng Việt Nam hiểu rõ hơn về bản chất của bản cáo trạng liên quan đến nhà
báo Phạm Đoan Trang, và nó ít nhiều có giá trị thuyết phục đối với chính quyền
Việt Nam, rằng họ đang làm một việc trái với luật pháp quốc tế, trái với những
công ước về nhân quyền mà chính họ đã ký kết.”
Ngoài ra, ông Trịnh Hữu Long cũng cho rằng, bản
tuyên bố chung này cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với công chúng Việt
Nam, nếu trong trường hợp chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục xét xử và kết tội
nhà báo Phạm Đoan Trang. Ông nói thêm:
“Tôi nghĩ rằng từ xưa đến nay thì công
chúng nghe rất nhiều những người phê phán chính quyền Việt Nam về vấn đề nhân
quyền. Hầu hết những ý kiến này đến từ giới hoạt động chính trị, hoạt động nhân
quyền ở trong nước, và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Thế thì những tổ chức
này là những tổ chức độc lập với chính quyền và vẫn bị Chính phủ Việt Nam lẫn
công chúng Việt Nam không xem trọng.
Thế thì khi mà có một tuyên bố của Liên Hiệp Quốc
thì mọi việc khác hẳn. Bởi vì Liên Hiệp Quốc là nơi mà chính bản thân Nhà nước
Việt Nam cũng là một thành viên. Và Việt Nam đã đồng ý với tất cả các cơ chế
nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Thế thì khi những chuyên gia của Liên Hiệp Quốc
lên tiếng, nó có giá trị phát ngôn chính thức cho một cơ quan, cho một tổ chức
mà Việt Nam đã thừa nhận.
Chính quyền Việt Nam không thể nào chối bỏ những
nghĩa vụ của mình trong tổ chức này. Và cũng không thể nào có thể tuyên truyền
và xuyên tạc về uy tín cũng như danh dự của những chuyên gia này.”
.
==========================================
.
Các
chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan
Trang
RFA
29/10/2021
Bà Phạm Đoan Trang tại cơ quan điều
tra Facebook
Nhóm báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên
Hiệp Quốc vào ngày 29/10 ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do
ngay và vô điều kiện cho nhà báo độc lập và nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Đoan
Trang.
Thông cáo báo chí dẫn tuyên bố của các chuyên
gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng “Bà Phạm Đoan Trang là nạn nhân mới nhất của
việc cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng cáo buộc tuyên truyền một cách mơ hồ nhằm
đàn áp giới viết sách, phóng viên và những nhà bảo vệ nhân quyền; cũng như hình
sự hóa việc thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến và quyền chia sẽ thông tin”.
Thông cáo báo chí nêu rõ Bà Phạm Đoan Trang hiện
đang bị giam giữ tại Trại Tạm giam Số 1 ở Hà Nội. Bà bị bắt vào tháng 10 năm
ngoái. Suốt hơn một năm bị giam bà không được phép gặp luật sư. Mãi đến cuối
tháng tám năm nay mới có cáo trạng.
Bà cũng không được gặp thân nhân, và sức khỏe
suy giảm nhưng gần đây mới được chăm sóc y tế.
Phiên xử Bà Phạm Đoan Trang dự kiến được tổ chức
ngày 4/11 tới đây bị hoãn.
Các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc
lại việc lên tiếng nhiều lần về Điều 88, Bộ Luật Hình sự Việt Nam (cũ) mà bà
Trang bị cáo buộc. Các chuyên gia cho rằng đây là điều luật mơ hồ và vi phạm
các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.
Nhóm vừa nêu bao gồm Bà Irene Khan- Báo cáo
viên đặc biệt về quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận; bà Elina Steinerte-
Chủ tịch; Tiến sĩ Miriam Estrada- Castillo- Phó chủ tịch; bà Leigh Toomey, ông
Mumba Malila; bà Priya Gopalan thuộc Nhóm Làm việc Về Giam giữ Tùy tiện; bà
Mary Lawlor- Báo cáo viên đặc biệt về tình trạng của những nhà bảo vệ nhân quyền;
và bà Tlaleng Mofokeng- Báo cáo viên đặc biệt về quyền thân thể và sức khỏe
tinh thần.
.
========================================
.
Nhóm
Làm việc Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Tùy tiện công bố quan điểm về vụ Phạm Đoan
Trang
RFA
27/10/2021
Nhà báo Phạm Đoan Trang. Facebook
Phạm Đoan Trang
Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ
Tùy tiện (WGAD) vào ngày 25/10 công bố quan điểm về vụ nhà báo Phạm Đoan Trang.
Theo WGAD, việc giam giữ nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang do cơ quan chức năng
Việt Nam thực hiện là tùy tiện và WGAD kêu gọi trả tự do ngay cho bà này.
WGAD cho biết Chính phủ Việt Nam có yêu cầu tổ
chức này không đánh giá về vụ việc dựa theo những thông tin mà Hà Nội cho là
chưa được kiểm chứng cũng như trước khi cơ quan chức năng Việt Nam hoàn thành kết
luận điều tra.
WGAD nêu rõ có nguồn tin cho biết, bà Phạm
Đoan Trang bị biệt giam hơn một năm trời. Suốt thời gian này, luật sư bào chữa
và thân nhân không được tiếp xúc bà Trang.
Cáo buộc đối với bà này là vi phạm Điều 117 Bộ
Luật Hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, theo WGAD, đây là một điều luật mơ hồ không
thể là căn cứ pháp lý để giam giữ bà Phạm Đoan Trang.
WGAD cho biết đã từng có một số lần nêu vấn đề
cáo buộc theo những điều luật mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam; và điều luật
này không tương thích với điều 11 trong Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên
Hiệp quốc. Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng từng kêu gọi Việt Nam cấp tốc điều chỉnh
những điều luật mơ hồ như điều 117 Bộ Luật Hình sự.
WGAD cũng nhận định hành xử của bà Phạm Đoan
Trang là thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền tự do ngôn luận và tự do lập
hội, hội họp một cách ôn hòa. Những quyền này được bảo đảm bởi Công ước và
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ.
Theo WGAD, nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị
tước mất những quyền tự do vừa nêu trên cơ sở bị phân biệt do bản thân là một
nhà bảo vệ nhân quyền và quan điểm chính trị hoặc những ý kiến khác.
.
===================================
.
Luật
sư: sức khoẻ của nhà báo Phạm Đoan Trang bị sa sút trong trại tạm giam
RFA
20/10/2021
Nhà báo Phạm Đoan Trang. Facdebook
Phạm Đoan Trang
Hôm 19 tháng 10, luật sư Lê Văn Luân, một
trong số các luật sư bào chữa của nhà báo Phạm Đoan Trang đã thông báo trên
trang Facebook cá nhân của ông về cuộc gặp với thân chủ trong cùng ngày. Theo
đó ông tiết lộ rằng sức khoẻ của nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị sa sút trong thời
gian bị giam giữ.
Bà Phạm Đoan Trang (43 tuổi) bị bắt từ tháng
10 năm 2020 và bị truy tố tội tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật
Hình sự cũ.
Theo luật sư Luân thì thời tiết chuyển lạnh
khiến hai chân của Phạm Đoan Trang bị đau trong thời gian gần đây, đây cũng là
di chứng của việc bà Trang bị tấn công dẫn đến vỡ xương đầu gối hồi năm 2015.
Ngoài ra, nhà báo Phạm Đoan Trang cũng chịu
các vấn đề sức khoẻ phụ khoa, khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, có khi kéo
dài lên đến 15 ngày mỗi chu kỳ. Điều này cộng với vấn đề huyết áp thấp đã khiến
bà cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Một vấn đề nghiêm trong nữa được luật sư Lê
Văn Luân tường thuật lại đó là nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết bà bị u nang buồng
trứng, và trong một năm vừa qua không hề được thăm khám lẫn điều trị.
Những vấn đề sức khoẻ kể trên đã ảnh hưởng lớn
đối với bà Phạm Đoan Trang, khiến bà bị sụt 10 kg, theo tường thuật của luật sư
Luân.
Để tìm hiểu về những áp lực đối với người bị
giam giữ trong thời kỳ tạm giam điều tra, RFA phỏng vấn cựu tù nhân lương tâm
Phạm Thanh Nghiên, bà cho biết:
“Tôi đã từng là người trải qua bốn năm tù,
trong đó có khoảng gần 18 tháng ở trại tạm giam. Sau khi mà tôi ra toà, thành
án rồi, bị kết án rồi thì mới lên nhà tù Thanh Hoá, đó là trại giam. Thì thời
gian ở trong trại tạm giam là khó khăn hơn cả.”
Về vấn đề sức khoẻ của nhà báo Phạm Đoan
Trang, bà Phạm Thanh Nghiên lý giải:
“Cái này thì tôi cũng đã từng chứng kiến một
số trường hợp, những chị em tù hình sự mà tôi ở cùng, có những người bị rong
kinh, thì tôi không biết của Trang là đến mức độ nào, có bị băng huyết không
nhưng mà như thế thì cũng đã là đáng lo rồi.
Sau này thì tôi ra tù thì cũng có hỏi một số bác sĩ
thì họ nói rằng là do tình trạng lo lắng, stress, thậm chí trầm cảm quá mức bởi
vì thời gian tạm giam là thời gian căng thẳng nhất. Phải đối phó, phải đi cung,
phải chịu thẩm vấn, rất là nhiều thứ. Tôi có gọi là trong thời gian án tù, thì
thời gian tạm giam là khó khăn nhất, kinh khủng nhất. Không được gặp thân nhân,
không được gặp gia đình, nhất là những vụ án chính trị thì lại không được gặp
luật sư nữa.
Cho nên dù có dũng cảm đến mấy, quả cảm đến mấy,
tinh thần vững đến mấy thế nhưng mà nó ảnh hưởng rất là lớn đến cái sức khoẻ của
mình cả về sức khoẻ thần kinh, tinh thần, tâm lý lẫn thể lý.”
Bà Phạm Thanh Nghiên cũng cho biết mặc dù các
trại tạm giam có bệnh xá, nhưng trong các vụ án chính trị thì người bị giam giữ
rất khó được tiếp cận việc thăm khám và chữa trị.
Trước đó, các luật sư cũng thông báo về phiên
toà sơ thẩm xét xử vụ án của bà Phạm Đoan Trang sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 11
tới đây, tuy nhiên phải đến ngày 19 tháng 10 thì các luật sự mới được gặp thân
chủ.
.
======================================
.
Nhà
báo độc lập/nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị đưa ra xét xử ngày 4/11
RFA
18/10/2021
Nhà báo Phạm Đoan Trang. Facebook
Phạm Đoan Trang
Nhà báo độc lập/nhà hoạt động Phạm Đoan Trang
sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 4/11 tới đây tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam (VoV) loan
tin ngày 18/10, dẫn quyết định của Tòa án Hà Nội như vừa nêu và cho biết thẩm
phán chủ tọa phiên xử là bà Chử Phương Ngọc và hai Hội Thẩm Nhân dân Trương Việt
Toàn và Nguyễn Thị Thúy.
Cô Phạm Đoan Trang sinh năm 1978, hộ khẩu thường
trú tại Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội bị bắt vào khuy ngày 6/10 năm
ngoái khi đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó cô bị di lý ra Hà Nội.
Cáo buộc mà cơ quan chức năng đưa ra đối với
cô Phạm Đoan Trang là ‘tuyên truyền chống Nhàn nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam’ và ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam’.
VoV cho rằng Cô Phạm Đoan Trang được nhiều người
biết đến như một blogger và sở hữu trang Facebook có gần 70 ngàn lượt theo dõi.
Cô Phạm Đoan Trang viết nhiều cuốn sách về
nhân quyền, chính trị được xuất bản ở trong nước và nước ngoài. Cô nhận được
nhiều giải thưởng về nhân quyền trong những năm qua như giải Tự do Báo chí 2019
của tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, giải Homo Homini 2017 từ tổ chức People
In Need.
Nhân ngày nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt
giam một năm, các tổ chức nhân quyền và phi chính phủ lên tiếng kêu gọi trả tự
do cho bà.
Hôm 6 tháng 10, tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt
Nam (LIV), nơi cô Phạm Đoan Trang là người đồng sáng lập, ra tuyên bố lên án việc
chính quyền Việt Nam giam giữ cô Phạm Đoan Trang và yêu cầu việc trả tự do cho
cô.
Tuyên bố trên có đoạn: “Chúng tôi lên án
hành vi của chính quyền Việt Nam trong việc liên tiếp sách nhiễu nhà đồng sáng
lập của chúng tôi là bà Phạm Đoan Trang.
Việc bắt và giam giữ bà Trang là hành vi vi phạm quyền
tự do ngôn luận một cách trắng trợn. Nói rộng hơn, hành động này còn tấn công
vào nền tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập.”
Vào ngày 5/ 10, tổ chức Dự án 88 cũng cho đăng
tải một bài quan điểm trên báo Asia Times, nói về nhà hoạt động Phạm Đoan Trang
nhân dịp một năm ngày cô bị bắt.
VIDEO :
Nhà báo Phạm
Đoan Trang nói gì tại lễ trao giải Tự do báo chí thế giới?
https://www.youtube.com/watch?v=jmram17_gDo
No comments:
Post a Comment