https://www.facebook.com/chanh.tam.33/posts/4279773632128871
Cuối năm ra rả vui mừng, mặc dù đại dịch, kinh
tế tưởng đâu bại sụi nhưng vẫn giữ được tăng trưởng dương. Chính quyền hân hoan
phổ biến cụm từ “nhờ có Nghị quyết 128”, rồi thánh thót khắp nơi điệp khúc, một
tháng bằng cả quí, cả năm. Mới hoàn hồn thì đã leo lẻo kiên cường, kì diệu, kì
tích…
Cuộc sống rất cần trao cho nhau năng lượng
tích cực để hành động tích cực. Nhưng một xã hội hành động tích cực không thể bắt
đầu từ vô tri.
Có lẽ chưa có bao giờ cái chết đi qua Sài Gòn
từng giờ khắc mồn một đến như trận dịch vừa qua. Chưa bao giờ người Việt Nam cảm
nhận rõ ràng hơn thế về một thảm hoạ đô thị. Cái chết xuất hiện thình lình với
hàng triệu con người, càn quét nhanh chóng, không kịp chống đỡ. Rồi như vừa sống
sót, chúng ta tin mình đã làm nên tiền lệ.
Nhưng là tiền lệ gì?
Trong thế giới hiện đại cốt lõi nhân văn của
khoa học là niềm tin vững vàng, rằng con người có thể phòng tránh, khắc phục những
tai nạn do con người tạo ra. Suy cho cùng, ngay đến dịch bệnh cũng là thảm hoạ
nhân tạo. Chống chọi với thảm hoạ ấy chúng ta tạo ra tiền lệ gì?
Không hẳn như trận dịch vừa qua, Sài Gòn chưa
từng đối diện với kiểu tai hoạ nhân tạo. Chiến loạn đã từng tạo ra thảm hoạ
trong lịch sử hơn 300 năm đô thị Sài Gòn.
Cuộc thảm sát Tây Sơn gây ra ở Sài Gòn Chợ Lớn
từng khiến người Sài Gòn ba năm không dám xài nước sông.
Chiến cuộc Mậu Thân khiến cả Sài Gòn đạn lạc,
tên bay, hàng ngàn người bỏ mạng, cả dãy Sài Gòn đổ nát.
Hay cuộc cải tạo XHCN phá huỷ nguồn mạch kinh
tế tích góp hàng trăm năm của Sài Gòn.
Sài Gòn đã từng ở trong những cuộc di cư lớn
1954-1955, 1975, và nạn vượt biên sau 1975.
Sài Gòn đã từng trải qua không ít biến cố và
đã chống chọi ra sao để đối diện với một thảm hoạ nhân tạo lớp con cháu vội
vàng ngỡ như chưa có tiền lệ?
Chưa bao giờ lớp con cháu Sài Gòn bỗng thấy kí
ức Sài Gòn mỏng manh đến thế. Những lễ kỉ niệm những trận thắng dường như không
đủ giúp chúng vượt lên nỗi hoảng sợ của đám đông. Những kinh nghiệm phân tuyến
chính nghĩa, phi nghĩa kiểu ai thắng ai không giúp chúng đối phó nổi với dịch
hoạ.
Vậy mà Sài Gòn đã từng thoát khỏi phân tranh bằng
cách tạo ra Chợ Lớn, Chợ Cũ, phố chợ Bến Thành… Đời chợ đã bền bỉ, thuỷ chung bồi
đắp Sài Gòn. Trong hàng mấy trăm năm, trong biết bao biến cố chưa từng có một
thời điểm nào Sài Gòn đóng cửa chợ, đóng cửa thị trường. Ngay cả khi quyền lực
bao cấp thống trị, chưa một ngày Sài Gòn thiếu chợ. Chỉ có trong dịch giã vừa rồi,
mấy tháng liền chính quyền ta đủ gan, tạo ra tiền lệ đóng cửa chợ. Thì đó là tiền
lệ gì? Một Sài Gòn không có chợ đã ra sao? Một chính quyền cấp phát mọi nhu cầu
cho dân sau 1975 đã từng thất bại phải đổi mới. Thì trong dịch chúng ta cũng đã
tưởng có thể cấp phát nổi cho dân một đời sống thiết yếu…
Có phải đâu vô tri đến nỗi cái gì cũng xử sự
như chưa có tiền lệ.
Thì thôi bớt vô tri tới đâu sẽ biên lai rai tới
đó vậy, bạn bè đọc cho qua những ngày buồn chưa tới.
.
No comments:
Post a Comment