Vấn đề, con người và con đường đấu tranh
1/07/2021
https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/21946-v-n-d-con-ngu-i-va-con-du-ng-d-u-tranh
Các nhà hoạt
động đổi mới xã hội cần hiểu và thực hiện vai trò của họ trong các chuyển động
để thay đổi phù hợp với tác động qua lại giữa vấn đề, con người và con đường.
Đổi mới xã
hội là đổi mới với mục đích giải quyết các vấn đề xã hội, hoặc đổi mới để dẫn đến
tác động xã hội tích cực, tức là cải thiện cuộc sống của cá nhân, cộng đồng và
toàn dân. Trên trang Việt Nam Thời Báo, tác giả Ngọc Vân đề nghị là đấu tranh
không nhất thiết là bạo lực (1). Đấu tranh có thể là dùng các phương tiện mình
có để buộc đối phương phải thay đổi theo hướng có lợi cho mình.
Để giúp
các nhà hoạt động đổi mới xã hội đóng góp vào thay đổi xã hội, khuôn khổ
"Ba Điểm" (3Đ, xem hình) xem xét bản chất của vấn đề, người theo đuổi
đổi mới xã hội và con đường để tạo nên thay đổi (2).
https://live.staticflickr.com/65535/51286978767_7715ba3f6b.jpg
Hệ
sinh thái của Khuôn Khổ “Ba Điểm”
Đối với cả
những người mới bước vào con đường đổi mới xã hội hay những người đã có kinh
nghiệm hoạt động đổi mới xã hội lâu dài, việc xem xét sự liên kết của 3 yếu tố
này có thể cung cấp một khuôn mẫu tổ chức giúp họ suy nghĩ và hành động theo những
cách có nhiều khả năng mang lại lợi ích cho cá nhân, cộng đồng và toàn dân.
Lần lượt
xem xét ba yếu tố bao gồm vấn đề, con người và con đường đổi mới cũng có thể
làm sáng tỏ các mối quan hệ tương ứng cũng như sự chồng chéo của các yếu tố nầy.
Khuôn khổ 3Đ gợi ý về cách đặt câu hỏi và truy cập các câu trả lời để các nhà
hoạt động đổi mới xã hội suy nghĩ, dàn dựng và cập nhật cách làm việc cho có hiệu
quả. Cách tiếp cận này khuyến khích các cá nhân và nhóm tìm ra sự "Phù Hợp"
giữa ba yếu tố về vấn đề, con người và con đường đấu tranh cho đổi mới.
Vấn đề
Các nhà hoạt
động đổi mới xã hội thường tiếp cận các vấn đề với các biện pháp can thiệp đã
có định sẵn trong đầu họ. Tuy nhiên, việc sử dụng một giải pháp được chỉ định
trước mà không tìm hiểu kỹ vấn đề có nguy cơ gây ra những hậu quả không mong muốn.
Cái giá của thất bại trong đổi mới có thể là rất cao đối với những nhà hoạt động
đổi mới xã hội, những người mà sai lầm không chỉ có thể gánh chịu chi phí cho
chính họ mà còn phải trả giá cho những người mà họ tìm cách giúp đỡ. Để làm rõ
vấn đề, các nhà đổi mới xã hội có thể đặt hai câu hỏi chính sau đây : Bản chất
của vấn đề là gì ? Mô tả ngắn gọn vấn đề là gì ?
Bản chất của vấn đề là gì ?
Các nhà hoạt
động đổi mới xã hội có thể cảm thấy được khích lệ khi họ nghĩ rằng họ hiểu biết
nhiều hơn những gì họ làm, hoặc mặt khác, cảm thấy tê liệt bởi các gút mắt của
vấn đề bởi sự phức tạp do mạng lưới các mảnh bất định và chuyển động liên kết với
nhau. Gút mắt quá to là một lý do phổ biến được đưa ra để trì hoãn hành động và
giảm bớt khát vọng cho đổi mới xã hội. Giữa sự thiếu hiểu biết về vấn đề và tê
liệt, khuôn khổ 3Đ giúp các nhà hoạt động đổi mới xã hội xác định các bên liên
quan và nhận ra các quan điểm khác biệt của vấn đề theo cách nghĩ của những bên
liên quan.
Sự khám
phá này có thể cung cấp một điểm khởi đầu để hiểu các điều kiện vật chất và xã
hội tại chỗ và cụ thể của vấn đề mà các nhà hoạt động đổi mới xã hội tìm cách
giải quyết. Một cuộc thăm dò và suy nghĩ chín chắn như vậy là rất quan trọng để
các nhà hoạt động đổi mới xã hội hiểu được bản chất của vấn đề. Cụ thể, nó có
thể giúp họ xác định các yếu tố khác nhau góp phần vào việc tái tạo vấn đề. Những
yếu tố này có thể là kinh tế, nhận thức, quy chuẩn và chính trị (hay những khía
cạnh khác). Lập bản đồ các yếu tố này và hiểu cách chúng đóng góp vào vấn đề có
thể giúp các nhà hoạt động đổi mới xã hội vượt qua chướng ngại và khó khăn.
Ví dụ : "Ở Việt Nam có hàng
triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân về môi trường. Tất cả những thành phần
như vậy họ đều muốn phản ứng đối với nhà nước về những chính sách bất cập và
gây hậu quả nghiêm trọng đối với vấn đề sinh kế, mưu sinh và môi trường của họ"
– Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (3).
Mô tả ngắn gọn vấn đề là gì ?
Xây dựng một
mô tả ngắn gọn và rõ ràng là rất cần thiết cho việc đổi mới. Nhưng cách làm xây
dựng nầy ít được dùng và ít được trân trọng bởi các nhà hoạt động xã hội, một
phần vì họ làm việc theo cảm hứng. Mô tả ngắn gọn vấn đề là la bàn định
hướng cá nhân cho các nhà hoạt động đổi mới xã hội. Nó cũng là dụng cụ để diễn
giảng, giải thích và giao tiếp bên ngoài nhằm củng cố mục đích chung và huy động
toàn diện các nguồn lực tập thể.
Một cách để
tiếp cận việc xây dựng một mô tả ngắn gọn vấn đề là phân định khoảng cách giữa
thực tế hiện tại và trạng thái mục tiêu. Thực tế hiện tại nắm bắt được thế giới
như thế nào, trong khi trạng thái mục tiêu nắm bắt được khái niệm về việc thế
giới có thể đổi mới như thế nào. Khoảng cách đó là nguồn gốc của căng thẳng
sáng tạo, với căng thẳng tan biến khi thực tế tăng lên đến mức của trạng thái mục
tiêu hoặc trạng thái mục tiêu giảm xuống mức thực tế.
Các nhà hoạt
động đổi mới xã hội có thể lặp lại và điều chỉnh các cách thức của họ về mô tả
ngắn gọn vấn đề theo thời gian, dựa trên cả hiểu biết nhiều sắc thái hơn của họ
về thực tế hiện tại và tầm nhìn mới mẻ về tương lai đổi mới và thay thế. Các cập
nhật nầy sẽ cho phép các nhà hoạt động xã hội phân biệt và đánh giá mức độ tiến
bộ trong hoạt động đổi mới xã hội của họ.
Ví dụ : Việt Nam đã trở
thành một cường quốc của dân oan (4). Xã hội dân sự tranh đấu cho công lý của
dân oan, đoạt lại tài sản cho họ hay bảo đảm bồi thường thích đáng, giúp dân
oan tái định cư an toàn, được bảo vệ, được phát triển và được tham gia vào tái
lập đất nước trong hòa bình, thoát vòng nô lệ ý thức và vòng nô lệ Trung Quốc,
và điều tra mở rộng tội ác mà đảng đã gây ra đối với họ.
Con người
Ngoài sự
hiểu biết và mô tả về vấn đề, các nhà hoạt động đổi mới xã hội cần hiểu và giải
thích về bản thân và tư cách cá nhân khi họ giao tiếp với người khác với tư
cách cá nhân. Giải quyết các vấn đề xã hội thường đòi hỏi phải phá vỡ các chuẩn
mực hay thể chế hiện có, và một cá nhân hiếm khi thành công một mình. Thay vào
đó, các nhà hoạt động đổi mới xã hội đóng góp vào các phong trào tập thể hướng
tới sự đổi mới. Để hiểu về con người trong khuôn khổ 3Đ, các nhà hoạt động xã hội
có thể tự đặt các câu hỏi sau : Động lực
nào thúc đẩy việc đổi mới ? Nguồn sức mạnh làm vận hành đổi mới là gì ?
Để trả lời
cả hai câu hỏi nầy, khoa học xã hội khuyến khích các nhà hoạt động đổi mới xã hội
xem xét chính bản thân họ cũng như hướng ngoại để giải thích các động lực và
nguồn sức mạnh của các bên liên quan khác nhau trong vấn đề mà họ muốn giải quyết.
