Dohamide,
Giấc Mơ Chàm và Bangsa Champa
Ngô Thế Vinh
16/12/2021
https://www.voatiengviet.com/a/dohamide-cham-bangsa-champa/6356012.html
https://gdb.voanews.com/DF7CF562-F846-4663-8653-90CE445F6007_cx0_cy3_cw0_w1023_r1_s.jpg
Dohamide
được diện kiến cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman tại Kansas City 1966.
[album gia đình anh chị Dohamide]
https://gdb.voanews.com/E343C956-C2CD-4277-B313-12F8547FC7FB_w650_r0_s.jpg
Từ
trái, cây bút chuyên khảo văn minh Champa trên tạp chí Bách Khoa Dohamide, chủ
nhiệm Bách Khoa Lê Ngộ Châu, Ngô Thế Vinh, nhà văn Võ Phiến. [hình chụp 1994 tại
Little Saigon, tư liệu Ngô Thế Vinh]
*
TIỂU
SỬ
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại
làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến:
Linh Phương, Châu Giang Tử,
Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại
Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm
Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau:
“Bạn
Dohamide, tác giả loạt bài sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng Katambong,
Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng buộc khắt khe của tập
tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia đình vừa đi học, và hiện
nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ngoài tiếng Chàm là tiếng
mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã
Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn Dohamide rất nhiều trong những
thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách Khoa, số 135, 15/8/1962]
*
https://gdb.voanews.com/B4D9DA83-6169-4E89-A14A-105CFC2B385A_w650_r0_s.jpg
Lời
Toà Soạn của chủ nhiệm Lê Ngộ Châu giới thiệu Dohamide, tác giả bài viết đầu
tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” trên tạp chí Bách Khoa, số 135,
15/8/1962.
Dohamide
và người em Dorohiêm, cả hai “đã sanh ra và lớn lên tại một thôn ấp người
Chăm theo tôn giáo Islam hệ Sunni Imam Shafi’y, vốn là hậu duệ của Vương
quốc Champa lưu vong từ miền Trung Việt Nam ngày nay. Do vào thời
vua Minh Mạng áp dụng một chánh sách đối xử khắc nghiệt tàn sát người
Chàm, họ phải đào thoát sang định cư bên đất Kampuchea và mãi về sau này,
do có chính sách chiêu dụ của nhà Nguyễn, một số đã trở về tái định cư tại
vùng Tây Nam Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên vùng đất mới này, có 7
làng Chăm đã được thành lập, (con số 7 có ý nghĩa thiêng liêng với
người Chàm), trong đó, ngôi làng chúng tôi có từ thời thuộc
Pháp, lấy tên là làng Katambong tức Koh Ta-boong thuộc tỉnh Châu Đốc.
Koh tiếng
Chàm có nghĩa là cồn hay cù lao, Ta-boong là cây gậy, ngụ ý hình dáng cù lao
này giống như một cây gậy.” Koh
Ta-boong nguyên là một cồn cát, do phù sa từ sông Mekong tạo nên dọc theo một
bên bờ sông Hậu, hàng năm đều có lụt với mùa “nước nổi, nước giựt” và
hiện tượng bên lở bên bồi. Làng Katambong nằm phía bên bồi, nay là một ấp lấy
tên Việt Nam là Khánh Mỹ thuộc xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
“Ngoài
ra còn có 6 làng người Chăm khác là Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba,
Koh Ghoi, Koh Kaghia, Sabâu, với địa danh Việt tương ứng là Châu Giang, Đa Phước,
Châu Phong, La Ma hoặc Vĩnh Trường, Bún Lớn hoặc Bún Bình Thiên, Đồng Cô Kỵ… với
địa thế không liền nhau.” [1]
Làng
Katambong là một xã hội Chăm thu nhỏ và khép kín. Người Việt bên kia sông thì
quen gọi họ là Chà Châu Giang, trong khi người Chàm thì vẫn gọi người
Việt là “Yuôn”, tuy sống kế cận nhưng họ thuộc hai nền văn minh khác
nhau: một bên là nền văn minh cầm đũa (civilization de la
baguette), một bên là nền văn minh ăn bốc.
Thân phụ
anh Dohamide là một trong hai vị giáo làng trong 7 làng Chăm địa phương, một
mình ông phải phụ trách luôn cả ba lớp: đồng ấu / cours enfantin, dự bị / cours
préparatoire và sơ đẳng / cours élémentaire, học đến đó là hết lớp; muốn tiếp tục
học thêm thì phải ra trường tỉnh nhưng hầu hết các học sinh Chăm trong làng
Katambong đều nghỉ học và sau đó chỉ đến trường để được dạy thêm kinh sách giáo
lý Islam.
Qua sông thăm Cồn Tơ Lụa làng Đa Phước:
*
https://gdb.voanews.com/AC288FBB-754A-4D80-8588-F47FAA81E490_w650_r0_s.jpg
trái, Người viết đến thăm giáo đường
Mubarak (có nghĩa là được ban ân phước) của người Chăm Islam ở làng Đa Phước
Châu Đốc; công trình kiến trúc nguy nga này được hoàn tất từ 1992 do tiền từ
các cộng đồng Chăm hải ngoại gửi về, cả được hậu thuẫn rất mạnh từ các nước Hồi
giáo nhất là Mã Lai; phải, ngôi nhà
sàn ngói đỏ của người Chàm, trên Cồn Tơ Lụa An Giang, Châu Đốc, mùa lũ nước có
thể ngập tới sàn nhà. [photo by Nguyễn Kỳ Hùng]
*
https://gdb.voanews.com/1F386E70-EE45-47F5-9376-D9662A31566C_w650_r0_s.jpg
Trái, Người viết đứng bên một khung dệt lụa
cổ truyền, nghề này vẫn được duy trì, và đã gắn bó những người phụ nữ Chàm với
gia đình trong một xã hội khép kín; phải,
Tác giả bế em bé Chàm tên Karim từ tay mẹ của em. [photo by Nguyễn Kỳ Hùng]
.
No comments:
Post a Comment