30/11/2019
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong
Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm
những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ
trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nam Hàn ngày 17/11/2019, bên lề cuộc họp về an ninh khu vực diễn ra tại Bangkok, hai Bộ trưởng còn đồng ý thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
TẠI SAO NAM HÀN BẮT TAY TRUNG QUỐC?
Nhưng vì sao Nam Hàn, một đồng minh trung thành nhất của Hoa Kỳ ở Á Châu trong suốt hơn 7 thập niên qua, lại với tay đến Bắc Kinh, một cựu thù từng hậu thuẫn Bắc Hàn trong cuộc chiến thôn tính Nam Hàn 66 năm trước đây (25/6/1050 – 27/07/1953) ?
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nam Hàn ngày 17/11/2019, bên lề cuộc họp về an ninh khu vực diễn ra tại Bangkok, hai Bộ trưởng còn đồng ý thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
TẠI SAO NAM HÀN BẮT TAY TRUNG QUỐC?
Nhưng vì sao Nam Hàn, một đồng minh trung thành nhất của Hoa Kỳ ở Á Châu trong suốt hơn 7 thập niên qua, lại với tay đến Bắc Kinh, một cựu thù từng hậu thuẫn Bắc Hàn trong cuộc chiến thôn tính Nam Hàn 66 năm trước đây (25/6/1050 – 27/07/1953) ?
Phải chăng Nam Hàn thấy rằng, nếu giao hảo giữa
Bắc Kinh và Hán Thành trở nên tốt đẹp thì sẽ làm giảm mối căng thẳng với Bắc
Hàn, một đồng minh cật ruột của Bắc Kinh.
Nhưng hành động của Nam Hàn đã không tìm được đồng minh ở Hoa Thịnh Đốn. Để trả đũa cho quyết định mưu tìm thân thiện với Bắc Kinh , hay vì nhu cầu tranh cử năm 2020, mà Tổng thống Donald Trump đã đòi Nam Hàn phải trả 5 tỉ dollars mỗi năm cho việc duy trì 28,500 quân Mỹ ở đó, bắt đầu từ năm 2020. Cho đến nay, Nam Hàn đã đóng góp khoảng 923 triệu dollars hàng năm cho chi tiêu của Quốc phòng Mỹ tại đất nước họ.
Trước đó, trong chuyến công du đến Nam Hàn ngày 15/11/2019, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Mark Esper, đã chính thức yêu cầu Hán Thành tăng cường chi tiêu cho quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở nước này. Chỉ bốn ngày sau, 19/11/2019, các nhà thương thuyết của hai bên bắt đầu đàm phán nhưng cuộc họp đã kết thúc đột ngột chỉ sau 80 phút. Hai bên không nói lý do tại sao vòng đàm phán thứ ba đã kết thúc bất ngờ như thế, nhưng các chuyên gia Quốc phòng Mỹ cho rẳng phía Nam Hàn cần có thêm thời gian để tìm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được.
Nhưng các chuyên gia Quốc phòng Hàn-Mỹ đã có cái nhìn khác. Họ phê phán việc tòa Bạch Ốc yêu cầu Seoul tăng lên 5 tỷ Mỹ kim một năm, một sự tăng vọt gần 500 phần trăm mức quân phí cho năm 2020, là điều không tưởng. Cũng cần nhắc lại rằng Seoul vừa mới tăng số tiền trả cho quân đội Hoa Kỳ thêm 8% trong năm 2019.
Nhưng quyết định tăng phí Quốc phòng Nàm Hàn phải trả có thể đã làm hài lòng những cử tri ủng hộ tổng thống Trump. Ngược lại, nó cũng làm suy yếu nghiêm trọng quan hệ đồng minh kéo dài 70 năm giữa hai nước - một tình đồng minh đã gắn kết bằng xương máu qua cuộc chiến Hàn Quốc. Qua đó, thêm lần nữa, cho ta thấy ông Trump sẵn sàng gạt mối quan hệ liên kết đối ngoại với một đồng minh lâu đời sang một bên để mưu tìm lợi ích chính trị cá nhân trong nước.
Nhưng hành động của Nam Hàn đã không tìm được đồng minh ở Hoa Thịnh Đốn. Để trả đũa cho quyết định mưu tìm thân thiện với Bắc Kinh , hay vì nhu cầu tranh cử năm 2020, mà Tổng thống Donald Trump đã đòi Nam Hàn phải trả 5 tỉ dollars mỗi năm cho việc duy trì 28,500 quân Mỹ ở đó, bắt đầu từ năm 2020. Cho đến nay, Nam Hàn đã đóng góp khoảng 923 triệu dollars hàng năm cho chi tiêu của Quốc phòng Mỹ tại đất nước họ.
Trước đó, trong chuyến công du đến Nam Hàn ngày 15/11/2019, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Mark Esper, đã chính thức yêu cầu Hán Thành tăng cường chi tiêu cho quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở nước này. Chỉ bốn ngày sau, 19/11/2019, các nhà thương thuyết của hai bên bắt đầu đàm phán nhưng cuộc họp đã kết thúc đột ngột chỉ sau 80 phút. Hai bên không nói lý do tại sao vòng đàm phán thứ ba đã kết thúc bất ngờ như thế, nhưng các chuyên gia Quốc phòng Mỹ cho rẳng phía Nam Hàn cần có thêm thời gian để tìm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được.
Nhưng các chuyên gia Quốc phòng Hàn-Mỹ đã có cái nhìn khác. Họ phê phán việc tòa Bạch Ốc yêu cầu Seoul tăng lên 5 tỷ Mỹ kim một năm, một sự tăng vọt gần 500 phần trăm mức quân phí cho năm 2020, là điều không tưởng. Cũng cần nhắc lại rằng Seoul vừa mới tăng số tiền trả cho quân đội Hoa Kỳ thêm 8% trong năm 2019.
Nhưng quyết định tăng phí Quốc phòng Nàm Hàn phải trả có thể đã làm hài lòng những cử tri ủng hộ tổng thống Trump. Ngược lại, nó cũng làm suy yếu nghiêm trọng quan hệ đồng minh kéo dài 70 năm giữa hai nước - một tình đồng minh đã gắn kết bằng xương máu qua cuộc chiến Hàn Quốc. Qua đó, thêm lần nữa, cho ta thấy ông Trump sẵn sàng gạt mối quan hệ liên kết đối ngoại với một đồng minh lâu đời sang một bên để mưu tìm lợi ích chính trị cá nhân trong nước.
Khi nói về quan hệ quốc phòng Hàn-Mỹ thì thực
tế lịch sử đã chứng minh: quân đội Nam Hàn đã chiến đấu và cùng hy sinh với
quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến Cao Ly 1950-1953 cũng như tại cuộc chiến Việt
Nam. Nam Hàn cũng đã gửi lực lượng không tác chiến đến Iraq và
Afghanistan nhằm ủng hộ Hoa Kỳ tại 2 cuộc chiến này.
Tuy nhiên, theo thời gian, các phản ứng từ báo chí và giới trí thức ở Thủ đô Hán Thành (Seoul) cho thấy người Nam Hàn đã bắt đầu thấm thía bài học Việt Nam Cộng Hòa trong quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo thời gian, các phản ứng từ báo chí và giới trí thức ở Thủ đô Hán Thành (Seoul) cho thấy người Nam Hàn đã bắt đầu thấm thía bài học Việt Nam Cộng Hòa trong quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ.
NAM HÀN BẤT BÌNH
Các nhà phê bình ở Seoul chỉ trích Washington
hành xử kiểu bắt chẹt. Họ cho rằng Hoa Kỳ muốn tạo tiền lệ cho các cuộc
đàm phán về chi phí quân đội với Nhật Bản và NATO sắp tới. Tạp chí Foreign
Policy gần đây loan tin Hoa Kỳ muốn Nhật Bản tăng cường chi phí hỗ trợ cho
54,000 binh sĩ viễn chinh Hoa Kỳ gấp bốn lần, lên tới con số 8 tỷ Mỹ kim.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Viện Thống
nhất Quốc gia Nam Hàn cho thấy 96% người dân Nam Hàn phản đối trả thêm nhiều tiền
hơn cho sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Bruce
Klinger, chuyên viên phân tích tại tổ chức the
Heritage Foundation, nhận định đòi hỏi trên không chỉ là một con số cắt cổ,
nhưng kiểu hành xử của chính quyền Trump sẽ dẫn đến tình trạng chống Mỹ gia
tăng. Ông nói: “Nếu ta làm suy yếu các liên minh, việc đó đưa đến tiềm
năng làm giảm sức mạnh răn đe cùng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, điều đó có
lợi cho Bắc Hàn, Trung Quốc và Nga, những quốc gia tìm được cơ hội bành trướng ảnh
hưởng khi thế lực và việc hậu thuẫn đồng minh của Hoa Kỳ bị suy giảm.”
Giáo sư về quan hệ quốc tế đại học Troy tại
Seoul, Daniel Pinkston, còn nhận xét
thẳng thừng hơn với tờ Telegraph của Anh quốc rằng: “Đây là một sự tống tiền! Nó còn hơn cảnh
một tay trùm băng đảng đi quần chung quanh khu phố để đòi tiền bảo kê.
Con số tiền mà Mỹ đòi hỏi chẳng những bất khả về mặt chính trị cho Tokyo và
Seoul nuốt mà còn đổ thêm dầu vào sự oán giận.”
Theo các cuộc thăm dò dư luận thì người Nam
Hàn bắt đầu tự hỏi rằng: liệu những đòi hỏi thái quá của Tổng thống Trump có phải
là cái cớ để rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Nam Hàn khi các cuộc đàm phán về chi phí
sụp đổ? Và nếu đúng như vậy thì: “Đó là tình cảnh tệ hại nhất không chỉ
cho Seoul mà cho cả Washington.”
THẢ MỒI BẮT BÓNG
THẢ MỒI BẮT BÓNG
Nhưng lịch sử cũng đã để lại bài học: không
quốc gia nào chấp nhận ngồi yên bó tay chịu chết mà sẽ thay đổi chính sách khi
thời thế không thuận lợi. Giống như các triều đại An Nam, đã nhiều lần vờ
thần phục làm chư hầu các triều đại Trung Hoa thuở xưa.
Bây giờ, với Nam Hàn khi chìa bắt tay Trung
Quốc, biết đâu lại có lợi trước mắt vì không chừng Bắc Kinh sẵn sàng cho ngược
Nam Hàn 5 tỉ làm quà mừng bạn mới? Rồi sau đó, nhiều khi xảy ra chuyện Tập
dành nhau với Putin để cho Nhật 8 tỉ tưởng thưởng công qui phục?
Kể từ sau đệ nhị thế chiến Hoa Kỳ áp dụng chiến
lược lan tỏa khống chế toàn cầu thu hút đồng minh nhưng với chiến thuật mới:
Đòi tiền “bảo tiêu” quá mức, Hoa Kỳ có thể đẩy Nam Hàn ra xa khiến Seoul phải
tiến gần đến Bắc Kinh.
Như vậy, có phải Tổng thống Donald Trump đã
nhân danh phí tổn để giảm thiểu vị thế quyền lực bao trùm toàn cầu của nước
Mỹ ?
Ngay từ cuộc tranh cử năm 2016, Tổng thống
Trump lập luận rằng Hoa Kỳ đang trả quá nhiều cho kế hoạch bảo vệ các quốc gia
khác và nói rằng các đồng minh giàu có (như Nam Hàn, Nhật Bản, Đức) phải chịu
thêm gánh nặng quân phí. Nhưng ông đã bỏ qua một yếu tố sinh tử quan trọng:
quân đội Hoa Kỳ đóng ở Nam Hàn không chỉ bảo vệ xứ sở dân chủ tư bản này trước
sự đe dọa hiếu chiến của Cộng sản Bắc Hàn, mà còn duy trì sự hiện diện mang tính răn đe của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Bắc Á.
Đặc biệt, giữa lúc Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự có thể gây
đe dọa sự ổn định khu vực. Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Trung
Quốc và Nga là một lời biện minh khác cho sự cần thiết việc quân đội Hoa Kỳ đồn
trú trên Bán đảo Triều Tiên.
Việc
Hoa Kỳ đóng quân ở ngoại quốc thực sự phục vụ lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ qua việc
bảo vệ các quốc gia đồng minh có cùng nền dân chủ với thị trường tự do chống lại
các chế độ cộng sản, độc tài và chuyên chế. Trật tự thế giới và sự tự do dân chủ
hiện tại do Hoa Kỳ xây dựng và cổ xúy từ thế kỷ trước đã được củng cố bởi sự hiện
diện quân sự của Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới.
RĂN ĐE NGA-TRUNG CỘNG-BẮC HÀN
Lịch sử cũng cho thấy nhờ sự giúp đỡ của Hoa
Kỳ trong vai trò lãnh đạo lực lượng Liên Hợp Quốc trong Chiến tranh Cao Ly, Nam
Hàn không chỉ bảo vệ và đẩy lui cuộc xâm lược từ Bắc Hàn, mà giờ đây trở thành
một quốc gia kỹ nghệ phát triển trên một nền tảng dân chủ trưởng thành và thịnh
vượng. Phải nói rằng Nam Hàn là một thành tựu điển hình của chính sách đối
ngoại Hoa Kỳ. Nằm ở vị trí lẻ loi ở Đông Bắc Á, đối mặt với Bắc Triều
Tiên, Trung Quốc và Nga, Nam Hàn hiện là tiền tuyến của thế giới tự do dân chủ
chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chắc chắn Hoa
Kỳ sẽ mất vị thế quan trọng chiến lược trên lục địa châu Á nếu bỏ rơi Nam
Hàn. Nam Hàn không thể một mình đương đầu quân sự với bất kỳ 3 đối
thủ (Trung Quốc-Nga-Bắc Hàn) đều mạnh hơn họ nhiều và có vũ khí nguyên tử.
Chiến lược ngăn chặn quân sự Trung Quốc và
Nga tại Đông Bắc Á là lý do giải thích tại sao gần đây Hoa Kỳ đã di chuyển căn
cứ quân sự chính từ Seoul đến thành phố cảng Pyeongtaek nằm phía tây, một trong
những điểm gần nhất của Nam Hàn sang Trung Quốc, chỉ cách vài trăm dặm băng qua
biển Hoàng Hải. Căn cứ mới này với diện tích cỡ Washington, D.C., và là căn cứ
quân sự lớn nhất bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ - tiêu biểu mạnh mẽ cho chiến lược
toàn cầu của Hoa Kỳ.
Ngoài các kiến trúc cho mục đích quân sự, căn cứ này cũng thiết kế nơi cư trú cho 45 ngàn quân nhân Hoa Kỳ và gia đình. Năm ngoái, một căn cứ mới cũng đã khai trương được kiến trúc theo chuyển biến tương lai khi đe dọa từ Bắc Hàn không còn nữa, hoặc giả hai miền thống nhất. Điều mà chính quyền Trump lờ đi không nói là trên thực tế 90 phần trăm trong số 10.8 tỷ Mỹ kim chi cho việc xây dựng căn cứ cho quân đội Hoa Kỳ đồn trú là do Nam Hàn trả. Chưa hết, Nam Hàn đã mua số vũ khí Hoa Kỳ trị giá gần 7 tỷ Mỹ kim trong thập kỷ qua, trở thành khách hàng mua vũ khí lớn thứ ba của Mỹ sau Ả Rập Saudi và Úc.
Ngoài các kiến trúc cho mục đích quân sự, căn cứ này cũng thiết kế nơi cư trú cho 45 ngàn quân nhân Hoa Kỳ và gia đình. Năm ngoái, một căn cứ mới cũng đã khai trương được kiến trúc theo chuyển biến tương lai khi đe dọa từ Bắc Hàn không còn nữa, hoặc giả hai miền thống nhất. Điều mà chính quyền Trump lờ đi không nói là trên thực tế 90 phần trăm trong số 10.8 tỷ Mỹ kim chi cho việc xây dựng căn cứ cho quân đội Hoa Kỳ đồn trú là do Nam Hàn trả. Chưa hết, Nam Hàn đã mua số vũ khí Hoa Kỳ trị giá gần 7 tỷ Mỹ kim trong thập kỷ qua, trở thành khách hàng mua vũ khí lớn thứ ba của Mỹ sau Ả Rập Saudi và Úc.
Rõ ràng, định hướng chiến lược của của các
nhà quân sự Hoa Kỳ là kiềm tỏa sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc.
Đồng thời, ngăn chặn sự dòm ngó của quân đoàn miền Viễn Đông của Nga trong bối
cảnh tranh chấp chủ quyền nhiều hải đảo giữa Nga-Nhật-Nam Hàn.
KÉO CHIẾN TRƯỜNG RA XA NƯỚC MỸ
Tuy nhiên, quan trọng nhất là khi chiến tranh xảy ra với Trung Quốc, thì quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn là mũi dùi và bãi chiến trường là Nam Hàn, là vùng Đông Bắc Á chứ không phải ở lục địa Hoa Kỳ. Đúng ra là Hoa Kỳ phải trả tiền hậu hĩnh để dụ cho nước khác bị thành bãi chiến trường chịu sự hủy diệt, tàn phá chứ không đòi tiền treo giá cao cắt cổ như thế.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là khi chiến tranh xảy ra với Trung Quốc, thì quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn là mũi dùi và bãi chiến trường là Nam Hàn, là vùng Đông Bắc Á chứ không phải ở lục địa Hoa Kỳ. Đúng ra là Hoa Kỳ phải trả tiền hậu hĩnh để dụ cho nước khác bị thành bãi chiến trường chịu sự hủy diệt, tàn phá chứ không đòi tiền treo giá cao cắt cổ như thế.
Như vậy
thì khẩu hiệu “Make America Great Again” có ý nghĩa gì không, hay đó là chiến
lược “Co Cụm” để nhường lại ảnh hưởng thế giới cho Nga- Hoa?
Bằng chứng bên Âu Châu và Trung Đông, thế giới
đang chứng kiến cảnh Hoa Kỳ rút quân khỏi Syria để cho Nga chiếm hữu những căn
cứ quân sự Mỹ nguyên vẹn. Tổng thống Trump đã không ngừng chỉ trích đồng minh
Liên Âu, chê bai NATO, và còn ủng hộ Nga thôn tính vùng Crimea của Ukraine, những
hành đồng chỉ làm lợi cho Nga và suy yếu đồng minh. Bên Á Châu, thì
Ông Trump muốn bắt chẹt quân phí Nam Hàn, Nhật Bản khiến Nam Hàn phải với tay
qua Trung Quốc.
Tư tưởng sản sinh kế sách “Co Cụm Vĩ Đại”, sẵn
sàng từ bỏ thế lực và ảnh hưởng quân sự trên trường thế giới đã xây dựng trong
2 thế kỷ, rồi bàn giao ngoan ngoãn cho Nga-Tàu, để làm “Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại”
suy yếu như thế, quả thật là “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu”.
Mai
Phi-Long
----------------------
Tham khảo:
No comments:
Post a Comment