Friday, July 23, 2021

THÔNG ĐIỆP CỦA BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ Ở ĐÔNG NAM Á (Đặng Sơn Duân)

 


Thông Điệp của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ ở Đông Nam Á   

Đặng Sơn Duân

22/07/2021

https://duandang.substack.com/p/227-thong-iep-cua-bo-truong-quoc

 

Trong cuộc họp báo ngày 21.7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết ông trông đợi “đưa ra những phát biểu quan trọng tại Singapore về cách chúng ta củng cố một trong những tài sản chiến lược vô song trong khu vực, đó là mạng lưới đồng minh và đối tác hùng mạnh của chúng ta”.

 

I. Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

 

1. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Đông Nam Á

 

Ngày 19.7, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Bộ trưởng Lloyd Austin sẽ có chuyến thăm Đông Nam Á vào cuối tháng 7. Lịch trình bao gồm các chặng dừng chân ở Singapore, Hà Nội và Manila. Tại Singapore, ông Austin sẽ có bài phát biểu tại sự kiện của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).

 

Chuyến thăm của Bộ trưởng Austin sẽ chứng tỏ tầm quan trọng của Đông Nam Á và ASEAN như một phần thiết yếu của kiến trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương đối với Chính quyền Biden-Harris. Chuyến đi này sẽ nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ đối với khu vực và lợi ích của chúng tôi trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong khu vực và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN.

 

Đây vốn là chuyến thăm được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 6, nhân dịp tham dự Đối thoại Shangri-La. Tuy nhiên, nó đã bị hủy sau khi sự kiện này bị hủy do tình hình đại dịch Covid-19.

 

Đối với Việt Nam, đây có thể là chuyến đi chuẩn bị cho cuộc công du tiềm tàng của Phó tổng thống Kamala Harris đến Việt Nam vào trung tuần tháng 8.

 

Trong cuộc họp báo ngày 21.7, ông Austin cho biết ông trông đợi “đưa ra những phát biểu quan trọng tại Singapore về cách chúng ta củng cố một trong những tài sản chiến lược vô song trong khu vực, đó là mạng lưới đồng minh và đối tác hùng mạnh của chúng ta”.

 

Ba thông điệp chính mà ông Austin mang theo bao gồm:

 

1- “Điều đầu tiên chỉ đơn giản là Mỹ vẫn là một đối tác đáng tin cậy, một người bạn xuất hiện khi cần”.

 

2- Thứ hai, ông Austin cho biết ông sẽ cổ vũ cho “một trật tự khu vực công bằng, cởi mở và bao trùm cũng như cho những giá trị chung để bảo đảm mọi quốc gia có phần công bằng”.

 

“Và tôi cũng sẽ nói rõ lập trường của chúng tôi trước những yêu sách vô hiệu và không có cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông”.

 

3- “Và cuối cùng, tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đối tác về cách chúng ta cập nhật – và hiện đại hóa năng lực của chúng ta và khả năng của chính họ để cùng nhau giải quyết một số hình thức gây hấn và ép buộc đang biến đổi mà tất cả chúng ta đang thấy. Và tôi sẽ nói chuyện với bạn bè của chúng ta về cách chúng ta sẽ làm việc chung để theo đuổi tầm nhìn mới của chúng ta về khả năng răn đe tích hợp”.

 

Thỏa thuận VFA

 

Một trong những nghị trình lớn nhất của Bộ trưởng Austin khi đến Philippines là Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA).

 

Theo trang USNI, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết Philippines đang cân nhắc bổ sung một phụ lục vào thỏa thuận này.

 

2. Tàu sân bay Anh

 

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao phụ trách châu Á Nigel Adams đã đến Hà Nội tối 21.7. Sáng 22.7, ông Wallace có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang.

 

Ông Wallace đến Việt Nam sau chuyến thăm Hawaii, Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi ông đưa ra một số thông báo quan trọng về lịch trình hoạt động của nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cũng như sự hiện diện của Anh ở khu vực.

 

Theo Bộ Quốc phòng Anh, nhóm tàu sân bay này sẽ tiến hành tập trận với Mỹ, Úc, Pháp, Nhật, New Zealand và Hàn Quốc ở Biển Philippines vào tháng 8.

 

Nhóm tàu này cũng sẽ tập trận với một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở khu vực. Thông báo của phía Anh cho biết cuộc tập trận sẽ là đợt tập trung lớn nhất của các chiến đấu cơ F-35. Thế nên, nhiều khả năng tàu sân bay Mỹ tham gia tập trận sẽ là tàu USS Carl Vinson, vốn đã được triển khai một phi đội F-35.

 

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Anh cho biết nước này sẽ triển khai thường trực hai tàu tuần tra HMS Spey và HMS Tamar ở khu vưc từ cuối tháng 8. Một đơn vị thủy quân lục chiến cũng sẽ hiện diện ở khu vực trong tương lai.

 

Chuyến đi đến Biển Đông của tàu chiến Anh ‘đe dọa Trung Quốc về mặt chính trị hơn là quân sự’ – Hoàn Cầu thời báo

 

3. Biển Đông

 

– Sau vài ngày hoạt động ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đang trên đường đến Tam Á trong sáng nay 22.7.

 

– Tàu Hải cảnh 5202 của Trung Quốc vẫn lượn lờ xung quanh giàn khoan Clyde Boudreaux ở lô Tuna của Indonesia từ ngày 18.7 đến nay, sau khi tín hiệu AIS của nó được bật trở lại. Như vậy, Trung Quốc hiện duy trì sự hiện diện thường xuyên của một tàu hải cảnh ở lô Tuna, thay vì lượn lờ giữa khu vực Tư Chính và mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh của Việt Nam như trước đây.

 

https://cdn.substack.com/image/fetch/w_1456,c_limit,f_auto,q_auto:good,fl_progressive:steep/https%3A%2F%2Fbucketeer-e05bbc84-baa3-437e-9518-adb32be77984.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2Ff309cc50-2dda-4ef6-819d-1c5e53e78d43_1000x602.jpeg

Ảnh tư liệu

 

– Tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 vẫn lượn lờ xung quanh khu vực bãi cạn Luconia ở gần Malaysia.

 

– Tàu vận tải Sansha 2 của Trung Quốc vừa có chuyến đi đến một số thực thể ở Trường Sa và xuống đến Bãi James ở gần Malaysia. Cùng xuống Bãi James với tàu này là tàu Ngư Chính 310.

 

https://cdn.substack.com/image/fetch/w_1456,c_limit,f_auto,q_auto:good,fl_progressive:steep/https%3A%2F%2Fbucketeer-e05bbc84-baa3-437e-9518-adb32be77984.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2Fbd3bd43e-2ece-4e21-96ed-352d4c8ce6d5_1000x629.jpeg

Ảnh tư liệu

 

– Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận ở các vùng biển lớn trong bối cảnh Mỹ liên tiếp khiêu khích quân sự – Hoàn Cầu thời báo

 

 

II. Mỹ – Trung

 

1. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sẽ đến Trung Quốc

 

Ngày 21.7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Thứ trưởng Wendy Sherman sẽ có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 25-26.7. Bà Sherman sẽ có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc, bao gồm Ngoại trưởng Vương Nghị ở Thiên Tân.

 

Trước đó, có nhiều tường thuật cho biết Mỹ hủy chuyến thăm của vì Trung Quốc từ chối cử một quan chức ngang cấp tiếp bà Sherman.

 

Thông báo trước đó của Bộ Ngoại giao Mỹ về chuyến công du châu Á của bà Sherman cũng không nhắc đến Trung Quốc.

 

2. Trung Quốc bị cáo buộc tấn công mạng

 

Mỹ cùng các đồng minh đã mở một mặt trận mới trong cuộc đối đầu với Trung Quốc khi đồng loạt lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các cuộc tấn công mạng.

 

·         Mỹ

 

·         EU

 

·         Úc

 

·         Nhật Bản

 

 

Song song đó, nhiều vụ tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc cũng được hé lộ.

 

– Na Uy cho biết cuộc tấn công mạng nhằm vào quốc hội được thực hiện từ Trung Quốc – Reuters

 

– Cơ quan an ninh mạng Pháp cảnh báo về các cuộc tấn công của nhóm APT31 có liên hệ với Trung Quốc nhằm vào các tổ chức của Pháp – Reuters

 

– Chính phủ Nhật Bản cho biết các công ty bị nhắm mục tiêu bởi nhóm tấn công mạng do Trung Quốc hậu thuẫn – Reuters

 

– Tin tặc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu sông Mekong từ Bộ Ngoại giao Campuchia – Reuters

 

– Tuy nhiên, chính quyền Biden hiện vẫn chưa áp đặt biện pháp trừng phạt Trung Quốc vì các cuộc tấn công mạng như họ từng làm với hành vi tương tự của Nga.

 

                                                    ***

 

Đọc thêm

 

Học thuyết nguy hiểm của Biden - Foreign Policy

 

Biden đã khiến Trung Quốc tức giận, và Bắc Kinh đang phản kháng - The New York Times

 

Biden nói cứng, nhưng làm ít - The Wall Street Journal

 

Chính sách Trung Quốc bối rối của Biden - The Hill

 

 

 

 

No comments: