Tuesday, December 3, 2019

COP25 MADRID (Nguyễn Xuân Thọ)





Hôm nay, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (COP25) đã khai mạc tại Madrid sau nhiều lần thay đổi địa điểm.

Trước đây Brazil nhận đăng cai COP 25, nhưng ngay sau thắng cử, tồng thống cực hữu Jair Bolsonaro đã tuyên bố hủy đăng cai với lý do kinh tế. Chile đứng ra nhận đăng cai để giữ hội nghị ở lại Nam-Mỹ với rừng già Amazon đang bị đe dọa. Nhưng chỉ 10 tháng sau, các cuộc biểu tình bạo động tại Chile đã khiến chính phủ này phải vội vàng rút lui trách nhiệm. Trong các ứng viên xin nhảy vào gánh đỡ, người ta đã chọn Tây-Ban-Nha vì sự gần gũi về ngôn ngữ với Chile, nơi mà suốt năm qua, một đội ngũ chuyên viên đã làm cật lực chuẩn bị các văn kiện. Nhiều chuyên viên Chile đã sang Madrid để hỗ trợ các đồng nghiệp Tây-Ban-Nha.

Chỉ năm tuần sau khi Santiago de Chile rút lui, 30.000 khách quốc tế thay mặt cho 180 quốc gia đã đến Madrid để tham dự hội nghị.

Sự vội vàng, cuống quýt để chuẩn bị COP25 cho thấy, những người chủ trương chống biến đổi khí hậu đã cảm thấy lửa cháy sau lưng. Nhân loại không còn nhiều thời gian để chống lại cái chết của hành tinh xanh.

Tại Paris 2015 (COP21), 197 quốc gia, lãnh thổ và tổ chức đã ký vào thỏa thuận phải làm sao để nhiệt đô trái đất không được tăng quá 2°C, tốt nhất là 1,5°C, so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thỏa thuận đó cũng đề ra mục tiêu cải tạo lối sống và sản xuất của loài người để cho đến 2050 sẽ không có khí thải CO² tung vào khí quyển. Trừ Syria là nước đang chiến tranh, không cử phái đoàn đến, tất cả các quốc gia đều ký vào thỏa thuận. Trong đó không ít phái đoàn ký cho vui, vì biết là mình không có năng lực thực hiện hoặc không có nhu cầu phải giữ lời cam kết. hoặc thậm chí đếch quan tâm.

Nước Mỹ đã ký thỏa thuận này với trách nhiêm cao, nhưng vì Trump không tin vào biến đổi khí hậu, lại nghĩ là thằng khác xả thải nhiều hơn mình mà chi ít, nên tuyên bố rút ra khỏi cam kết Paris từ 2020. Quyết đinh này được hân hoan chào đón bởi rất nhiều người…. Việt Nam, xứ sở đang bị đe dọa nhấn chìm vựa thóc Nam Bộ vào năm 2050.

Thế giới đúng là khùng? Không, tôi sẽ bị chửi là khùng vì dám động vào Trump.

Nhưng thôi, không có Trump thì mọi việc cũng đã quá muộn. Người ta chứng minh nhiệt độ ở Đức hiên nay đã tăng lên 1,5°C so với cuối thế kỷ 19[1] mất rồi. Nhiệt độ ở Đức tất nhiên là nhiệt độ của châu Âu. Hè 2019, cả Pháp và Đức cùng tranh nhau về kỷ lục 43,5°C là vậy.

Nhìn vào bảng thống kê xả thải CO² 2018 chúng ta thấy thành tích của các nước. Đứng đầu là các nước công nghiệp và đông dân thì chúng ta không chấp. Việt Nam ta xếp hạng thu nhập theo đầu người thứ 138, còn xếp hạng GDP ở vị trí 44 toàn cầu, nhưng xả thải ta vươn lên được vị trí 25 chứng tỏ dân ta xài cũng không đến nỗi nào. Ta đứng sau Thái Lan hai bậc vì ít công nghiệp hơn, dễ hiểu. Nhưng nếu nhìn sang cột cuối cùng, so sánh mức độ tăng trưởng phun khói từ 1990 với 2018 thì VIệt Nam là quán quân thế giới, với 1132 %. Các nước có tốc độ phát triển xả thải bám sau Việt Nam là Trung Quốc 352 %, Ả-Rập Xê-út 346 %, Các tiểu vương quốc Arập 365 %. Chỉ khác nhau ở chỗ: Các hoàng tử Ả-rập đang đốt dầu để nung quê họ từ sa-mạc lên màu xanh, còn các hoàng tử đỏ Trung Hoa thì đốt dầu và than để biến đất nước xanh tươi của họ thành sa mạc.
Còn Việt Nam đốt sống đốt chết để cố đến năm 2020 thành nước công nghiệp thì lại là nhẽ khác.

Hôm qua cô em gọi sang, than thở là ngồi ở tầng 11 Ciputra không nhìn thấy cầu Nhật-Tân nữa, không khí vẩn đục, lo quá anh ạ.

- Ấy chết, anh là vốn là dân cựu VTV, cơ quan vẫn lớn tiếng phê phán “Bọn môi trường quấy phá”. Em nói vậy mà không sợ anh giận à?

Nhân hội nghi Madrid, báo chí Đức lại đưa những tin kinh hoàng. Báo Spiegel giật titre: Từ cứu tinh của thiên nhiên thành kẻ gây ô nhiễm khủng”[2] Đó là các vỉa băng ở Bắc Cực. Từ hàng triệu năm qua, chúng là nơi cất giấu thán khí của trái đất, nay do nhiệt độ tăng, băng tan, các lớp sinh vật chết ngàn đời bắt đầu lộ ra và phát ra những lượng CO² khổng lồ tung vào khí quyển. Từ 2003 đến 2017, khu vực này xả ra 1,7 tỷ tấn CO², trong khi thực vật ở đó chỉ đủ chuyển hóa quang hợp 1 tỷ tấn. Quá trình này đang tăng tốc theo kiểu rơi tự do.

Ở Siberia, tình hình cũng khủng khiếp như vậy. Người ta còn nói đến khả năng các loại vi khuẩn bệnh dịch từng nằm dưới các lớp băng hàng chục ngàn năm, nay lộ thiên và phát tán trong không gian, sẽ đem đến những nạn dich mà loài người chưa biết đến.

Loài người quá kém cỏi, chỉ có khả năng đốt rừng, phun khí thải, tiêu diệt đa dang sinh học, hút hết lòng đất đủ đến mức chọc tức thiên nhiên, để rồi thiên nhiên nổi khùng làm nốt thiên sứ của con người: Phá hủy trái đất.

Thế nào cũng có vị chửi: Mày ở Đức là nơi xả thải gần gấp 3 lần Việt Nam, đừng lên mặt dạy đời.

Tôi đã từng viết: Thế hệ này, trong đó có cả tôi, đang ăn cắp tương lai của con cháu.

Cứ suy bì xem ai ăn cắp hơn ai, thì chỉ có kéo nhau “Xuống hố cả nút”.

“Bọn môi trường” bị coi là những thằng, những con khùng. Chúng rỗi hơi, không lo chăm sóc bản thân, gia đình, tự chuốc chửi rủa vào thân, bị cảnh sát đánh dập bầm dập chỉ vì mấy cái cây xanh, vì mấy dòng sông lãng nhách.

Nhưng xem ra thì chúng mới là những kẻ biết yêu cuộc sống, nếu không phải là đời chúng, thì cũng là đời con cháu chúng ta.


CÁC ĐỒ HÌNH Ở CUỐI TRANG


*
Sự tăng trưởng xả thải 1132% của VN từ 1990 đến 2018 vì nằm đúng trong thời gian công nghiệp hóa. Đặng Tiểu Bình bắt tay cải cách TQ từ 1979, trước ta 10 năm. Từ 2015, chính phủ TQ đã bắt đầu siết chặt các quy định khí thải, đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm nên từ đó đến nay, lượng phát thải của TQ bắt đầu giảm. Nếu xét từ 1980 đến 2010 thì tăng trưởng phát thải của TQ cũng sẽ trên 1000%, cao hơn cả VN. Mỹ là nước tiêu thụ theo đầu người nhiều nhất thế giới, nhưng từ 30 năm nay không tăng (0%). Lý do chính vì đã bỏ công nghiệp nặng, chuyển sang công nghiêp @.
Các nước châu Âu như Đức, Anh vẫn phát triển công nghiệp nặng, nhưng lại giảm phát thải (-29%) vì sử dụng năng lượng xanh và các công nghệ thông minh, sử dụng các biện pháp tăng hiệu quả sưởi nhà v.v. Nga và Ucraine giảm phát thải vì suy thoái kinh tế, Nga còn bị căn bệnh giảm dân số vì chị em lười đẻ.
Như vậy, việc tăng trưởng phát thải 1132% của VN có lý do của nó. Nhưng nếu việc tiêu thụ năng lượng tăng vọt trong 30 năm qua đều do đầu tư kỹ nghệ đúng mức thì chúng ta đã không còn nằm ở cái hố hiện nay. Rất nhiều nhà máy xi măng, nhà máy đường, xưởng đuc thép v.v công nghệ lạc hậu chỉ tham gia phá hoại một thời gian rồi bỏ đó. Riêng việc sao nhãng hệ thống giao thông công cộng để hàng ngày đốt hàng chục triệu lít xăng chạy xe máy của toàn dân đã góp phần cho bệnh ung thư phổi tăng nhanh. Một vấn đề ít ai nghĩ đến là việc tiêu phí năng lượng điều hòa nhiệt độ bởi hàng triệu ngôi nhà cách nhiệt kém trên toàn quốc…. Nhiều lắm, kể không hết.

*
Ngày hôm nay, chúng ta phải chấp nhận nhân loại không thể ngăn cản được sự thay đổi khí hậu mà chúng ta đang thấy.
Tất cả những lời hứa trong COP2015 Paris đều là lời hứa xuông ; tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều tiếp tục xả khí CO2 càng ngày càng nhiều. Những biện pháp ngăn chặn CO2 như, điện gió, điện mặt trời... chỉ là muối bỏ biển...
Theo những nhà khoa học chuyên môn về khí hậu.
* Đại Họa, sự Hủy Diệt trái đất lần thứ 6, sẽ tới.
* Nó sẽ bắt đầu khi trái đất nóng hơn năm 1800, 3 độ. Khi đó không có gì có thể làm đảo ngược tình hình.
* Sự tiến triển sau đó không ai có thể dự đoán một cách chính xác. Có thể nó kéo dài trong 50 năm, 100 năm hay hơn nữa. ...
* Câu hỏi : khi khí hậu ổn định lại, nhân loại còn bao nhiêu người : 1 tỷ, 100 triệu, 1 triệu hay ít hơn nữa ?

*
Thưa bác, con đọc bài của bác thấy rất hay.
con đồng ý với bác về những nhận định trên. nhưng con muốn nói đển giải pháp, vì CO2 là một vấn đề phức tạp,
hầu hết các nhà mộ trường chỉ nói ra thực trạng chứ ko ai tìm ra giải pháp.
kết thúc các bài viết như vậy thường là đổ lỗi cho nhau,
con không thích cách tranh luận hoặc nêu vấn đề như thế. nên xin mạn phép phản biện lại đọi điều
Thực tế, loài người đang phải đốt than để cung cấp 40% năng lượng tiêu dùng, vì chỉ có điện than mới đạt hiệu năng kinh tế hợp lý. Điên cũng là ngành kinh doanh, kinh doanh thì người ta phải có lời. ko thể kinh doanh vì từ thiện. nên buộc phải dùng than
cả thế giới chỉ có mình Pháp là dùng 70% năng lượng là hạt nhân, sạch, ko co2, nhưng lai vướng vấn đề an toàn.
VN, hiện tại dùng khoảng 40tr/tấn than/ năm để phát điên.
nếu dùng cách phát điên biomass, tức là xanh hoàn toàn, thì cần khoảng 60tr tấn gỗ để thay thế.
mỗi năm vn xuất khẩu 9tr/tấn gỗ dăm. chiếm gần 30% nguồn cung toàn cầu ngành xuất khẩu gỗ dăm,
và sản xuất được khoảng 30tr tấn gỗ tươi. nếu như muốn thay thế than hoàn toàn,
vn cần tăng thêm gấp 3 lần số gỗ rừng sản xuất hiện nay,
điều này có thể làm được, nhưng đòi hỏi chính sách hiệu quả dùng Biomass là một giả định, nếu bắt buộc phải làm. thì vẫn có cách.
nhưng để đạt được nó cần 1 nổ lực macn tính hệ thống. và đôi khi những lựa chọn này ko mang lại hiệu quả kinh tế, nên người ta ko thể chọn.
chuyện này nói rộng ra cho toàn bộ vấn đề môi trường của con người, Chỉ cần dừng ko dùng than nữa là sẽ ổn.
nhưng làm sao dừng, bay giờ chỉ có thể trông chờ vào 3 nguồn
1 là phản ứng hợp hạch. tokamak ST40 mini, có thể thực hiện hợp hạch ở quy mô nhỏ hiệu quả. dư kiến sẽ thương mại hóa trước 2040
2 là nguồn U238,
3, các kiểu tái tạo, gió, mặt trời, không quá 20% lưới điện.
Vấn đề nhiên liệu hóa thạch, nhựa. có thể giải quyết bằng công nghệ chưng khô, chuyển nhựa thành dầu bio.
1 lần nữa vấn đề này , công nghê có thể cứu được con người, nhưng nó không kinh tế, nên phải có chính sácH

*
Tho Nguyen Cảm ơn Tran Hai. Vấn đề không hoàn toàn như Hải nói. Mình đã dự thính COP23 tại Bonn và thấy hàng chục ngàn người tham dự, không phải chỉ đỗ lỗi cho nhau. Các đại biểu gồm 3 nhóm: Các nhà hoach định chính sách môi trường vĩ mô, các chuyên gia về kỹ thuật môi trường và các nhà hoạt động xã hội.
1-Các chính trị gia môi trường cũng hay bênh vực nước mình, đổ tội nước khác và họ thường là những người gây bất đồng nhiều nhất trong phân bổ hạn ngạch và chia chác tiền của UNEP. Nhưng đại diện của các nước dân chủ thường đắn đo nhiều hơn với các con số.Vì khi họ cam kết cái gì thì sẽ bị quốc hội và phe đối lập kiểm soat điều cam kết đó. Còn ở các nước ngèo, độc tài thì họ toàn nói hay và kiểu gì cũng dễ ký, vì ký mà không làm thì cũng không ai nói được họ.
2-Các kỹ thuật gia môi trường thì nêu lên những ý kiến như Hải và đối tượng của họ là giới công nghiệp và các nhà quản lý đô thị, quản lý rác thải v.v. Những chuyên gia này đều giỏi tận tâm. Nhưng họ có một căn bênh nghề nghiệp: Luôn coi giải pháp của họ là vô địch. Thế là họ cũng cãi nhau và làm cho giới công nghiêp, quản lý chới với, không biết tin vào ai. Nhưng rồi cuối cùng, vì họ có trí thức nên tất cả đều nhìn thấy vấn đề: Giải pháp nào về lâu về dài cũng đều có tác dụng phụ đến môi trường. Cái gốc của phá hủy môi trường là sự tiêu thụ của con người, nếu không giải quyết được thì tắc tỵ hết.
3-Nhóm thứ ba là các nhà hoạt động xã hội. Họ nhìn ra cái gốc: không phải là xe chạy điện hay xe xăng, điện gió hay điện than, năng lượng mặt trời hay địa nhiệt hay năng lượng hạt nhân, sẽ cứu hành tinh này. Cái chính là phải thay đổi lối sống, giảm thiểu tiêu thụ, giảm mức tăng dân số thì mới mong đạt được mức Zero. Mức Zero = loài người thải ra bao nhiêu thì rừng, nước biến, mặt đất hấp thụ, tái tạo lại bấy nhiêu. Nếu không đạt mức Zero thì chỉ vài chục năm nữa, chúng ta sẽ tự hủy diệt.
Mình không phải là chính khách, không phải là chuyên gia và FB này cũng không phải là tạp chí chuyên đề nên bài viết chỉ nhằm báo động cho mọi người để thay đổi lối sống.

*
Thực ra những nước nghèo bảo vệ môi trường dễ hơn những nước giàu có rất nhiều vì không có nền sản xuất công nghiệp ở qui mô vô cùng lớn như các nước giàu nên cũng không phải lo giải bài toán rác thải công nghiệp nặng nề. Tuy nhiên để giữ gìn bảo vệ được thiên nhiên nước mình thì lãnh đạo các xứ nghèo phải rất tỉnh táo và không tham lam đến độ mờ mắt thì mới nhận ra được những thứ quí bàu mà mình đang có và không tự biến đất nước mình thành bãi rác thải cho các nước công nghiệp phát triển đi trước. Rất buồn là con số ô nhiễm không khí trầm trọng dẫn đầu thế giới của Vn những thập niên trở lại đây cho thấy các lãnh đạo đất nước chẳng những không tỉnh táo mà còn tham lam vô độ, nhập về Vn tất cả những gì thế giới vứt bỏ, trong đó kinh khủng nhất là nhiệt điện :O. Cùng lúc đó thì người dân nhiều nước Châu Phi đang nỗ lực phủ xanh hóa sa mạc, nhiều nước đang phát triển khác cũng đều tỉnh thức đi theo con đường bảo vệ môi trường kể cả Trung quốc. Năm nay, Costa Rica một nước nhỏ tẹo ở Nam Mỹ vừa nhận được giải thưởng Bảo vệ Hành tinh trái đất của Liên hiệp quốc vì nỗ lực bền bỉ, không mêt mỏi nhiều thập kỉ qua tăng diện tích trồng rừng lên gấp 3, phủ xanh hơn 50% lãnh thổ và lập kế hoạch tới năm 2050 loại bỏ hoàn toàn năng lượng khí đốt (bằng xăng dầu hay than đá) ra khỏi nền kinh tế: Đất nước này năm 2017 từng nổi bật trên truyền thông quốc tế vì vận hành toàn bộ nền kinh tế trong gần 1 năm hoàn toàn bằng năng lượng sạch (không sử dụng khí đốt, than đốt). (Để lúc nào rảnh em dịch qua bài phát biểu của Tổng thống Costa Rica về con đường đi của nước này). Trong khi ở Vn người dân lo lắng, sốt xắng bảo vệ môi trường sống thì bị bỏ tù, hãm hại mới thấy cái sự dốt, tham và ác của lãnh đạo xứ này có thể nói là đỉnh cao nhân loại :o





No comments: