Tại
sao thuốc chủng ngừa Covid ra đời nhanh chóng?
Nhã
Duy
19/07/2021
https://baotiengdan.com/2021/07/19/tai-sao-thuoc-chung-ngua-covid-ra-doi-nhanh-chong/
Khi tình hình Covid-19 tại Việt Nam nói riêng
diễn ra với những chiều hướng gia tăng đáng lo ngại hiện nay, hầu như các tin tức
và dư luận của công chúng đều tập trung vào việc bao giờ người dân được chủng
ngừa và với loại thuốc chủng ngừa nào? Bởi thuốc ngừa Covid được xem là chiếc
phao cứu sinh trong cơn đại dịch hiện nay.
Điều này đã tạo ra câu hỏi và tranh luận đó
đây rằng, tại sao và nhờ ai mà thuốc chủng ngừa được ra đời nhanh chóng như vậy?
Donald Trump từng đăng đàn nhận công về phần mình và được những người ủng hộ
mình lặp lại. Nhân việc này, thử nhìn nhận lại chiến dịch vaccine thần tốc
“Operation Warp Speed” (OWS) của chính phủ Donald Trump ra sao?
Với kỹ thuật mRNA hay các kỹ thuật khác đã được
nghiên cứu từ hàng chục năm qua trong việc đi tìm thuốc chữa trị ung thư hay
các dịch bệnh khác, hàng chục tập đoàn dược phẩm thế giới đã lập tức chuyển
ngay sang cuộc nghiên cứu và thử nghiệm thuốc ngừa Covid ngay khi đại dịch bắt
đầu. Không chỉ là nhu cầu cấp bách của việc tạo ra thuốc ngừa, mà đây còn là cơ
hội cạnh tranh thương mại bởi bất cứ hãng nào cho ra thuốc ngừa đầu tiên cũng đồng
nghĩa với sự thành công to lớn về tài chính.
Theo các công bố từ hai hãng Pfizer và
BioNTech, hãng BioNTech của Đức đã bắt đầu nghiên cứu vaccine vào ngày 10 tháng
1 năm 2020 và chi phí nghiên cứu phát triển vaccine vào khoảng một tỉ đô la sau
khi hai hãng cùng hợp tác. Cũng vậy, hãng Moderna thông báo đã nghiên cứu
vaccine của mình ngay trong tháng Một năm 2020.
Đây
là giai đoạn mà Donald Trump đã liên tục chối bỏ đại dịch, ngay từ đầu đã phủ
nhận sự hiện hữu của Covid và xem nó như “cúm mùa” hay đòn phép chính trị của
phía Dân Chủ. Ông ta lặp lại rất nhiều lần rằng Covid sẽ tự
biến mất như “phép lạ”, đến tháng Tư (năm 2020) sẽ tự hết. Con rể Trump là
Jared Kushner, thành viên chủ chốt của ban chống dịch quốc gia cũng lặp lại lời
cha vợ mình khi bảo đến tháng Bảy thì nước Mỹ sẽ lại mở tiệc, mọi hoạt động sẽ
bình thường trở lại.
Tuy nhiên, theo các băng ghi âm công bố đã cho
thấy chính Trump cũng hiểu rõ về mối nguy hiểm của đại dịch nhưng ông thú nhận
rằng những lời nói dối là vì không muốn làm người dân hoảng loạn. Với lý do gì,
chính vì những tuyên bố của Trump mà hầu hết người ủng hộ Trump cũng tin là
Covid không có thật hay không nguy hiểm đến hiện nay, để rồi việc buông thả dịch
đã dẫn đến con số dân Mỹ bị chết tăng cao vùn vụt, khó lòng tưởng tượng với một
quốc gia tân tiến như Hoa Kỳ. Đó là một tội ác và vết nhơ trong lịch sử nước
Mỹ.
Những cái chết của người dân vẫn không làm
Trump lo ngại cho đến khi thị trường chứng khoáng sụp đổ, giá trị cổ phiếu mất
gần 30% vào tháng Ba năm 2020, Trump và nội các của ông mới hốt hoảng. Đến lúc
này Trump mới ban bố tình trạng khẩn cấp và hầu hết các tiểu bang mới đóng cửa.
Nhưng đã quá trễ. Đại dịch đã không còn kiểm
soát được tại Mỹ và số người chết cứ lạnh lùng tăng cao. Con số một, hai, ba
trăm ngàn người dường như chỉ là con số với Trump. Nhưng đó là sự mất mát, sự
đau đớn của vô số gia đình có người thân qua đời, điều lẽ ra đã có thể ngăn ngừa.
Cho đến ngày 8 tháng Năm 2020, Trump vẫn còn tiếp tục tuyên bố một cách phản
khoa học ngay tại Bạch Ốc rằng, “Coronavirus sẽ biến mất mà không cần đến
vaccine” (*)
Tuy nhiên, với nguy cơ bị thất cử là điều duy
nhất Trump lo lắng, nên để không bị lỡ chuyến xe, chương trình vaccine thần tốc Operation Warp Speed
(OWS) của Trump
cũng vội vã ra đời và được công bố vào ngày 15 tháng Năm năm 2020, sau gần
nửa năm đại dịch Covid-19 xuất hiện và đã giết chết xấp xỉ 100 ngàn dân Mỹ.
Đây cũng là thời điểm mà các hãng dược phẩm đã đi quá nửa giai đoạn thử nghiệm
lâm sàng của mình.
Được xem là chương trình hợp tác giữa chính phủ
và tư nhân nhằm thúc đẩy việc chế tạo vaccine Covid, trên thực chất chương
trình đã cung cấp tiền cho các hãng, với ngân sách ban đầu là 10 tỉ đô la trích
từ quỹ cứu trợ liên bang. Hàng chục hãng dược phẩm lớn nhỏ của Mỹ và thế giới được
OWS hào phóng cung cấp tiền, bất kể sự nghiên cứu hay kế hoạch chế tạo vaccine
ra sao để rồi cuối cùng đã tăng thành 18 tỉ.
Sanofi của Pháp và GSK của Anh nhận từ OWS hơn hai tỉ đô la nhưng chưa ra thuốc ngừa và hiện nay có lẽ
Mỹ cũng không còn cần đến họ. Hãng Novavax của Mỹ nhận 1.6 tỉ đô la
nhưng chưa có sản phẩm và không mấy ai nghe đến tên. AstraZeneca của Anh nhận
1.2 tỉ đô la từ OSW cũng không được FDA chuẩn thuận và hiện nay bị nhiều quốc
gia ngưng sử dụng vì một số người bị triệu chứng đông máu. Hàng chục tỉ đô la đã tung vào
các hãng Mỹ và nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp như vậy, có cả những hãng
không liên quan gì đến việc phát triển vaccine.
Chương trình vaccine thần tốc này bị xem là một
sự phí phạm, không có kế hoạch và thiếu sự chuẩn bị. Nó cũng bị xem là thiếu
minh bạch vì tiền được chuyển qua một tổ chức trung gian, giới lập pháp và truyền
thông không được phép truy cập các hợp đồng, các khoản kê khai chi tiết toàn bộ
việc phân bổ ngân sách rất lớn đó vì nội các Trump viện dẫn là các “thông tin
bí mật”, cấm tiết lộ, theo phóng sự điều tra từ NPR. (**)
Ba hãng cuối cùng được FDA chuẩn thuận cho
phép sử dụng trong mục đích khẩn cấp là Pfizer, Moderna và Johnson &
Johnson. J&J chích được khoảng 12.8 triệu liều nhưng hiện cũng sử dụng giới
hạn tại Mỹ vì những e ngại biến chứng. Moderna được sử dụng thời gian đầu cho
người cao tuổi, nhân viên tuyến đầu và hiện cũng đã chậm sử dụng tại Mỹ khi nguồn
thuốc Pfizer được dồi dào hơn.
Rốt lại, thuốc Pfizer được xem là hiệu quả, có
độ tín cẩn cao và hầu như là loại vaccine phổ biến còn đang chích cho dân Mỹ hiện
nay. Và điều mà tất cả mọi người đã biết, Pfizer/BioNTech không hề nhận tiền hay liên quan gì đến chương
trình vaccine thần tốc OWS ngoài việc chính phủ hứa mua một khi nó được chuẩn
thuận. Đó là điều tất nhiên vì quốc gia nào không cần vaccine? Có hay
không có OWS và Trump thì thuốc ngừa Pfizer vẫn ra đời, được chích cho phần lớn
dân Mỹ. Anh là quốc gia đã chấp nhận cho phép sử dụng Pfizer đầu tiên, kế đến
là Canada, trước cả Mỹ.
Một số người cho là OWS đã tạo điều kiện cho
các thủ tục chuẩn thuận được nhanh chóng hơn thay vì vài năm trời. Nếu vậy cũng
cần biết thêm là các thủ tục nhanh chóng và việc chấp thuận sử dụng khẩn cấp
(Emergency Use Authorization) là những đạo luật ra đời từ vài chục năm trước và
được FDA sử dụng rất nhiều lần trong các đại dịch trước kia. Nhưng điều này rốt
lại cũng phụ thuộc vào vào mức độ hiệu quả và an toàn của các thuốc ngừa bởi
FDA cũng không thể chấp thuận cho sử sụng một cách bừa bãi khi chưa bảo đảm sự
an toàn cần thiết.
Nhiều hãng trên thế giới cũng đã nhanh chóng
cho ra thuốc ngừa Covid riêng mình đồng thời điểm, họ chẳng nhờ gì đến Donald
Trump. Các hãng Mỹ chắc chắn khó thể chậm hơn họ, dù có hay không chiến dịch
vaccine thần tốc. Vậy rốt lại, có được thuốc chủng ngừa nhanh chóng là nhờ
vào điều gì?
Sự ra đời nhanh chóng này là nhờ kỹ
thuật và nguồn tài lực có sẳn từ các hãng dược phẩm. Cũng cần ghi công hàng trăm ngàn người đã tình nguyện tham gia các cuộc
thử nghiệm vaccine, bất chấp những rủi ro có thể xảy ra. Và hơn hết, cần tri ân
hàng ngàn khoa học gia khắp thế giới đã miệt mài và thầm lặng nghiên cứu, sáng
chế ra vô số điều hữu dụng để cứu giúp cả nhân loại, cách riêng là với thuốc chủng
ngừa Covid-19 lần này. Và cuối cùng cũng cần ghi nhận việc quản trị, tổ chức
khá tốt của chính phủ để người dân được chủng ngừa sớm nhất có thể.
Với riêng những người dân Việt Nam, còn có
thêm câu trả lời rằng, chính phủ Mỹ của tổng thống Joe Biden hiện nay cũng là một
ân nhân khi đã viện trợ và chấp thuận các hãng chế tạo thuốc ngừa Covid của Mỹ
được phép bán thuốc cho Việt Nam vì nội các tiền nhiệm từ chối tham gia chương
trình viện trợ nhân đạo COVAX cho thế giới. Chích mũi thuốc Pfizer hay Moderna,
hy vọng người dân Việt Nam sẽ nhớ đến điều này.
Ghi chú:
(*) https://www.factcheck.org/2020/05/trump-baselessly-claims-coronavirus-will-go-away-without-vaccine/
Trump Baselessly Claims Coronavirus Will ‘Go Away’
Without Vaccine
Call For Administration's COVID-19 Vaccine
Contracts To Be Disclosed
*
Tôi rất hoan nghênh bài viết của tác giả,
nhưng để có tính thuyết phục phải có những chứng cứ xác thực-điều mà bài báo không
có.
Trump có phải là cha đẻ vaccine covid?
𝐅𝐨𝐬𝐭𝐞𝐫 𝐇𝐢𝐠𝐡𝐥𝐢𝐠𝐡𝐭𝐬 𝐏𝐫𝐞𝐬𝐢𝐝𝐞𝐧𝐭 𝐎𝐛𝐚𝐦𝐚’𝐬 𝐂𝐨𝐧𝐭𝐫𝐢𝐛𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐭𝐨 𝐑𝐚𝐩𝐢𝐝 𝐕𝐚𝐜𝐜𝐢𝐧𝐞 𝐃𝐞𝐯𝐞𝐥𝐨𝐩𝐦𝐞𝐧𝐭 𝐢𝐧 𝐇𝐞𝐚𝐫𝐢𝐧𝐠 𝐰𝐢𝐭𝐡 𝐃𝐫. 𝐅𝐚𝐮𝐜𝐢
https@foster-house-gov@media@press-releases@foster-highlights-president-obama-s-contribution-to-rapid-vaccine-development
... in 2013 the Obama Administration invested $25 million through DARPA for
research into the mRNA platform for pandemic response. This was followed by a
$125 million investment by BARDA in 2015.
Công lao nghiên cứu vaccine là của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Tháng
11 năm 2019 Fauci và Mascola đã công bố một bài báo trên tạp chí Nature Reviews
Immunology về tiềm năng của vắc xin mRNA. Chuyên gia Anthony Fauci và John
Mascola nhận định: "Vaccine mRNA có tiềm năng trở thành nền tảng bào chế
vaccine nhanh chóng và linh hoạt, vaccine theo công nghệ này có thể sản xuất chỉ
trong vài tuần". Do vậy Trump chẳng có công giúp Modena phát triển vaccine
covid nhanh hơn, thực tế là họ đã tạo vaccine thành công vào tháng 1 2020, 4
tháng trước khi Warp Speed Operation ra đời!
Nguồn kinh phí nghiên cứu thúc đẩy công nghệ mRNA từ thời trứng nước chính là từ
chính quyền Obama tổng cộng 150 triệu USD (25 triệu năm 2013 và 125 triệu USD
năm 2015).
https@foster-house-gov@media@press-releases@foster-highlights-president-obama-s-contribution-to-rapid-vaccine-development
… in 2013 the Obama Administration invested $25 million through DARPA for
research into the mRNA platform for pandemic response. This was followed by a
$125 million investment by BARDA in 2015.
Warp Speed Operation không có Trump rót tiền cho Moderna thì vẫn có vaccine của
Pfizer đã ra vaccine trước Moderna dù nó không nhận đồng nào từ chính phủ
Trump!
Và cá nhân có công lớn hơn
cả trong việc thúc đẩy cuộc chiến chống covid là Tiến sĩ Albert Bourla -
CEO của hãng dược Pfizer của Mỹ. Hãng này đi đầu sản xuất Vacxin hợp tác
với BioNtech có hiệu quả cao nhất thế giới hiện nay. Albert Bourla đã cho họp
các nhóm làm việc tại Pfizer để tìm cách làm ra chế phẩm này ngay từ tháng
3/2020. Tuy nhiên khi bộ phận nghiên cứu trả lời nhanh cũng phải cuối 2021 mới
làm ra nó, thì ông không chấp nhận. Chỉ một tháng sau đó, ông cho ký HĐ tài trợ
563 triệu USD cho BioNtech tại Đức vì kỳ vọng vào công nghệ mRNA mà hãng này sở
hữu dù khi đó còn quá mới chưa có gì chắc chắn.
Cùng với đó, ông đã dành 1 tỷ USD cung cấp cho quá trình điều chế vacxin cho
Pfizer. Ông cho rằng với nguồn lực dồi dào của Pfizer cùng những ý tưởng táo bạo
của BioNTech chắc chắc sẽ thành công cả 2 sẽ có thể nghiên cứu và tạo ra
vaccine ngừa Covid hiệu quả hàng đầu thế giới.
Vai trò quan trọng của Bourla là ông cho thúc đẩy nhanh quá trình thử nghiệm
lâm sàng, ông yêu cầu các nhà khoa học điều chế cùng lúc 4 loại vacxin khác
nhau thay vì chỉ 1. Cả 4 loại này đều sẽ được thử nghiệm cùng lúc, nếu có biến
chứng hay phản ứng nào sẽ ngay lập tức dừng thử nghiệm và tiếp tục cải tiến các
loại còn lại cho đến khi đạt được hiệu quả cuối cùng. Trump hối thúc FDA phe
chuẩn vaccine sớm còn chưa xong kia mà.
Còn nói việc Trump có công chi tiền bạo để ứng trước thì tổng thống Hoa Kỳ nào
cũng làm được. Không chỉ thủ tướng Anh là Boris Johson đã ứng trước tiền nên sớm
có vaccine mà ngay cả CSVN mua trước 30 triệu liều vaccine khi Astrazenca mới
thử nghiệm phase 2.
No comments:
Post a Comment