Động lực nào thúc đẩy việc đổi mới ?
Các nhà hoạt
động đổi mới xã hội cần phải kiên trì khi sự bất định xuất hiện, khi động lực
hoạt động bị ngăn chặn, khi những trở ngại mới xuất hiện và khi những lời chỉ
trích ngày càng nhiều hơn, đó là chưa kể những lúc bị bắt giam và tù đày. Sự
kiên trì như vậy đòi hỏi sự đam mê trong hoạt động đổi mới và lòng dũng cảm. Một
mặt của động thái kiên trì này là tình cảm dành cho con đường những người hoạt
động đổi mới xã hội tự lựa chọn. Hài hòa giữa thông minh và tình cảm, họ chống
lại sự thờ ơ bằng lòng đam mê, chống lại sự lãnh đạm bằng dấn thân, chống lại sự
sợ hãi với hy vọng, chống lại cô lập bằng đoàn kết, và chống lại thiếu tự tin với
niềm tin rằng một cá nhân có thể tạo ra sự đổi mới xã hội.
Một khía cạnh
khác của động thái kiên trì trong đổi mới là tư duy. Khi mọi người hoạt động đổi
mới coi thất bại là cơ hội để học hỏi và củng cố bản thân, thay vì là dấu hiệu
của sự kém cỏi vĩnh viễn, họ có nhiều khả năng để nỗ lực thêm, chấp nhận rủi ro
và đạt được mục tiêu dài hạn. Đối với những nhà hoạt động đổi mới xã hội (cả
người mới dấn thân và người có kinh nghiệm cũng vậy), một tư duy phát triển như
vậy có thể giúp ích khi đối mặt với sự phức tạp và phản kháng trong các thế lực
chống lại đổi mới, các thế lực chống lại cải cách xã hội và kìm hãm xã hội đi về
một tương lai tốt đẹp.
Các nhà hoạt
động đổi mới xã hội thường phối hợp với những người khác để có thể cải thiện cuộc
sống của cá nhân, cộng đồng và toàn dân. Họ không chỉ cần xem xét động cơ của bản
thân mà còn phải xem xét động cơ của người khác từ quan điểm của họ và từ quan
điểm của những người ủng hộ và chống lại quá trình đổi mới. Sự hiểu biết như vậy
về những người khác là rất quan trọng để huy động và tổ chức hiệu quả một phong
trào thiên về đổi mới.
Ví dụ : Dân oan đã đoàn kết
để đi khiếu kiện và tranh đấu cho công lý hàng chục năm, với những lãnh đạo già
dặn kinh nghiệm trong hành trình đi tìm công lý, trong tổ chức, trong kết nối
và khi đối đầu với bạo lực, tù đày, gia đình lầm than và ly tán. Hàng ngàn
blogger tham gia tường thuật và truyện kể về những nhục hình dân oan phải gánh
chịu. Hàng ngàn luật sư đã can đảm bảo vệ công lý của dân oan. Toàn dân nhận thức
rằng với sự tồn tại của đảng, dân không bao giờ có quyền sở hữu tài sản. Tội ác
đảng đã gây ra hôm nay với dân oan đảng sẽ cướp tài sản của bất cứ dân nào
trong tương lai. Đây là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng.
Đảng ỷ
mạnh quen thói đời ăn cướp (5)
Lấy đất
nhà không thỏa đáng đền bù
Chuyên
dựng chuyện tạo luật rừng luật rú
Đám dân
oan chống đối bỏ ngồi tù !
Nguồn sức mạnh làm vận hành đổi mới là gì
?
Các nhà hoạt
động đổi mới xã hội cần suy nghĩ một cách có hệ thống về các nguồn năng lực sẵn
có để đóng góp vào sự thay đổi xã hội, bao gồm năng lực cá nhân, năng lực phát
xuất từ vị trí xã hội cũng như năng lực đến từ các mối quan hệ, cả hiện tại và
tiềm năng. Khuôn khổ 3Đ đề nghị phân biệt giữa các nguồn năng lực cá nhân, vị
trí và mối quan hệ. Nguồn sức mạnh của cá nhân là nội tại, bắt nguồn từ nhân
cách, kinh nghiệm và chuyên môn. Nguồn năng lực vị trí là năng lực đến từ các
vai trò chính thức trong tổ chức và xã hội. Nguồn năng lực đến từ quan hệ là
năng lực đến từ các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người
đồng hành cho mục tiêu chung. Các nhà hoạt động đổi mới xã hội cần lập bản đồ tất
cả các nguồn năng lực này, đánh giá bản thân từng cá nhân, cũng như ảnh hưởng của
họ đối với những người khác và sức mạnh hay điểm yếu của các mối quan hệ xã hội
của họ. Có biết ta và hiểu người thì các nhà hoạt động xã hội mới duy trì được
sự kiên trì trong hoạt động.
Ví dụ : Cuộc chiến giữ đất
của dân oan như thế nào (6) ? Dân oan đã đoàn kết cục bộ như thế nào ? Dân oan
đã đoàn kết trên diện rộng như thế nào ? Các nhà hoạt động xã hội hỗ trợ dân
oan như thế nào ? Các luật sư hỗ trợ dân oan ra sao ? Làm sao để gia tăng kết nối
giữa các tổ chức dân oan và mạng xã hội dân sự ? Kinh nghiệm và dụng cụ nào từ
những cuộc đấu tranh của dân oan từ Trung cộng là thích hợp cho dân oan từ Việt
cộng ? Bao nhiêu cụm dân oan trên 63 tỉnh ? Có những quan hệ trao đổi gì giữa dân
oan bị mất đất và dân oan từ thảm họa môi trường ? Có những quan hệ trao đổi gì
giữa dân oan và những gia tầng xã hội khác bị áp bức bởi đảng ?
Con đường
Bên cạnh vấn
đề và con người, khuôn khổ 3Đ còn nói về con đường dẫn đến thay đổi. Bởi vì
thay đổi xã hội thường là kết quả của hành động phối hợp, các nhà hoạt động đổi
mới xã hội cần phải tính toán một cách có hệ thống về cách các nỗ lực của họ có
thể bổ sung hiệu quả nhất cho các nỗ lực hiện có khác trong hệ sinh thái, và đặc
biệt là phản ứng của những người thụ hưởng tiềm năng của đổi mới mà những người
nầy đang phải vật lộn với vấn đề, thường xuyên và trong cả một kiếp người. Để
giúp định hướng và hướng dẫn các nhà hoạt động đổi mới xã hội trong việc đánh
giá các con đường thay đổi khác nhau, khoa học xã hội đề nghị rằng các nhà hoạt
động cần đặt các câu hỏi lớn sau đây : Phương tiện để tác động đổi mới xã hội
là gì ? Xã hội mới có thể hình dung ra sao ?
Phương tiện để tác động đổi mới xã hội là gì
?
Vũ trụ của
các phương tiện để tác động đổi mới có xu hướng rất đa dạng. Các nhà hoạt động
có thể cần phải xem xét nhiều phương tiện có thể có để thay đổi xã hội dựa trên
tiềm năng của họ để cải thiện cuộc sống của cá nhân, cộng đồng và toàn dân. Sự
xem xét này đi ngược lại sự thúc đẩy của các nhà hoạt động đổi để nắm bắt ý tưởng
đầu tiên của họ về một giải pháp, hoặc thúc đẩy để làm theo ý muốn của những
người đồng hành với họ, tài trợ họ hay đầu tư thời gian và tiền bạc vào công việc
đổi mới, nhưng định hướng của những người nầy có thể làm tổn hại đến tác động đổi
mới xã hội. Trong các bối cảnh khác nhau, lộ trình đến tác động đổi mới xã hội
có thể dựa trên hành động của cá nhân hoặc tập thể, bắt đầu các sáng kiến mới
hoặc làm việc trong các sáng kiến hiện có, một tổ chức đơn lẻ hay sự cộng tác
giữa các tổ chức khác nhau.
Một số nhà
hoạt động đổi mới xã hội có thể đi đến kết luận rằng họ cần thành lập một tổ chức
mới để giải quyết vấn đề họ phải đối mặt. Tuy nhiên, trong một số bối cảnh, các
nguồn sức mạnh có sẵn thông qua các tổ chức hoặc phong trào hiện có có thể vượt
trội hơn tính linh hoạt của việc tạo ra một thực thể mới. Để so sánh giữa các
phương tiện khác nhau có thể có để thay đổi xã hội, các nhà hoạt động cần vạch
ra các lựa chọn khác nhau có thể tạo ra giá trị và tỏ tường về các giá trị nầy
sẽ giúp ai. Bất kể phương tiện nào, các nhà hoạt động cần vạch ra một lộ trình
liên quan đến việc hợp tác và phối hợp với những người khác, thường là giữa các
lĩnh vực, để giải quyết các vấn đề xã hội.
Ví dụ : "Đúng là Việt Nam hiện
nay cần phải bảo đảm quy định pháp lý rõ ràng hơn nữa về quyền tài sản đối với
đất đai và người dân. Hiện nay người nông dân chỉ có quyền sử dụng còn quyền sở
hữu thì đấy là sở hữu toàn dân. Nhưng mà sở hữu toàn dân là ai thì đấy là một
trong những điều chưa được rõ ràng. Bởi vì sở hữu luôn luôn phải là một người cụ
thể, một pháp nhân rõ ràng thì mới có thể thực hiện được quyền sở hữu đó. Chứ
còn bây giờ toàn dân sở hữu thì điều ấy không rõ ràng" – Tiến sĩ Lê Đăng
Doanh (3).
Chân lý
ngày nào đảng còn, ngày ấy còn gia tăng nhiều dân oan là tại sao ? Có phải đảng
lập lờ đánh lận con đen trong "đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ" để tạo dựng một hệ thống và giai tầng ăn cướp không ? Nguồn tiền
từ đâu mà cán bộ tẩu tán 9,1 tỉ đô la Mỹ ra nước ngoài mỗi năm (7)
?
Khi nào
thì cuộc chiến giữa Mỹ và phương Tây với Trung Quốc về hệ thống giá trị xã hội
sẽ giải quyết (8) ? Xác suất của Đảng cộng sản Trung Quốc sụp đổ là cao hay thấp
? Có mối sụp đổ dây chuyền của các Đảng cộng sản ở Á Châu không ? Xã hội dân sự
đã và đang làm gì để đáp ứng với tiềm năng và thời điểm của đổi thay ?
Xã hội mới có thể hình dung ra sao ?
Mở rộng
quy mô là việc mở rộng tầm nhìn và óc tưởng tượng về xã hội mới hay điều chỉnh
cách nhìn để phù hợp với mức độ của vấn đề hiện tại. Một khía cạnh của quy mô
đó có thể là tăng trưởng tổ chức – tăng tiềm năng, tăng quỹ hoạt động, tăng
doanh thu, nhiều người tham gia hơn và nhiều cơ sở hoạt động hơn. Tuy nhiên, việc
phát triển một tổ chức không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc mở rộng tác
động xã hội.
Các nhà hoạt
động cần phải điều tra hàng loạt các lựa chọn mở rộng quy mô dựa trên tiềm năng
của các lựa chọn nầy để chúng có thể phù hợp với toàn bộ mức độ của vấn đề họ
đang đối mặt. Bên cạnh các suy nghĩ và cân nhắc về lựa chọn cách mở rộng quy mô
– một sản phẩm, chương trình, mô hình, tổ chức, nguyên tắc hoặc một số kết hợp
– các nhà hoạt động đổi mới xã hội cũng phải đối mặt với sự lựa chọn về cách mở
rộng quy mô trên các khu vực địa lý, tầm hoạt động và hoặc các liên hệ cộng
tác.
Để xem xét
song song các quỹ đạo mở rộng khác nhau, các nhà hoạt động có thể dựa vào nhiều
công cụ đã dùng rất nhiều ở các cuộc đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới hay
dựa vào các công cụ đã được nghiên cứu lâu dài trong khoa học xã hội ở các nước
tự do dân chủ. Thông qua nghiên cứu và đánh giá, họ có thể hiểu rõ hơn khía cạnh
nào trong các đổi mới của họ là cốt lõi và khía cạnh nào thì họ có thể linh hoạt.
Thông qua việc tạo điều kiện thích ứng, họ có thể hỗ trợ các sửa đổi đáp ứng
nhu cầu của số lượng người mà họ giúp đỡ ngày càng tăng. Thông qua việc giảm bớt
mức độ đòi hỏi từ các nguồn lực cần thiết để thực hiện đổi mới, họ có thể giảm
bớt một số gánh nặng của việc phổ biến hành động đổi mới, tạo điều kiện để nhiều
người nữa tham gia vào quá trình đổi mới. Thông qua việc sẵn sàng suy nghĩ lại
về những mục tiêu và con đường đổi mới của mình, các nhà hoạt động có thể nâng
cao khả năng phát triển khi bối cảnh phát triển có nhiều triển vọng cũng như
nâng cao khả năng kiên trì của họ trước thử thách và bạo lực. Thông qua việc
trao đổi năng lực với người khác, các nhà hoạt động có thể khai thác kiến thức
của người khác một cách toàn diện và mạnh mẽ.
Ví dụ : Luật sở hữu ở các
nước tôn trọng nhân quyền là như thế nào ? Tại sao dân Hoa Kỳ thà sống tự do
còn không thì chết ? Dân có muốn ổn định xã hội để làm ăn lo cho gia đình không
? Xã hội dân sự lúc nắm quyền sẽ áp dụng công lý chuyển tiếp như thế nào để
thúc đẩy tái thiết xã hội bằng cách giải quyết các di sản của các vi phạm nhân
quyền có hệ thống từ thể chế cộng sản trước thời gian chuyển tiếp (9) ? Làm sao
để gia tăng ý chí chính trị để giải quyết hành vi trộm cắp tài sản trong quá khứ
và thúc đẩy tái thiết xã hội ? Làm thế nào một chính phủ chuyển tiếp có thể
hoàn thành các mục tiêu này ?
Tìm hiểu sự phù hợp giữa ba yếu tố
Khung khổ
3Đ thu hút sự chú ý của các nhà hoạt động đổi mới xã hội đến các bộ câu hỏi cần
thiết để điều tra về việc họ đeo đuổi. Đỉnh cao của khuôn khổ 3Đ là sự giao điểm
giữa vấn đề, con người và con đường để đổi mới. Tại giao điểm này là quỹ đạo của
hành động giải thích sự phù hợp của từng yếu tố trong mối quan hệ với nhau của
các điểm mấu chốt nầy.
Làm thế
nào để vấn đề và con đường phù hợp ? Một số phương tiện thay đổi xã hội có thể
giải quyết các triệu chứng của vấn đề nhưng không giải quyết được nguyên nhân gốc
rễ của nó. Cách suy nghĩ và hành động của những người cầm quyền hiện tại có thể
khiến một số con đường đặc biệt là không làm được nếu không nghĩ đến chuyện cắt
đứt các năng lực của người cầm quyền khi họ rời xa phúc lợi của đại đa số toàn
dân.
Làm thế
nào để vấn đề và con người phù hợp ? Mức độ kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân
những người hoạt động đổi mới xã hội đối với vấn đề có thể không chỉ thu hút sự
hiểu biết và động cơ của họ trong nội bộ, mà còn là cả nguồn sức mạnh và tính hợp
pháp được nhận thức từ bên ngoài. Những nhà hoạt động đổi mới có thể cần tái lập
tính chính danh của họ trong vị trí dấn thân của họ để cố gắng giải quyết vấn đề
hiện tại.
Làm thế
nào để con người và con đường phù hợp ? Một số con đường có thể yêu cầu các nguồn
năng lượng mà các cá nhân hiện không có, trong khi một số động lực có thể dẫn mọi
người đến các phương tiện khác để tiến đến một xã hội mới mà họ đã hình thành
trong tư duy và họ dấn thân để thực hiện.
Nhìn
chung, vấn đề, con người và con đường phù hợp như thế nào ? Câu hỏi này thực sự
là trung tâm của khuôn khổ 3Đ, các nhà hoạt động đổi mới xã hội cần hiểu và thực
hiện vai trò của họ trong các chuyển động để thay đổi phù hợp với tác động qua
lại giữa vấn đề, con người và con đường.
Phạm
Đình Bá
Nguồn :
VNTB, 01/07/2021
----------------------------------------------
Chú thích :
(1) Ngọc
Vân, "Đấu
tranh phải có vũ khí", VNTB.
(2)
Battilana J, Butler B, Kimsey M, Mair J, Marquis C, Seelos C, "Problem,
person and pathway : a framework for social innovators", Handbook of
Inclusive Innovation. 2019 Jun 28.
(3) RFA,
"Dân
oan và sự sợ hãi của chế độ".
(4) BBC, ‘Việt Nam đã trở thành một
cường quốc dân oan’.
(5) Phạm
Đình Bá, "Chính
Trị - Từ chuyện dân oan".
(6) RFA,
"Cuộc
chiến giữ đất của dân oan".
(7)
OZY, Vetnam
Tops List for World’s Illicit Financial Flows.
(8) VNTB,
"Tư
duy nô lệ và khí phách yêu nước".
(9)
Atuahene B, "Property and transitional Justice", UCLA L, Rev.
Discourse, 2010, trong 58-65.
No comments:
Post a Comment