GS.TS Trần Đức Viên
Thứ Sáu 13/12/2019 - 10:40
Sự
xuống cấp đạo đức trong môi trường học đường, điển hình nhất là gian lận trong
thi cử và bạo lực xảy ra trong lứa tuổi học trò, trong những năm gần đây, đã
làm dấy lên những âu lo chính đáng không chỉ về chất lượng đào tạo, về đạo đức
xã hội, mà còn là những âu lo về phẩm giá của thế hệ tương lai, về tiền đồ dân
tộc.
>>Vụ gian lận thi cử Sơn La: Nâng điểm cho 4 thí sinh được “cảm ơn”... hơn 1 tỷ đồng
>>Diệt tận gốc nạn gian lận thi cử
>>Vụ gian lận thi cử, “đồng tiền của ma” sẽ có chủ!
“Giáo dục là cái gốc của mọi thứ”
Trong lịch sử phát triển nhân loại, giáo dục luôn phải
là lĩnh vực nghiêm cẩn, trong sáng, và giữ vai trò rất quan trọng đối với sự
hưng thịnh của mỗi quốc gia.
Các trường học thường được coi là biểu tượng tri thức
của một đất nước, là niềm tự hào của một thành phố, một địa phương, một đất nước.
Người ta có thể ném trứng thối vào tòa Thị chính hay
dùng những lời khiếm nhã để nói về vị Tổng thống nào đó; nhưng những điều ấy
không bao giờ, tuyệt đối không bao giờ, lại xảy ra với một trường đại học danh
giá.
Có lẽ vì thế, khi chưa tìm ra gốc gác xác đáng của
câu "Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom
nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép
gian lận trong các kỳ thi của sinh viên... Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ
của một quốc gia" có phải là của Nelson Mandela, Tổng thống nước Cộng
hòa Nam Phi, người được giải Nobel Hòa Bình năm 1993, hay không; nhưng người ta
vẫn cứ gán câu nói bất hủ ấy cho ông; nếu không phải, thì đó cũng là lời răn dạy,
nhắc nhở hay một thông điệp cảnh báo của xã hội muốn nhắn gửi sự âu lo về sự xuống
cấp của nền giáo dục đến một ai đó.
Thực tế cùng với nền tảng kinh tế, giáo dục là cái gốc
của mọi thứ, là nguyên nhân và kết quả mọi nguồn cơn của một gia đình, một cộng
đồng hay một đất nước. Sở dĩ như vậy là vì, giáo dục góp phần tạo nên phẩm cách
con người, "nếp nhà" của một gia đình, và giáo dục cũng làm nên tầm
vóc của một dân tộc.
Các nước có nền giáo dục tiên tiến thì đồng thời
cũng là các quốc gia có nền kinh tế phát triển và có một xã hội văn minh. Thời
đại nào có nền giáo dục của thời đại ấy, nền giáo dục nào có con người của nền
giáo dục ấy. Giáo dục là công cụ kỳ diệu để phát triển con người, để thay đổi
thế giới.
Nhờ giáo dục mà con gái một nông dân nghèo có thể trở
thành bác sĩ, con trai một người phu mỏ có thể trở thành ông chủ, và con cháu của
bất kỳ ai trong chúng ta, nhờ giáo dục và rèn luyện, đều có thể trở thành các
con người được kính trọng và ngưỡng mộ.
Có lẽ vì thế, nên trong thư gửi cho học sinh nhân
ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 05/9/1945,
chỉ 3 ngày sau khi Người đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” bất hủ, Bác Hồ đã căn dặn
và kỳ vọng vào các công dân tương lai của đất nước: “Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc 5 châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”.
Sự xuống cấp đạo đức trong môi trường học đường, điển
hình nhất là gian lận trong thi cử và bạo lực xảy ra trong lứa tuổi học trò,
trong những năm gần đây, đã làm dấy lên những âu lo chính đáng không chỉ về chất
lượng đào tạo, về đạo đức xã hội, mà còn là những âu lo về phẩm giá của thế hệ
tương lai, về tiền đồ dân tộc.
Những kẻ gian dối trong thi cử rất khó có thể trở
thành người tử tế, hướng thiện, yêu thương đồng loại và đồng bào, biết tôn trọng
tự nhiên và yêu quý thiên nhiên; vì thế, chắc chắn họ không thể là những người
dẫn dắt đất nước này “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5
châu”; đó là quan hệ nhân-quả biện chứng.
“Bệnh thành tích” là một sự dối trá, lừa lọc
Trong cuộc sống, có những tình huống buộc con người
ta phải nói dối, nhưng đó chưa hẳn đã là sự giả dối và gian lận, đó là "những
lời nói dối lương thiện", vì ở đó không có ác ý, không bị cái bất lương chế
ngự.
Giả dối có cấp độ cao hơn nói dối nhiều lần, vì ở đó
ý thức của kẻ giả dối đã bị cái ác chế ngự hoàn toàn để phục vụ mục đích lừa bịp
nhằm ăn cắp hay cướp đoạt một cái gì đó không phải của mình, làm phương hại đến
lợi ích chính đáng của người khác, làm thương tổn đến đạo đức và làm đảo lộn trật
tự xã hội.
Trong khoảng mươi mười lăm năm trở lại đây,
người ta hay hay dùng từ “bệnh thành tích” để chỉ các hành vi tiêu cực trong
thi cử và các hành vi gian dối khác trong ngành giáo dục. Thực ra, “bệnh thành
tích” chỉ là một mỹ từ, về bản chất, đó cũng là một sự dối trá, lừa lọc trong
giáo dục nói riêng, trong xã hội nói chung.
Gian lận trong thi cử là căn bệnh trầm kha của nền
giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay, nhưng lại là câu chuyện không mới,
vì hình như từ khi có thi cử là có gian lận, nó xảy ra trong suốt chiều dài lịch
sử thi cử của nhân loại, ở mọi chế độ, từ tây sang đông, từ nước nghèo nàn lạc
hậu đến nước ở đỉnh cao của sự phát triển; với nhiều hình thức, thủ đoạn, với
nhiều quy mô, tính chất khác nhau, nhưng đều gây ra những âu lo, bức xúc và đôi
khi là căm phẫn trong xã hội.
Ngược dòng lịch sử, chế độ thi cử trong thời phong
kiến nước ta được khai sinh từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào
năm 1919 vào đời vua Khải Định, với mục đích là tìm người có đức có tài ra giúp
nước.
Trong 845 năm khoa bảng ấy, lịch sử phong kiến Việt
Nam cũng đã chứng kiến không ít các ‘vụ án’ thi cử lớn. Sách "Vũ Trung tuỳ
bút" của Phạm Đình Hổ đã kể lại chuyện gian lận thi cử thời Lê Mạt; rồi
các danh nhân như ‘thần Siêu tháng Quát’, Bảng Đôn, Ngô Sách Tuân, Lê Hi, Đặng
Tế Mỹ và nhiều tên tuổi khác ít nhiều đều có dinh líu đến gian lận thi cử.
Có điều, thời phong kiến, gian lận trong thi cử bị xử
tội rất nặng, rất nghiêm, người vi phạm có thể bị bắt làm nô lệ, bỏ tù, đeo
gông và thậm chí là bị xử tử; thêm nữa, thang bậc giá trị của xã hội cũng khác
nay nhiều, nên gian lận thi cử có rất ít "đất" để phát triển.
Ngày nay, gian lận thi cử không chỉ xảy ra ở các nước
chậm phát triển, mà ngay cả ở “thế giới văn minh”. Ví dụ, ở Nhật Bản, một quốc
gia có nền giáo dục rất phát triển, nhưng vẫn có hàng loạt các trường đại học tại
Nhật đã sửa điểm thi, thao túng kết quả tuyển sinh.
Gần đây, một vụ gian lận thi cử đã bị phát hiện ở một
quốc gia có nền giáo dục được coi là phát triển vào bậc nhất thế giới: Gần 50
người trong đó có các giám đốc điều hành, các ngôi sao nổi tiếng ở Hollywood,
nhà thiết kế thời trang, luật sư cao cấp và giáo sư đại học đã có hành vi gian
lận để đưa con cái họ vào được các trường đại học danh giá hàng đầu Hoa kỳ như
Harvard, Yale hay Stanford.
Một minh chứng nữa về sự gian lận trong thi cử, là
chuyện thi tuyển đầu vào của các trường đại học Hoa kỳ:
Năm 2007, công ty ETS (Educational Testing Service)
đã phải chi tới 12 triệu USD nhằm cải cách kì thi GRE (Graduate Record Exam),
được xem như một kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại học Mỹ, thực chất của sự
"cải cách" này là nhằm chống lại thực trạng "thi cử không đàng
hoàng" của sinh viên đến từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và
Đài Loan; khi người ta phát hiện thấy các sinh viên này đã sao chép các câu hỏi
và lời giải rồi đăng tải lên Internet để "luyện thi" cho các người đồng
hương.
Nhóm sinh viên từ các nước này có điểm số cao hơn hẳn
so với sinh viên đến từ các khu vực khác, nhất là sinh viên bản xứ (người Mỹ).
Nhiều sinh viên châu Á dường như đã quen với việc “luyện thi” và không xem việc
sử dụng các câu hỏi và lời giải sẵn trên mạng là vi phạm đạo đức và pháp luật;
khi bị lên án, họ vẫn bất chấp vấn đề vi phạm bản quyền, vẫn thản nhiên và công
khai ‘luyện thi’ trên mạng như vậy (Bosman J, 2007).
Theo các thống kê về đạo đức học đường, ngoài Việt
Nam, thì Trung Quốc và Nga là hai nước đứng đầu về tỷ lệ học sinh thừa nhận đã
từng gian lận trong thi cử (Davis, S. F., Drinan, P. F., & Bertram Gallant,
T. , 2019).
Tình
trạng gian lận thi cử của một số quốc gia
Quốc gia
|
Úc
|
Trung Quốc
|
Phần Lan
|
Bồ Đào Nha
|
Nga
|
Anh
|
Mỹ/Canada
|
Tỷ lệ gian lận (%)
|
22
|
83
|
14
|
62
|
70
|
0
|
21
|
Nói thế, để thấy gian lận thi cử không phải là câu
chuyện mới, cũng không phải chỉ là "câu chuyện" của Việt Nam, mà là
căn bệnh của nhân loại, luôn đồng hành cùng thi cử; tất nhiên là, xã hội càng tử
tế thì gian lận thi cử càng ít và ngược lại.
Gian lận thi cử ngày càng tinh vi
Ngày nay, ở Việt Nam, dường như vấn nạn gian lận thi
cử đã trở thành phổ biến, ở cấp học nào, lớp học nào, từ phổ thông lên đại học
rồi sau đại học, từ xét đạt tiêu chuẩn phó giáo sư đến giáo sư, cũng đều có hiện
tượng gian lận thi cử, mua bán điểm chác, bằng cấp, chức danh ở mức báo động.
Có thể thấy, gian lận thi cử không chỉ gia tăng về
quy mô mà hình thức càng ngày càng tinh vi, khó nhận diện hơn.
Không biết chính xác gian lận thi cử tái xuất hiện
và trở nên phổ biến ở nước ta từ khi nào, nhưng rõ ràng là ở thế hệ 5x, từ những
năm 50, năm 70 của thế kỷ trước, trong tuổi trẻ học đường, ăn cắp vặt thì có,
vào vườn hàng xóm hái trộm quả sung, vật trộm quả ổi, thậm chí là thó cái bút đẹp
của bạn trên tỉnh sơ tán về học cùng, thì có, nhưng không hề có gian lận thi cử,
không có "phao", ngó bài của nhau một chút đã bị coi là nghiêm trọng.
Thời ấy, nghèo đói và gian khổ vô cùng, nhưng trong
nhà trường đều dạy thật học thật thi thật.
Bây giờ, trong giáo dục phổ thông, nơi hình
thành nhân cách con người cho các công dân tương lai, đã có thể dẫn ra hàng loạt
các vụ việc tiêu cực trong thi cử.
Trước đây, theo báo cáo tổng kết thanh tra thi tốt
nghiệp phổ thông năm học 2005-2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Hội đồng
coi thi bổ túc trung học phổ thông Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
có 536 thí sinh có bài thi giống hệt nhau, phải hủy kết quả”....
Năm học 2006-2007, theo báo cáo tổng kết thanh tra
thi tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 2.525 thí sinh bị đình
chỉ thi do lỗi mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 8 thí sinh thi hộ”....
Năm học 2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tra tốt
nghiệp phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 1.809 thí sinh bị đình chỉ thi
do mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 293 thí sinh thi hộ; trong đó
riêng Nghệ An đã phát hiện 151 thí sinh thi hộ tại đợt thi lần 2”.
Những năm sau này là "phao thi trắng trường"
ở trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) năm 2012, tái diễn ở trường THPT Quang Trung
(Hà Đông - Hà Nội) một năm sau đó.
Nhưng "phao" chỉ được coi là gian lận “sơ
đẳng”nếu so với các công nghệ thời 4.0 như điện thoại thông minh, đồng hồ thông
minh, máy tính cầm tay đa chức năng, … trong các năm gần đây.
Nhưng dù sao, đó cũng mới chỉ là “mánh khóe” tạm cho
là còn tương đối "vô tư", chưa thực sự nguy hiểm, của đám “nhất quỷ
nhì ma” khi có sự tiếp tay và làm ngơ của giám thị.
Trắng trợn và hạ đẳng hơn nhiều, nặng mùi "kim
tiền", mua bán đổi chác lại là khâu cuối cùng: chấm điểm, nhập điểm do người
lớn làm, do những kẻ suốt ngày rao rảng về đạo đức học đường, về trách nhiệm
công vụ, câu kết với nhau để làm đảo lộn trật tự thi cử: trượt thành đỗ và đỗ
thành trượt; bán rẻ lương tâm để hình thành một ‘bộ phận không nhỏ’ giai tầng
công dân gian dối, chiếm lĩnh các vị trí quản trị xã hội và các ngành nghề,
công nghệ then chốt.
Những kẻ đã dám cướp điểm ngày hôm nay rất có thể sẽ
trở thành những tên đi cướp tiền bạc và cướp nhiều thứ khác trong tương lai, “đầu
vào trộm điểm, đầu ra cướp tiền”, như ai đó đã cảnh báo.
Với giáo dục đại học, các vụ việc tiêu cực trong thi
cử thời gian vừa qua cao đến mức rất đáng lo ngại. Gần đến kỳ thi, sinh viên
chuẩn bị "phao" (phô tô tài liệu kích thước nhỏ để thuận tiện mang
vào phòng thi), rồi sử dụng các công nghệ thông minh để sao chép bài thi, rồi học
hộ, thi hộ không còn là hiện tượng cá biệt.
Thậm chí, vì thành tích và các động cơ không trong
sáng khác, cũng đã có giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hỗ trợ, tiếp tay cho
hành vi gian lận của thí sinh.
Các vi phạm phổ biến là mang tài liệu vào phòng thi
để sử dụng, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân trong phòng thi.
Tiêu cực phổ biến trong làm luận văn là tình trạng sao chép luận văn, luận án của
người khác.
Gian lận thi cử ngày càng tinh vi
Ngày nay, ở Việt Nam, dường như vấn nạn gian lận thi
cử đã trở thành phổ biến, ở cấp học nào, lớp học nào, từ phổ thông lên đại học
rồi sau đại học, từ xét đạt tiêu chuẩn phó giáo sư đến giáo sư, cũng đều có hiện
tượng gian lận thi cử, mua bán điểm chác, bằng cấp, chức danh ở mức báo động.
Có thể thấy, gian lận thi cử không chỉ gia tăng về
quy mô mà hình thức càng ngày càng tinh vi, khó nhận diện hơn.
Không biết chính xác gian lận thi cử tái xuất hiện
và trở nên phổ biến ở nước ta từ khi nào, nhưng rõ ràng là ở thế hệ 5x, từ những
năm 50, năm 70 của thế kỷ trước, trong tuổi trẻ học đường, ăn cắp vặt thì có,
vào vườn hàng xóm hái trộm quả sung, vật trộm quả ổi, thậm chí là thó cái bút đẹp
của bạn trên tỉnh sơ tán về học cùng, thì có, nhưng không hề có gian lận thi cử,
không có "phao", ngó bài của nhau một chút đã bị coi là nghiêm trọng.
Thời ấy, nghèo đói và gian khổ vô cùng, nhưng trong
nhà trường đều dạy thật học thật thi thật.
Bây giờ, trong giáo dục phổ thông, nơi hình
thành nhân cách con người cho các công dân tương lai, đã có thể dẫn ra hàng loạt
các vụ việc tiêu cực trong thi cử.
Trước đây, theo báo cáo tổng kết thanh tra thi tốt
nghiệp phổ thông năm học 2005-2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Hội đồng
coi thi bổ túc trung học phổ thông Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
có 536 thí sinh có bài thi giống hệt nhau, phải hủy kết quả”....
Năm học 2006-2007, theo báo cáo tổng kết thanh tra
thi tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 2.525 thí sinh bị đình
chỉ thi do lỗi mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 8 thí sinh thi hộ”....
Năm học 2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tra tốt
nghiệp phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 1.809 thí sinh bị đình chỉ thi
do mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 293 thí sinh thi hộ; trong đó
riêng Nghệ An đã phát hiện 151 thí sinh thi hộ tại đợt thi lần 2”.
Những năm sau này là "phao thi trắng trường"
ở trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) năm 2012, tái diễn ở trường THPT Quang Trung
(Hà Đông - Hà Nội) một năm sau đó.
Nhưng "phao" chỉ được coi là gian lận “sơ
đẳng”nếu so với các công nghệ thời 4.0 như điện thoại thông minh, đồng hồ thông
minh, máy tính cầm tay đa chức năng, … trong các năm gần đây.
Nhưng dù sao, đó cũng mới chỉ là “mánh khóe” tạm cho
là còn tương đối "vô tư", chưa thực sự nguy hiểm, của đám “nhất quỷ
nhì ma” khi có sự tiếp tay và làm ngơ của giám thị.
Trắng trợn và hạ đẳng hơn nhiều, nặng mùi "kim
tiền", mua bán đổi chác lại là khâu cuối cùng: chấm điểm, nhập điểm do người
lớn làm, do những kẻ suốt ngày rao rảng về đạo đức học đường, về trách nhiệm
công vụ, câu kết với nhau để làm đảo lộn trật tự thi cử: trượt thành đỗ và đỗ
thành trượt; bán rẻ lương tâm để hình thành một ‘bộ phận không nhỏ’ giai tầng
công dân gian dối, chiếm lĩnh các vị trí quản trị xã hội và các ngành nghề,
công nghệ then chốt.
Những kẻ đã dám cướp điểm ngày hôm nay rất có thể sẽ
trở thành những tên đi cướp tiền bạc và cướp nhiều thứ khác trong tương lai, “đầu
vào trộm điểm, đầu ra cướp tiền”, như ai đó đã cảnh báo.
Với giáo dục đại học, các vụ việc tiêu cực trong thi
cử thời gian vừa qua cao đến mức rất đáng lo ngại. Gần đến kỳ thi, sinh viên
chuẩn bị "phao" (phô tô tài liệu kích thước nhỏ để thuận tiện mang
vào phòng thi), rồi sử dụng các công nghệ thông minh để sao chép bài thi, rồi học
hộ, thi hộ không còn là hiện tượng cá biệt.
Thậm chí, vì thành tích và các động cơ không trong
sáng khác, cũng đã có giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hỗ trợ, tiếp tay cho
hành vi gian lận của thí sinh.
Các vi phạm phổ biến là mang tài liệu vào phòng thi
để sử dụng, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân trong phòng thi.
Tiêu cực phổ biến trong làm luận văn là tình trạng sao chép luận văn, luận án của
người khác.
Cá biệt có trường hợp đã bị phát hiện dùng báo
cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của người khác làm luận văn của mình.
Ở bậc cao hơn trong môi trường học thuật, có người ngang nhiên đạo văn để làm đẹp
hồ sơ chức danh GS, PGS, bị tố cáo thì dở trò vô liêm, trấn áp người tố cáo hoặc
là đánh bài lờ.
Các biểu hiện gian lận thi cử đã trở thành phổ biến,
đến mức người gian lận không cần giấu diếm, không còn cảm thấy xấu hổ vì hành
vi gian lận của họ nữa; trong khi các cơ quan chức năng luôn chạy theo, loay
hoay tìm cách chống đỡ.
Đã có người hăm hở đề xướng phong trào "2
không" nhằm làm trong sạch dần thi cử, hướng đến học thật dạy thật thi thật,
thực học thực nghiệp, nhưng áp lực xã hội và các lý do "tế nhị" khác
đã buộc những người đề xướng và các con người tử tế khác phải ‘đầu hàng’.
Cá biệt có trường hợp đã bị phát hiện dùng báo
cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của người khác làm luận văn của mình.
Ở bậc cao hơn trong môi trường học thuật, có người ngang nhiên đạo văn để làm đẹp
hồ sơ chức danh GS, PGS, bị tố cáo thì dở trò vô liêm, trấn áp người tố cáo hoặc
là đánh bài lờ.
Các biểu hiện gian lận thi cử đã trở thành phổ biến,
đến mức người gian lận không cần giấu diếm, không còn cảm thấy xấu hổ vì hành
vi gian lận của họ nữa; trong khi các cơ quan chức năng luôn chạy theo, loay
hoay tìm cách chống đỡ.
Đã có người hăm hở đề xướng phong trào "2
không" nhằm làm trong sạch dần thi cử, hướng đến học thật dạy thật thi thật,
thực học thực nghiệp, nhưng áp lực xã hội và các lý do "tế nhị" khác
đã buộc những người đề xướng và các con người tử tế khác phải ‘đầu hàng’.
Làm thế nào để lấy lại niềm tin?
Gian lận trong giáo dục đào tạo nói chung, thi cử
nói riêng, vẫn khi âm thầm khi công khai, bộc lộ ở hầu hết các cấp học, với đỉnh
điểm là mua bán, đổi chác điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, cụ thể:
222 thí sinh vi phạm bị phát hiện ở 3 tỉnh Sơn La,
Hòa Bình, Hà Giang, trên tổng số 925.000 thí sinh tham dự kỳ thi không phải là
con số lớn, nhưng đã lột tả một hiện thực xã hội nhức nhối, làm suy giảm nghiêm
trọng niềm tin của xã hội, tạo ra sự hoang mang, lo lắng trong đội ngũ các nhà
giáo chân chính, làm giảm động cơ học tập, phấn đấu của biết bao thí sinh, học
sinh tử tế, "con nhà lành".
Ở nước ta, chưa bao giờ hiện tượng gian lận trong
thi cử lại đặt ra nhiều câu hỏi bức thiết như hôm nay: Chất lượng giáo dục sẽ
đi về đâu khi chỉ nhìn qua điểm số? Đâu còn là sự công bằng cho người học? Đạo
đức nhân cách của thế hệ tương lai sẽ như thế nào khi vỡ lòng đã biết đến đổi
trắng thay đen?
Tương lai đất nước sẽ như thế nào nếu phụ thuộc vào
những con người như thế? Còn bao nhiêu những Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình nữa
chưa bị phanh phui? Cần có giải pháp trước mắt và lâu dài nào để ngăn chặn
và loại bỏ hiện tượng gian lận thi cử như hiện nay để lấy lại sự công bằng cho
thí sinh, lấy lại niềm tin cho xã hội?
Còn nữa…
GS.TS,
Nhà giáo Nhân dân Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1 comment:
Chúng tôi hiện đang cung cấp chương trình cho vay DỄ DÀNG và NHANH CHÓNG với lãi suất thấp 2% với thẻ ID hợp lệ và phù hợp để xác minh.
Bạn có thể gửi đơn xin vay của bạn cho bất kỳ số tiền vay cần thiết.
Chúng tôi cung cấp các khoản vay từ $ 5.000,00 USD Tối thiểu. $ 100.000,00 USD Tối đa.
Chúng tôi có tín dụng dài hạn tối đa từ năm (5) đến năm mươi (50) năm.
Chúng tôi cung cấp các loại khoản vay sau: vay dự án, vay tái cấp vốn, vay đầu tư thương mại, vay mua ô tô hoặc xe, vay sinh viên, hợp nhất nợ,
cho vay mua nhà, cho vay cá nhân, cho vay du lịch và nghỉ mát, Giáng sinh và các khoản vay năm mới.
Công ty chúng tôi cũng cần một người có thể là đại diện của công ty chúng tôi ở nước bạn.
Liên hệ với văn phòng của CÔNG TY CHO VAY TÀI CHÍNH CROWN TRUST qua email: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com
Gửi yêu cầu trả lời ngay lập tức của bạn đến: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com
Cảm ơn bạn đã bảo trợ của bạn!
Thành công của bạn bắt đầu với chúng tôi: JEFFEREY FRANK!
GIÁM ĐỐC CROWN TRUST VAY TÀI CHÍNH!
Email: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com
Post a Comment