Sunday, December 1, 2019

NHỮNG KỊCH BẢN CHO SỐ PHẬN CỦA TỬ TÙ HỒ DUY HẢI (tổng hợp)




NỘI DUNG :

.
Trần Phương  -  Luật Khoa
.

==================================================

01/12/2019

Nội dung nguyên tắc “Suy đoán vô tội” – Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – chỉ có đúng 90 từ, mà có thể áp dụng trong hầu hết các vấn đề, hiện tượng, sự kiện đời sống, đó là:

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Từ nguyên tắc trên, nếu chiếu theo các tình tiết của vụ án Cầu Voi bị kháng nghị sau gần 12 năm, thì Hồ Duy Hải “không có tội”.

Lý do cụ thể:

Theo nhà báo Hữu Danh và Thanh Nhã (2 trong số những nhà báo đầu tiên và theo đuổi xuyên suốt vụ án), thì đến nay, Hải bị cho là dùng ghế, thớt và dao để thực hiện hành vi phạm tội. Vụ án có nhân chứng Vũ Đình Thường, có khám nghiệm dấu vân tay, giám định vết máu:

– Khám nghiệm vân tay tại hiện trường: Không có vân tay của Hải (vân tay của ai chưa công khai).

– Con dao gây án: Cán bộ ra chợ mua (và giải thích là khi khám nghiệm có thấy dao nhưng… đem đốt).

– Tấm thớt: Ra chợ mua.

– Cái ghế: Ghế tang vật đem ra tòa khác ghế khám nghiệm tại hiện trường.

– Vết máu: Không phải của Hải.

– Nhân chứng Vũ Đình Thường: Thấy có một thanh niên ngồi trong bưu cục, nhưng không biết là ai…

Rà kỹ 90 từ trong Nguyên tắc “Suy đoán vô tội” – Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì: Khi không đủ, không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội!

Có thể nói: Không chứng minh được Hồ Duy Hải có tội, thì phải kết luận Hồ Duy Hải không có tội!

Hay nói dễ hiểu hơn: Sau 12 năm chứng cớ mù mờ, không thể làm sáng tỏ cơ sở buộc tội Hồ Duy Hải, thì nghiễm nhiên Hồ Duy Hải vô tội!

***
Xin chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân; Trân trọng nỗ lực của gia đình bị cáo, các luật sư, các nhà báo và đặc biệt là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước đó đã yêu cầu dừng thi hành án tử trước giờ G, Hồ Duy Hải mới được sống).

---------------------------------

Trần Phương  -  Luật Khoa
01/12/2019

Nếu mọi chuyện suôn sẻ, vụ án của tử tù Hồ Duy Hải sẽ được xét xử giám đốc thẩm trong bốn tháng tới.

Theo báo Thanh Niên, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao xét xử giám đốc thẩm bản án tử hình của Hồ Duy Hải sau 11 năm anh bị kết án.

Với quyết định bất thình lình đó, Viện KSND Tối cao đã thay đổi quan điểm của mình về vụ án từng gây xúc động dư luận này. Khoảng mười năm trước, cũng chính Viện này đã quyết định không kháng nghị bản án tử hình của Hải, người khi đó bị cáo buộc đã giết hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi ở tỉnh Long An vào đầu năm 2008.

“Như bỏ được gánh sắt chuyển sang gánh bông gòn”, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải, nói với Luật Khoa khi biết tin con trai bà có thể sẽ được xét xử giám đốc thẩm theo hướng có lợi.

Bà Nguyễn Thị Loan kêu oan cho con trai Hồ Duy Hải tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: SBS.

Trong hơn mười năm qua, người con trai lúc bị bắt mới 23 tuổi của bà Loan đã bị cùm chân và giam giữ ở buồng giam khắc nghiệt dành riêng cho tử tù. Mọi thư từ và liên lạc qua điện thoại với gia đình đều bị ngăn cấm.

Vào tháng 12 năm 2014, khi chỉ còn một ngày nữa là Hải bị đưa lên bàn tiêm thuốc độc thì TAND tỉnh Long An đã quyết định tạm dừng thi hành bản án của anh.

Vụ án mạng ở Bưu điện Cầu Voi xảy ra vào buổi tối ngày 14 tháng Một năm 2008, cách nhà của Hải khoảng 4,5 km. Hai nữ nhân viên của bưu điện này bị giết và cướp đi một số tài sản. Mãi hơn hai tháng sau, Hồ Duy Hải mới bị bắt và buộc tội chỉ vì không nhớ được đêm xảy ra án mạng anh đang làm gì.

Hải liên tiếp kêu oan nhưng phiên tòa phúc thẩm vẫn tuyên anh y án tử hình vào năm 2009.

Theo báo Thanh Niên, Viện KSND Tối cao trong kháng nghị này của mình đã tin rằng toàn bộ quá trình điều tra và xét xử án mạng ở Bưu điện Cầu Voi đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng.

Viện cho rằng Cơ quan Điều tra và Viện KSND tỉnh Long An đã bỏ sót những chứng cứ quan trọng trong vụ án, không giám định vết máu và làm sai lệch vụ án so với thực tế khi không đưa một số lời khai của Hải và nhân chứng vào hồ sơ vụ án.

Hai phiên tòa đã tuyên án tử hình cho Hải khi còn nhiều mâu thuẫn về lời khai; chứng cứ và dấu vết tại hiện trường chưa được làm sáng tỏ. Trong đó có việc cơ quan điều tra mua dao và thớt từ chợ về làm vật chứng thay cho hung khí tương tự mà họ cho là Hải đã dùng để giết hai cô nhân viên. Hung khí tiếp theo là chiếc ghế mà Hải khai nhận đã dùng để đập vào đầu cô nhân viên tên Vân cũng khác với chiếc ghế theo biên bản tại hiện trường.

Các lời khai về thời gian gây án của Hải không khớp với thực tế quãng đường trước khi anh khai đến Bưu điện Cầu Voi. Các dấu vân tay tại hiện trường không có đường vân nào trùng khớp với 10 ngón tay của Hải.

Hồ Duy Hải trong phiên tòa xét xử sơ thẩm. Ảnh: Hoàng Phương/Tuổi Trẻ.

Những kịch bản cho số phận Hồ Duy Hải

Kháng nghị giám đốc thẩm trong những vụ án mạng là một tín hiệu tốt cho con đường sống của tử tù nhưng đôi lúc cũng có thể rơi vào một ngõ cụt khác, một rắc rối pháp lý của nền tư pháp hiện tại.

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự, nếu TAND Tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện KSND Tối cao thì Hải sẽ được huỷ bản án tử của mình. Tiếp theo, vụ án của anh có thể bị đình chỉ hoặc được tái điều tra và xét xử lại.

Kịch bản tốt nhất cho Hải là TAND Tối cao đình chỉ vụ án, anh sẽ không bị điều tra lại và được trả tự do.

Nếu điều tra lại, Hồ Duy Hải sẽ trở thành một nghi phạm như lúc anh mới bị bắt. Mọi thứ sẽ quay lại xuất phát điểm. Ít nhất vào lúc đó, anh sẽ được đổi buồng giam và tháo cùm chân. Sau khi điều tra, Viện KSND Long An sẽ quyết định có tiếp tục truy tố Hồ Duy Hải ra tòa hay không. Nếu Viện cho rằng không đủ bằng chứng để truy tố anh thì phép màu sẽ thành hiện thực, Hải sẽ được tự do.

Nếu Viện tiếp tục truy tố Hải thì anh sẽ ra tòa sơ thẩm và phúc thẩm (nếu như anh kháng cáo bản án sơ thẩm). Tòa phúc thẩm vẫn có thể yêu cầu huỷ bán án sơ thẩm và điều tra bổ sung.

Một kịch bản khác là tòa giữ nguyên bản án sơ thẩm. Đến đây, số phận của anh có thể sẽ diễn biến gần giống như tử tù Lê Văn Mạnh: Hải vẫn có thể bị tuyên y án tử hình trong hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm lần này.

Ba năm trước khi xảy ra án mạng ở Bưu điện Cầu Voi, năm 2005, Lê Văn Mạnh bị bắt và tuyên án tử hình vì tội hiếp dâm và giết một bé gái ở Thanh Hoá. Vụ án của Mạnh được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cho điều tra và xét xử lại từ đầu sau khi giám đốc thẩm, nhưng anh vẫn bị tuyên y án tử hình qua ba phiên tòa sơ thẩm và ba phiên tòa phúc thẩm. Sau đó, việc thi hành án tử hình đối với Mạnh đã được hoãn trong khoảng 5 năm nay.

Đến đây vẫn chưa phải ngõ cụt, vụ án của Hải vẫn có thể diễn biến theo một hướng khác, như cựu tử tù Hàn Đức Long đã được trả tự do vào năm 2016.

Vụ án của ông Long bắt đầu sau vụ án mạng của một bé gái 5 tuổi vào năm 2005 ở tỉnh Bắc Giang. Ông Long đã được TAND Tối cao tuyên huỷ án tử hình về tội giết người của mình, được điều tra và xét xử lại từ đầu nhưng vẫn bị tuyên y án tử hình sau đó. Một lần nữa, vào năm 2014, ông được TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm lần hai và được tuyên hủy án để điều tra lại. Vào năm 2016, Viện KSND tỉnh Bắc Giang quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do cho ông vì họ thừa nhận là không đủ chứng cứ để buộc tội ông.

Nếu Hội đồng Thẩm phán bác kháng nghị của Viện KSND Tối cao, số phận của Hải có thể sẽ giống như tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Đến lúc này, cơ hội sống của anh sẽ rất mong manh.

Năm 2008, Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình trong một vụ án mưu sát một thiếu tá công an phường giữa đêm tối ở Hải Phòng vào năm 2007.

Năm 2011, Nguyễn Văn Chưởng được xét xử giám đốc thẩm nhưng Hội đồng Thẩm phán đã bác kháng nghị của Viện KSND Tối cao. Ngay khi Chưởng sắp bị tử hình vào năm 2014 thì anh được hoãn thi hành án cho đến nay.

Quyết định bác kháng nghị của Hội đồng Thẩm phán là quyết định sau cùng, nó sẽ dập tắt hy vọng đối với những tử tù đang kêu oan, hay nói như cựu Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, “vụ này nếu có sai cũng hết đường kháng nghị, bởi quyết định của pháp luật về tố tụng hình sự thì quyết định của Hội đồng Thẩm phán là quyết định cuối cùng”.

Giải pháp duy nhất còn lại là người tử tù cầu mong Chủ tịch nước ân xá để được hưởng án tù chung thân.

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải cầu nguyện cho con ngày 30/11/2014. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng.

“Tôi đội ơn mọi người đã giúp Hải”

Trong 11 năm qua, gia đình của Hải đã làm mọi cách để giữ lại mạng sống của anh.

Bà Loan nói rằng Hải sẽ không có ngày hôm nay nếu không có mọi người giúp đỡ.

“Tôi kính ơn tấm lòng cao cả của mọi người trong và ngoài nước đã tận tình quan tâm đến Hải. Tôi sẽ biết ơn đến hết cuộc đời này vì đã ủng hộ gia đình suốt một đoạn đường dài vừa qua”, bà Loan nói với Luật Khoa về sự quan tâm của cộng đồng đã giúp gia đình bà thấy được chút ánh sáng trong những ngày hôm nay.

Hơn mười năm qua, vụ án của Hải đã trở thành một trong những kỳ án nổi tiếng với nhiều nghi vấn là anh bị oan. Sự lên tiếng của công chúng đã giữ mạng sống của Hải khi anh sắp bị hành hình và để Viện KSND Tối cao suy nghĩ lại về quyết định của mình.

“Tôi hy vọng là tất cả mọi người chắc sẽ không bỏ một mình tôi cô đơn khi mà Hải chưa được về nhà. Tôi mong quý các vị, quý báo đài, truyền hình, các nhà báo, các đại sứ quán, Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Việt Nam vẫn có thể đi cùng với tôi như trong thời gian qua. Tôi sẽ ghi nhớ tấm lòng của quý vị đến ngày nhắm mắt. Tôi xin đội ơn và trân trọng đội ơn”, bà Loan nói về hy vọng tiếp theo cho con trai của mình mà tuổi thanh xuân của anh đã vĩnh viễn nằm lại nơi xà lim tử tù.

Quyết định này của Viện KSND Tối cao như đáp lại nỗ lực kêu oan không ngừng nghỉ của bà Loan. Hơn mười năm qua, công việc duy nhất của bà là xuôi ngược Long An – Hà Nội để kêu oan cho Hải. Nơi nào có một chút hy vọng kêu oan là bà đều có mặt. Hơn mười năm qua, bà Loan không dám một lần ăn ngon khi nghĩ đến con trai của mình đang sống cuộc đời khắc nghiệt ở trại tạm giam.

*
*


---------------------------------

01/12/2019

Khoảng đầu giờ chiều ngày 28 tháng 11 năm 2014. Nga gọi điện cho tôi: Anh ơi, 4 giờ chiều nay anh có bận ko?

– Việc gì đấy hả em?

– Chiều nay có mẹ và dì của tử tù Hồ Duy Hải đến TATC kêu oan cho con, vụ này quan trọng lắm anh ạ, nếu mình không ra tay giúp thì đến ngày 5/12/2014 họ sẽ thi hành án tử hình, vậy anh cố gắng ra tác nghiệp làm truyền thông để đưa lên công luận cứu thằng bé nhé.

– Ok em, đúng 4 giờ anh sẽ có mặt.

Như đã hẹn, khi tôi đến trước cổng toà án có thêm cả “Gió lang thang” tức Trịnh Anh Tuấn nữa. Tất cả chúng tôi lên kế hoạch để tác nghiệp, đang bàn tới, bàn lui, tôi bảo với Nga, em ơi chúng ta chiến ngay bây giờ đi, nếu đứng đây lâu nhỡ bọn mật vụ nó phát hiện ra anh em mình thì rất khó thực hiện.

Nga bảo tôi: Em và anh ghi hình tại hiện trường, để cho mẹ và dì của Hải cầm băng rôn kêu oan, Tuấn đứng bên kia đường cảnh giới và trông xe.

Tôi bảo với Nga: Hiện nay chân em đang bị gãy, nhỡ chúng nó lao vào đánh đập em, lại bị gãy chân lần nữa thì sao, thôi để mình anh ra tận nơi tác nghiệp, để tránh rủi ro em nên tác nghiệp từ xa, nếu có biến động đàn áp, bắt bớ em phải thông báo cho mọi người biết.

Nga nghe theo lời đề nghị của tôi, sang bên kia đường và quay máy về phía tôi, lúc này mẹ và dì của Hải tay cầm băng rôn kêu la rất thảm thiết về cái chết oan của con đang rất cận kề, bọn An ninh lao vào giật băng-rôn của các chị, đồng thời bọn chúng điều động tên DLV Đỗ Anh Minh ra chửi bới và tấn công tôi, cùng lúc đó bọn chúng điều động thêm quân để gây áp lực với chúng tôi, lúc này tình hình khá căng thẳng, để bảo toàn lực lượng, chúng tôi tạm dừng. Khi về nhà, chúng tôi phát sóng về cách hành xử côn đồ của bọn chúng về việc gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan tại chốn công đường.

Công luận trong và ngoài nước hết sức phẫn nộ về cách hành xử của nhà cầm quyền, các LS, các nhà báo trong và ngoài nước, các nhóm XHDS, truyền thông quốc tế đã lên tiếng và vào cuộc. Sự kiện đã chấn động đến giới lãnh đạo, đến ngày 4/12 (tức chỉ sau gần một tuần phát sóng) CTN Trương Tấn Sang phải ký dừng thi hành bản án. (tức dừng trước một ngày thi hành án) khi được tin chị Loan báo tin vui cho chúng tôi. Nga và tôi mừng quá, hai anh em rủ nhau ra quán bia tự thưởng cho nhau mỗi người một cốc bia kèm theo một đĩa lạc.

Ngay sau khi dừng án, tại diễn đàn Quốc Hội một số đại biểu đã chất vấn tên Nguyễn Hoà Bình viện trưởng VKSNDTC về vụ án Hồ Duy Hải, hắn trả lời như đinh đóng cột rằng “tuy trong quá trình điều tra có một số sai sót, nhưng bản chất vụ án ko thay đổi“. Trước tình hình nêu trên Chị Loan đã không bỏ cuộc, mặc dù gia sản đã khánh kiệt, thân thể đã héo mòn, chị vẫn tiếp tục kiên trì, bền bỉ kêu oan cho con. Có lẽ TRỜI PHẬT đã hiểu được nỗi oan uất, đau khổ, cạn kiệt sức lực của chị nên đã ra tay cứu con chị được như ngày hôm nay.

Thành quả có được như ngày hôm nay đã có công sức không nhỏ của chị Trần Thị Nga. Chỉ trước đó vài tháng Nga đã bị bọn an ninh giả danh côn đồ dùng gậy sắt đánh gãy chân và rạn xương tay, sau khi mổ chân xong chị đã không quản ngại nguy hiểm đến bản thân, không so đo tính toán chị lại chống nạng lê lết từ Hà Nam lên Hà Nội để cứu Hồ Duy Hải, chị là người đầu tiên KHAI HOẢ cho cộng đồng “dậy sóng” ra tay cứu Hải. Sau khi nghe tin này, tôi tin chắc Nga đang ở trong tù sẽ rất ấm lòng.

Không riêng vụ của Hải, Nga còn trợ giúp và đồng hành với hai gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh để kêu cứu cho các cháu.

Qua sự việc nêu trên. Chúng ta phải ghi nhận những việc làm lớn lao của chị. Thành quả có được như ngày hôm nay có sự giúp sức đắc lực của các hội, nhóm XHDS, truyền thông trong và ngoài nước, một số vị đại biểu Quốc Hội có lương tri, và một số nhà hảo tâm đã hỗ trợ một phần kinh phí nhất định cho chị Loan kêu cứu cho con từ Nam ra Bắc.

Qua sự việc nêu trên, tôi không đồng tình với một số ý kiến tiêu cực cho rằng: ”Không làm được gì chúng nó đâu, chúng nó có Công an, Quân đội, súng đạn và nhà giam, đối đầu với chúng không khác gì trứng chọi với đá”. Nếu ai cũng có suy nghĩ như các vị, thử hỏi làm sao có được như ngày hôm nay!





No comments: