Saturday, July 24, 2021

PHONG TOẢ HAY "NUÔI F"? (Mai Quốc Ấn)

 


PHONG TOẢ HAY "NUÔI F"?   

Mai Quốc Ấn

22:09 23/07/2021  

https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/10218556302731316

 

Sáng nay báo PLTP đăng một thông tin rất đáng chú ý: “Một số khu vực như Bình Tân, Bình Chánh, TP Thủ Đức, Hóc Môn, quận 4, quận 3, quận 1, Bình Thạnh… có số ca F0 trong các khu phong tỏa rất cao (từ trên 1.000 ca đến trên 3.000 ca, tính từ ngày 20 đến 23-7).”

 

Các bác sĩ đã cảnh báo về việc lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Có lẽ cần đặt thêm vấn đề về lây nhiễm chéo trong khu phong toả. Người Việt có tính cộng đòng cao và việc giao tiếp gần trong khu phong toả có khả năng tạo ra lây nhiễm cao.

 

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ từng viết nhiều lần việc bà con khu phố anh tụ tập… tám chuyện. Nhà của anh kẹp giữa hai nhà có F0 có thể từ nguyên nhân… nhiều chuyện của hàng xóm không? Đây là vấn đề cần nghiêm túc nhìn nhận bởi chính tôi quan sát khu phố của mình vẫn thấy hiện tượng tụ tập.

 

Hãy khoan trách nhân dân bì sao… nhiều chuyện. Phong toả cả khu phố khiến nhiều người không có việc làm. Ẩn ức cá nhân và sự đòi hỏi cần chia sẻ trước rất nhiều bức xúc kìm nén khiến họ tăng nhu cầu giao tiếp nội bộ khu phong toả. Và đây có khả năng là nguy cơ “nuôi F”. Trên thực tế, nhiều khu phong toả của Sài Gòn đã không ít lần tái phong toả ngay lập tức vì phát hiện F0 mới. Các bà con địa phương khác nên lưu ý vấn đề này để tránh ” nuôi F”, lây F trong khu phong toả. (Hà Nội có mật độ dân số cao, tính cộng đồng cũng cao nên nguy cơ lây dịch dĩ nhiên cũng cao.)

 

Một vấn đề khác, hãy giúp đỡ và đừng kì thị người xung quanh. Tuân thủ 5K khi chia sẻ, giúp đỡ mọi người. Sự kịp thời giúp đỡ người dân trong khu cách ly đi cấp cứu (sinh đẻ, tai biến…), nhận nhu yếu phẩm từ gia đình, người thân gửi đến; kịp thời trợ cấp tài chính, giảm giá tiền điện và tiền nước, hướng dẫn người dân thanh toán trực tuyến (tiền nhà, tiền điện, nước…) là vô cùng cần thiết. Áp lực của nhu cầu thiết yếu hạ xuống và các ức chế tình thần giảm đi thì cũng là giảm nguy cơ lây lan.

 

Hà Nội có lẽ cần nhìn vào “tấm gương vỡ” của TP.HCM trong cách chống dịch dàn quân và lập điểm phong toả của Bộ Y tế. Càng cần nhìn vào cách xét nghiệm để có “giấy phép con” đi lại mà tránh cách làm cũ. Giấy xét nghiệm không thay được vaccine và thuốc. Giấy xét nghiệm có tác dụng đi lại 3 ngày là một sự phỉ báng vào khoa học dịch tễ bới WHO đã công bố chỉ 15 giây gần nhau đã có nguy cơ lây cao.

 

Trong góc độ cá nhân tôi, lập khu phong toả liên tục không phải là giải pháp bởi số ca F0 liên tục tăng.

 

5K tuyệt đối để sống chung với dịch và thêm “K6”-KHÔNG NHIỀU CHUYỆN như nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã viết, mới là giải pháp.

 

Mà điều này e là quá xa xỉ trong một xã hội ngập tràn “bà Tám”.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10218556302451309&set=a.2817432207462

Báo Pháp Luật

 

25 BÌNH LUẬN  

 

.

Quốc Ấn Mai

Tôi từng viết về mốc tháng 3/2022 mới ngớt dịch. Nhận định dịch kéo dài 5 tháng này cũng dựa trên câc cơ sở dữ liệu tương tự tôi có.

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10159928049145087&id=697425086&sfnsn=mo

 

 

 


No comments: