https://www.facebook.com/hoang.linh.7146/posts/3981473038639863
"Mắc kẹt" giữa Sài Gòn
(Hình ảnh của báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ)
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=3981472951973205&set=pcb.3981473038639863
Người đàn ông nhìn thật an nhiên này thật ra
đang rối bời.
Đang làm bảo vệ cho một cửa hàng, Covid-19 ập
tới khiến ông Vinh mất việc. ‘Kẹt cứng ngắc’ giữa Sài Gòn, trụ hết nổi, ông làm
một việc mà cả đời chưa bao giờ nghĩ tới: ‘để lòng tự trọng qua một bên mà đi… ăn
xin’.
Báo Thanh Niên kể:
"Giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu
(Q.3, TP.HCM) có người đàn ông luống tuổi mặc đồ bảo vệ ngồi bên đường. Ông dựng
xe ở một góc, trên xe có một tấm bảng nhỏ: “Không tiền về quê tránh dịch. Xin vui lòng giúp đỡ. Cảm
ơn!”.
“Có chết cũng
không nghĩ một ngày mình phải ăn xin”
Ông Bùi Quang Vinh (69 tuổi, ngụ Q.Tân Phú,
TP.HCM) hơi ngỡ ngàng khi thấy có người hỏi thăm. Ông chỉ vào tai trái nói rằng
mình bị lãng một bên từ hồi chiến tranh, “nếu có nói thì nói vào lỗ kia mới
nghe được”.
Cuộc sống của hai vợ chồng ông Vinh có lẽ sẽ
êm đềm trôi qua nếu không có dịch Covid-19. Đầu tháng 6.2021, ông mất việc, mọi
chi phí trong nhà đều đặt hết lên vai người vợ. Mỗi tháng bà Tương chỉ kiếm được
4,5 triệu đồng. Trong khi đó, hai vợ chồng già phải xoay xở bao nhiêu là chi
phí. Để có thêm tiền, mỗi ngày đi làm về bà cũng tranh thủ thời gian rảnh nhặt
ve chai kiếm thêm được đồng nào hay đồng đó.
Ông nói tiền trọ mỗi tháng phải đóng 3 triệu,
còn 1,5 triệu không thể lo hết chi tiêu trong nhà. Thêm vào đó, các con ông
Vinh đều có gia đình nhưng ai cũng khó khăn, con trai bà Tương đang làm ở Long
An cũng thất nghiệp. Bao nhiêu thứ “tấn công” dồn dập cùng một lúc, ông Vinh
đem xe ra đường kiếm khách.
“Là đàn ông, tôi không thể ở nhà nằm đó cho vợ
một mình gồng gánh. Nhưng 3 ngày chạy xe ôm truyền thống, tôi có đúng một cuốc
20.000 đồng. Tôi lỗ tiền xăng, đường cùng rồi mới gạt lòng tự trọng qua một bên
mà làm liều đi ăn xin. Có chết cũng không nghĩ một ngày mình phải ăn xin, quê lắm!”,
ông rơm rớm nước mắt.
“Xin đừng cho vợ
biết tôi đi ăn xin”
Nói chuyện một hồi, ông Vinh mời tôi về nhà để
biết “vợ chồng ông đang mắc kẹt giữa Sài Gòn như thế nào”. Tôi đồng ý, nhưng
ông nói phải hứa 2 điều: “Xin đừng nói cho vợ tôi biết tôi đi ăn xin, đợi một
ngày thích hợp rồi tôi lựa lời nói với bà. Hai là lát nữa về tôi ghé nhà thờ chỗ
“ATM lướt ống” xin miếng cơm với khoai nhen”.
Chúng tôi về một căn nhà trọ nhỏ trên đường Âu
Cơ (P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú). Trong lúc gửi xe, ông chỉ vào chiếc xe đạp điện
dựng góc nhà có một bọc ni lông đựng vài chai nhựa rồi nói: “Đó, xe bả lượm ve
chai với đi làm”.
Căn trọ nhỏ rộng chừng 30 mét vuông, tuy cũ kỹ
nhưng được dọn dẹp ngăn nắp là nơi ở của hai vợ chồng ông nhiều năm nay. Vừa bước
vào nhà, ông nói lớn: “Bà ơi nay tôi xin được khoai với ít đồ, lát nấu gì ăn
nhen”. Bà cầm đồ chồng mang về rồi niềm nở đón khách.
Trong căn phòng nhỏ bật hết đèn vẫn không sáng
hết vì có vài bóng bị hư, ông nói đa phần đồ đạc trong đây đều do người ta cho
mà có. Có thời điểm ông Vinh bị teo vỏ não, cơ quan bà Tương góp tiền hỗ trợ
cho gia đình gần 10 triệu đồng mới vượt qua được giai đoạn ngặt nghèo.
Bà Tương lật đật nấu ăn mời tôi dùng chung bữa
cơm, chiều nay hai vợ chồng ăn lại món cá kho hồi sáng vẫn còn và một ít canh mới
nấu. Mọi thứ trong bữa ăn này đều do mạnh thường quân giúp đỡ. Ông cũng mang ra
“Sổ nhận lương thực, thực phẩm dành cho hộ dân khó khăn ảnh hưởng dịch bệnh
Covid-19” do phường hỗ trợ rồi nói nó đã giúp mình trụ được nhiều tháng nay.
Trong lúc vợ đang nấu ăn, ông ghé vào tai tôi
nói nhỏ: “Tôi đi xin về không dám đưa cho bà ấy nhiều sợ bà ấy nghi”. Hỏi sao
không về quê, hai vợ chồng thở dài tâm sự rằng không phải họ không muốn về mà
là vì bị “kẹt” lại đây bởi muôn vàn nỗi trăn trở: về quê sợ phải tốn tiền cách
ly tập trung, về quê sợ lây dịch cho người nhà, về quê sợ không có tiền sống...
Tôi thắc mắc: "Nhiều người hiểu tấm bảng
ghi "Không tiền về quê tránh dịch" là chú xin tiền để về quê tránh dịch.
Giờ chú nói không về thì có gây hiểu lầm hay không?", ông phân trần:
"Ban đầu tôi cũng có ý định xin đủ tiền rồi về quê nên để tấm bảng như vậy,
nhưng người nhà gọi lên nói về phải cách ly đủ thứ, rồi ở Sài Gòn là tâm dịch
nên sợ về rồi mang bệnh về, vậy là thôi tôi xin tiền để đóng trọ, mua bảo hiểm
cho hai vợ chồng".
(Hết trích)
Rất nhiều người đang "mắc kẹt" giữa
Sài Gòn, "mắt kẹt" trong chính ngôi nhà của mình.
Ngày hôm qua, MXH và báo Tuổi Trẻ đưa hình ảnh
những cái rổ trống đặt trước nhiều căn nhà ở quận 4.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3981473008639866&set=pcb.3981473038639863
"Thà ăn c.ướp còn hơn ăn trộm", đó
là câu nói vui của người quận 4 như một slogan về lối sống "tay làm hàm
nhai" , thề không dựa dẫm...
Nhưng...
Phải bí lắm, những người hào sảng này mời ngữa
rỗ xin bá tánh.
"Nhìn Sài Gòn mình "bị thương"
nặng vậy tôi thấy trái tim mình thổn thức".
Một người dân Sài Gòn nói như vậy.
Và không chỉ thổn thức, chị Giang Thị Kim Cúc
và 20 người bạn đã làm 2000 hộp sườn non, 2000 hộp kho quẹt chay cùng gạo đường
mắm muối...trao tay cho bà con quận 4...
Còn trên đường đi từ nhà đến báo Tuổi Trẻ, một
thằng nhóc kêu tôi lại đưa cho hộp cơm.
"Thôi, nhường cho người khác"
-Nhận đi đại ca, giang hồ cũng có lúc kẹt
mà...Hay đại ca ăn mì, đệ mới mua còn nóng đây...".
Ôi, Sài Gòn mùa "mắc kẹt".
Tác giả
https://tuoitre.vn/nhin-sai-gon-bi-dau-den-vay-toi-thay...
TUOITRE.VN
Nhìn Sài Gòn bị đau đến vậy, tôi thấy trái tim mình thổn thức
No comments:
Post a Comment