Sunday, December 28, 2008

CỘNG SẢN CÁI GÌ CŨNG MUỐN NẮM

Cộng sản Cái Gì Cũng Muốn Nắm
VI ANH
Việt Báo Thứ Bảy, 12/27/2008, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=138878
Blog ở VN. Một mặt CS Hà nội chuẩn bị ra "thông tư quản lý"; mặt khác đề nghị hai tập đoàn Google và Yahoo hợp tác "bố trí" kiểm soát blog. Cái tật của CS là thế, cái gì cũng "quản lý", lớn nhỏ gì cũng "nắm".

Buồn cười nhứt là gần đây Bộ Y tế và Cảnh sát Giao Thông định nắm những người Việt trời sanh nhỏ con, nhẹ cân, cấm không cho lái xe gắn máy là đôi chân của người Việt bình dân, lao động đi kiếm cơm. Tào lao, tầm phào đến nổi "báo đài", cán bộ đảng viên của Đảng Nhà Nước cũng bất mãn. Dân Saigon cười vào lổ mủi của Bộ Y tế ở Hà "lội" bị lụt "dư giấy làm gì chẳng vẽ voi, vẽ chuột" lại đi qui định như vậy. Thủ Tướng Nguyên tấn Dũng dù là Nam kỳ "cục" cũng quê quá, buộc Bộ Y tế là bộ "ưu việt" nhiều "học vị" theo danh từ CS và "bằng cấp" theo kiểu nói Miền Nam phải cho "qui định" ấy "quá độ" vào sọt rác.

Và mới đây lại đến Bộ Thông Tin và Truyền Thông "trù bị" ra "thông tư " và " bố trí" kiểm soát blog. Khi chưa có thông tư và bố trí kiểm soát các trang blog, thì CS đã chẳng những kiểm soát mà đã bắt triệt hạ Ô. Nguyễn Văn Hải biệt danh trên mạng là Blogger Điếu Cày rồi, chụp cho cái mũ ''trốn thuế'' để bỏ tù. Nhưng thực chất và thực sự là vì Blogger Điếu Cày rất nổi tiếng với những bài viết nẩy lửa, lý luận sắc bén tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa và Đảng Nhà Nước CS Hà nội hèn nhát chẳng dám phản ứng. Sơ thẩm và phúc thẩm Toà CS đều y án 2 năm rưởi tù giam.

Trên phương diện thuần túy kỹ thuật Tin học, Blog là một chữ Anh một vần, một danh từ chuyên môn của Tin Học, một phát minh khá mới, khó có thể tìm tiếng Việt để dịch cho đầy đủ ý nghĩa. Có lẽ dùng thẳng tiếng Anh như danh từ khoa học mà Việt Nam Cộng Hoà đã chấp nhận nguyên chữ xài trong sách giáo khoa, như acide thay vì nước cương toan, cho dễ. Nhưng xét theo công dụng, đái khái đó là một trang web gọn, nhẹ, dễ làm, cá nhân có thể nói lên ý kiến, cảm nghĩ của mình để chia xẻ với người khác, và người khác có thể phản hồi ý kiến, nên có người gọi là nhật ký trên mạng. Nhưng nhật ký là của riêng, đằng này blog có thể chuyên chở những cảm nghĩ của người khác chia xẻ với người viết, phần chia xẻ vô hạn nên blog rất sinh động và mở rộng hơn báo chí nhiều. Do vậy hầu hết những tờ báo lớn của Tây Au, Bắc Mỹ đều có mở ra nhiều blogs để người của báo nêu vấn đề và gợi ý để độc giả đưa ý kiến, làm tờ báo phong phú hơn, nhiều người tham gia hơn. Một tờ bào giấy được nhiều người tham gia là một tở báo thành công. Không thua gì báo điện tử, blog chuyên chở bài viết, hình ảnh, và âm thanh, với phần phản hồi vô hạn của người đọc.

Trên phương diện thông tin, nghị luận blog không phải là nhật ký cá nhân trên mạng, mà là một diễn đàn, một phương tiện truyền thông đại chúng, người tham gia có nhiều người giỏi như những nhà báo chuyên nghiệp, nhưng không sống bằng nghề báo, mà làm báo như những nhà báo tự do, nhà báo bình dân, trong nước gọi là "nghiệp dư". Qui luật của nhu cầu cuộc sống không có chanh thì dùng dấm. Blog phát triển tối đa, được tận dụng hết công suất ở những nước không có tự do báo chí như Trung Cộng và Việt Cộng. Dùng blog để nói lên, bàn luận mặt thật của chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam, điều mà Nhà Nước cấm kỵ. Báo chí của người Việt hải ngoại đều có bloggers trong nước giúp. Ban Văn Hoá Tư Tưởng Đảng CS họp, một buổi sau hải ngoại có tin về những chỉ đạo Toà phải xử hai nhà báo phanh phui vụ PMU 18 thế nào. Khách sạn Caravelle ở Saigon nổ chưa đầy 15 phút, ngoại quốc đã có hình, có tin sơ khởi.

Theo con số của Nhà Nước CSVN, VN có 1,5 triệu bloggers, trong đó có đến 80% là dùng dịch vụ blog của nước ngoài, chánh yếu là Yahoo và Google.

Việc Bô Thông Tin và Truyền Thông ra thông tư "quản lý" blog, ngay người trong Đảng cũng thấy đó là làm chuyện "ruồi bu". Ong Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông Thành phố SG nói trên tờ Sài Gòn Giải Phóng ngày 2/12/2008, việc quản lý blog là chuyện ''không khả thi''. Những người lập trang blog có thể dùng tên giả, điạ chỉ giả, hoặc "đăng ký" ở nước ngoài. Thông tin trên mạng nói chung và thông tin trên blog nói riêng mang tính không biên giới và tính ảo rất cao, làm sao có thể quản lý được.Nhà sử học Dương Trung Quốc, kiêm đại biểu của cái gọi là Quốc hội của CS, cũng tỏ thái độ dè dặt trước việc ban hành thông tư quản lý blog.

Nhà báo Huy Đức, người đã lập ra trang Osin's Blog, một trang blog nhiều người ưa thích và đánh giá cao viết : ''Trong một quốc gia tiến bộ, không ai đòi quản lý blog cũng như quản lý việc người dân tiếp cận với Internet. Mỗi ngày, trên thế giới có hàng trăm ngàn blog mới xuất hiện. Quản lý blog giống như là trói chân chim trời''. Theo nhà báo Huy Đức, Bộ Luật hình sự đã có đủ những điều khoản để buộc tội những người loan thông tin xúc phạm nhân phẩm, vu khống một ai đó, chứ đâu cần phải ra một văn bản quản lý Internet hay quản lý blog.

Sau cùng, nhưng CS cứ làm vì không làm thì đâu phải CS. Cái gì cũng "quản lý", lớn nhỏ gì cũng "nắm". Trả lời phóng viên Đài Á Châu Tư do, Ông Robert Boorstin, nhân vật có thẫm quyền của Google nói "chưa chính thức nghe phía chính phủ Việt Nam lên tiếng đề nghị nói gì với Google về kiểm soát blog. Nhưng Google "Chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào quyền tự do bày tỏ ý kiến qua các trang web cá nhân hay các trang blog. Cho nên chúng tôi cho rằng blog là cách thể hiện quan điểm cá nhân của một người, cho dù là về văn hóa, nghệ thuật, đời sống thường nhật, chính trị, hay về bất cứ điều gì anh ta muốn bày tỏ. Chúng tôi không kiểm duyệt dựa trên nội dung của các trang blog và cũng không muốn làm điều đó."

Nhưng "Tại những quốc gia khác có yêu cầu tương tự thì chúng tôi cũng phải tuân thủ luật lệ của họ. Chẳng hạn như Trung Quốc, để duy trì dịch vụ của Google tại đây, chúng tôi phải đồng ý loại bỏ một số kết quả tìm kiếm trên mạng hoặc một số trang web mà chính quyền không muốn người dân truy cập. Chúng tôi thực hiện điều này một cách bất đắc dĩ. Khi người sử dụng net tại Trung Quốc muốn truy cập những thông tin bị ngăn cấm, chúng tôi hiện rõ trên màn hình rằng kết quả tìm kiếm bị ngăn chặn để họ biết.

Và dân chơi blog trong ngoài nước đang đứng trước một thách đố vượt kiểm soát. Hai công ty Yahoo và Google cũng đang đứng trước một thách đố của nghề nghiệp và đạo đức. Còn Mỹ nước đặt tổng hành dinh của Yahoo và Google cũng đang đứng trước một thử thách liệu Hiến Pháp và luật pháp Mỹ có cho phép một công ty quốc tịch Mỹ tiếp tay làm cái chuyện bịt miệng, bịt mồm người nhân dân các nước hay không. Toà án Mỹ đã có tiền lệ thụ lý vụ án Yahoo bị vợ một người ở Hông Kong bị Yahoo cho nhà cầm quyền TC biết rõ danh tánh bắt bớ giam cầm rồi. Chờ xem.

No comments: