Wednesday, July 14, 2021

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ VỀ MẶT TÂM LÝ ĐỐI VỚI THAM NHŨNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN – CÁI GIÁ NÀY ĐÃ BỊ LÃNG QUÊN  (Smriti Sharma, Finn Tarp và Saurabh Singhal)

 


CÁI GIÁ PHẢI TRẢ VỀ MẶT TÂM LÝ ĐỐI VỚI THAM NHŨNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN – CÁI GIÁ NÀY ĐÃ BỊ LÃNG QUÊN 

Smriti SharmaFinn Tarp và Saurabh Singhal

Người dịch: Lê Thị Hạnh

12.7.2021

http://www.phantichkinhte123.com/2021/07/cai-gia-phai-tra-ve-mat-tam-ly-oi-voi.html#more

 

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFXjwHNKtN59OmQbvdwvo6kQmkjMzKgBjFltBjbW1v1DDqwmps7NQLgg_TkBkyQ9mlQ37MU3WfRbQ3pNcLfJ2R1x8HSWdmmLIB0wYrupLkLK5dXoLObJHwPafdImzVjG7qjFXNvO1MIXs/w591-h291/Tham+nh%25C5%25A9ng.jpg

Tiền giấy trên thế giới.   (NguồnShutterstock/Sheila Fitzgerald)

 

Tham nhũng là một tội phạm làm chậm tăng trưởng kinh tế, phá hoại sự phát triển và gây ra bất bình đẳng. Với chi phí cho nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 2,6 nghìn tỷ đô la Mỹ (1,8 nghìn tỷ bảng Anh) mỗi năm, tham nhũng thường liên quan đến chính trị và trục lợi của các tập đoàn lớn. Chẳng hạn, Hồ sơ Panama đã cho thấy tầm hoạt động rộng lớn và mạnh mẽ của ngành công nghiệp bí mật về tài chính.

 

Nhưng một lượng lớn tham nhũng ở các nước đang phát triển hoạt động thông qua “tiền bôi trơn” - các khoản thanh toán bằng tiền mặt không chính thức cho các quan chức chính quyền địa phương. Điều này liên quan đến việc mọi người thường xuyên chuyển giao các khoản thanh toán để tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ công hàng ngày như điện, giấy phép lái xe và chăm sóc y tế.

 

Bên cạnh những tác động về mặt tài chính, cái giá phải trả ngầm thường xuyên của loại tham nhũng này là tác động tâm lý có hại của nó. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm làm sáng tỏ cách thức tham nhũng hàng ngày gây hại cho sức khỏe tâm thần ở các nước đang phát triển.

 

Thiệt hại có thể có nhiều dạng. Ví dụ, quy mô và tần suất hối lộ gây ra chi phí tài chính và tạo ra lo lắng, đặc biệt là đối với các hộ gia đình nghèo hơn, những người bị ảnh hưởng không tương xứng và dễ bị tổn thương hơn.

 

Tham nhũng cũng dẫn đến việc phân bổ sai lệch các dịch vụ công chủ yếu, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế và giáo dục. Những lĩnh vực này rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, nhưng thường chỉ tiếp cận được một cách dễ dàng đối với những ai sẵn sàng và có khả năng chi trả. Hơn nữa, việc chi tiền hối lộ cho các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu (mà người ấy được hưởng một cách hợp pháp) dẫn đến cảm giác bất lực và bị tước quyền công dân.

 

Người ta ước tính rằng khoảng 10% dân số thế giới bị rối loạn sức khỏe tâm thần - với những người nghèo nhất có những trải nghiệm ở mức cao hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có thu nhập thấp hơn có nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng hơn so với những người có thu nhập cao hơn.

 

 

Một trạng thái trầm cảm

 

Việt Nam, trọng tâm nghiên cứu của chúng tôi, bị xếp thứ hạng thấp (104) trong số 180 quốc gia về tính minh bạch của khu vực công. Các khảo sát xác nhận rằng tham nhũng vẫn còn là một chi phí quá phổ biến đối với hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.

 

VIDEO :

Corruption Perceptions Index 2020 | Transparency Internetional  

Jan 28, 2021

https://www.youtube.com/watch?v=6gJ5HVzmcKU&t=1s

 

Đối với nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã thực hiện hai cuộc khảo sát lớn ở nông thôn Việt Nam, trong đó sức khỏe tâm thần được đánh giá bằng thang điểm của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học về trầm cảm. Công cụ phát hiện được công nhận rộng rãi này để đo các triệu chứng trầm cảm khi hỏi những người trả lời phỏng vấn về tần suất họ trải qua cảm giác buồn bã, tuyệt vọng, thiếu tập trung và ngủ kém. Sau đó, chúng tôi so sánh những kết quả này với các độ đo về tham nhũng.

 

Trong cuộc khảo sát đầu tiên, các biện pháp đánh giá tham nhũng dựa trên mức độ tiếp xúc hàng ngày của người dân với tham nhũng trong khu vực công (hối lộ để xin giấy phép xây dựng, xin việc làm trong cơ quan nhà nước, hoặc thậm chí để được điều trị y tế). Trong khảo sát thứ hai, các hộ gia đình được hỏi rằng tham nhũng có ảnh hưởng lớn như thế nào đến các doanh nghiệp trong nước.

 

Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng việc trải nghiệm tham nhũng vặt hàng ngày có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến sức khỏe tâm thần. Vì nữ giới có xu hướng là người chăm sóc chủ yếu nên họ thường là người tìm kiếm các dịch vụ thiết yếu cho gia đình. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng sự phụ thuộc của nữ giới vào dịch vụ công ở những khu vực có tham nhũng phổ biến có tác động lớn hơn đến sức khỏe tâm thần của họ so với nam giới.

 

 Chúng tôi cũng nhận thấy rằng nguy cơ thành nạn nhân của tham nhũng làm giảm lòng tin vào các cộng đồng và tổ chức địa phương, đồng thời dẫn đến giảm thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

 

Kìm hãm tham nhũng

 

Năm 2016, Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng lớn. Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 8 năm 2018, báo cáo cho thấy có khoảng 56 quan chức chính phủ đã bị kỷ luật vì tham nhũng và nhiều người khác bị truy tố.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiw-ZqVpdxdvF31CvPzpMBJf9eLzMAhdCrTwuhgqQsefzlZ399w_povFKiyIPzX6gos-eMCVWIjpJhdctWdMQPU-m2ulzqvf2R62Z02593FkxlamVs-qxXchuFhiZtvfVLNdZOS5XHUaOM/w588-h392/Nguy%25E1%25BB%2585n+Ph%25C3%25BA+Tr%25E1%25BB%258Dng.jpg

Việc kìm hãm tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng được người dân trong nước gọi là 'đốt lò'. Ảnh: EPA/LUONG THAI LINH

 

Một số nhà quan sát cho rằng chiến dịch này đã làm giảm mức độ tham nhũng. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy cuộc tấn công chống tham nhũng đã cải thiện mức độ sức khỏe tâm thần ở những khu vực mà tham nhũng đã được giải quyết thành công.

 

Tuy nhiên, gần đây hơn, chắc chắn đại dịch đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển mạnh mẽ, với mức cầu về các dịch vụ và hàng hóa thiết yếu có thể vượt xa mức cung. Đã có báo cáo về tham nhũng liên quan đến COVID-19 về việc chăm sóc sức khỏe và viện trợ nhân đạo. Căn bệnh này đã ảnh hưởng đến sự bình đẳng lâu dài và tính di động xã hội, tiếp tục làm mất quyền lực của các nhóm người nghèo và người bị thiệt thòi.

 

Để bất kỳ quá trình phục hồi nào sau đại dịch đều phục vụ mọi người, cần có cam kết chống tham nhũng và tăng cường tính minh bạch trong cơ cấu quản trị nhà nước. Đối với những người nghèo nhất thế giới, mỗi ngày là một cuộc khủng hoảng khẩn cấp về việc bảo đảm tiền bạc, thực phẩm và an toàn. Đó là một cuộc đấu tranh liên tục và tốn nhiều công sức ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của họ - và càng trở nên tồi tệ hơn bởi tình trạng tham nhũng lâu đời.

 

Vài nét về các tác giả

 

Smriti Sharma

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhLLphmjHnTPyqhREaW6wAn7OK-4Y6YT3VXmZuAfxFry6oMTT3QORkr0GR9MVEegQPHzkEVMzmCBG1iT3tdCJuwmM_8V5gUt9ltcVEHRvWFT7COrhXev8znP7BdW48YGhsHEbs7lp1LbJc/w133-h200/Smriti+Sharma.jpg

Bà là Giảng viên Kinh tế tại Trường Kinh doanh - Đại học Newcastle, Vương quốc Anh. Bà là Cộng tác viên Nghiên cứu tại Institute of Labor Economics (Viện Kinh tế Lao động - IZA) và là Thành viên của Global Labor Organization (Tổ chức Lao động Toàn cầu - GLO). Lĩnh vực chuyên môn của bà là kinh tế phát triển, kinh tế lao động và kinh tế học hành vi. Nghiên cứu của bà tập trung vào ba lĩnh vực: (i) giáo dục, kỹ năng và thị trường lao động; (ii) kinh tế chính trị về phát triển; và (iii) sự thiệt thòi và phân biệt đối xử dựa trên đẳng cấp và giới. Công việc của bà chủ yếu tập trung vào Ấn Độ và Việt Nam.

 

 

Finn Tarp

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiHFrsUgWrxXOHmxmCzqNeUPyezr6oRQfqoJKzOswxuhxiKkW0HTvkkcUAweuv_FBcyHSYj3XTIPhw34veDX9BI2gvO_y2KuwN3GhrR0trfzaGTup0mvkqD_ZZGy9f3H8eCugnGuwvVD2E/w132-h200/Finn+Tarp.jpg

Giáo sư Tarp có trên 40 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế phát triển ứng dụng và học thuật. Kinh nghiệm thực tế của ông bao gồm hơn 20 năm làm việc tại 35 quốc gia ở châu Phi và các đang phát triển nói chung, với các nhiệm vụ dài hạn tại Swaziland, Mozambique, Zimbabwe và Việt Nam. Ông từng là Giám đốc UNU-WIDER từ 2009-2018 và là Giáo sư Kinh tế Phát triển tại Đại học Copenhagen.

 

 

Saurabh Singhal

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhHTYDwj0GrvEGSBl2_h9zgplSadpZOBh7TGkVFrfGPvEJd5mwdknjIRiFObZhTuiQrvXStlwG6MAnlkJuCFWAOYdA4Sey8v7-hzoXC6uJ_WK9_9NpowDz7uoTGFNkHZUBNZNmj20Ve18c/w132-h200/Saurabh+Singhal.jpg

Ông là Giảng viên Kinh tế, Đại học Lancaster, Vương quốc Anh. Ông quan tâm nghiên cứu kinh tế chính trị về phát triển, các vấn đề phát triển vốn con người và kinh tế học thực nghiệm. Các dự án hiện tại của ông phân tích các quyết định của cá nhân và hộ gia đình liên quan đến y tế và giáo dục, và cách những quyết định này tương tác với các thể chế chính trị và chính sách công. Ông nhận bằng Tiến sĩ kinh tế tại Đại học South California và trước đây đã từng làm việc tại UNU-WIDER và Đại học Delhi.

 

Người dịch: Lê Thị Hạnh

 

Nguồn: The forgotten psychological cost of corruption in developing countriesThe Conversation, 14 tháng năm 2021.

 

 

 


No comments: