Ai sẽ thay thiền
sư Thích Nhất Hạnh dẫn dắt Tăng đoàn Làng Mai?
Tina
Hà Giang
Gửi cho BBC từ Nam California, Hoa Kỳ
28/01/2022
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-60157378
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17932/production/_123026569_convnh.png.webp
Lời chào tiếng
Việt ở lối tới Lộc Uyển, thuộc vùng núi Escondido, quận San Diego
Một tuần lễ trước Tết, co ro trong cái lạnh mùa
Đông Nam California, chúng tôi đến tham dự ngày thứ 3 trong tang lễ kéo dài 8
ngày của thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tu Viện Lộc Uyển.
Lần đầu tiên đến đây, tôi thoáng ngỡ ngàng trước
khung cảnh hoang sơ, và hơi khô của nơi này so với không gian xanh mướt vùng
nhiệt đới của Làng Mai ở Thái Lan mà tôi đã có dịp viếng thăm, nhưng nhanh
chóng nhận ra vẻ đẹp đặc thù của Lộc Uyển.
Nằm trong một thung lũng khuất sâu giữa vùng đồi
núi hùng vĩ của thành phố Escondido, quận San Diego, với diện tích 400 mẫu Anh,
tu viện được một rừng cây sồi bát ngát bao bọc kín đến mức dường như không tiếng
ồn nào từ thành phố có thể lọt vào.
Người đánh khẽ tiếng
chuông tỉnh thức nhân loại
Thiền sư Nhất Hạnh từng
muốn Giáo hội Phật giáo ‘tách khỏi Nhà nước’
VN: Cuộc đời của Thiền sư
Thích Nhất Hạnh qua hình ảnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
viên tịch tại Huế, thọ 95 tuổi
Thăm trung tâm
thiền Làng Mai ở Thái Lan
Với lễ phát tang vừa được tổ chức hôm trước,
Tu Viện Lộc Uyển sáng thứ Hai hơi vắng, lác đác vài bóng người lặng lẽ trên lối
mòn dẫn lên núi để đến thiền đình, tâm điểm của viện tu học pháp môn chánh niệm
của hệ thống Làng Mai tại Nam California.
Sự u tịch bao trùm lấy không gian, lại thêm tấm
bảng với hàng chữ Noble Silence (Im lặng Hùng tráng) ở
ngay lối vào làm bốn người chúng tôi rón rén không dám nói cười, đi đứng gượng
nhẹ, chỉ rù rì bên nhau khi cần.
Hàng chữ "Tang lễ cố niên trưởng trú trì
tổ đình Từ Hiếu… Tôn vinh cuộc đời và lời dạy sâu sắc của người thầy kính yêu của
chúng ta, thiền sư Thích Nhất Hạnh'' trên tấm biểu ngữ lớn treo trước mặt, khiến
tôi cảm nhận được nỗi đau buồn đang trĩu nặng tâm tư đệ tử của thiền sư ở khắp
nơi.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/449A/production/_123026571_bnthtnh2.jpg.webp
Bàn thờ và di ảnh của
thiền sư Thích Nhất Hạnh trong tu viện
Vừa leo dốc vừa phải mang theo những dụng cụ
quay phim chụp ảnh nặng nề, đồng nghiệp Dân Huỳnh đi trước tôi vài bước không
kìm được những tiếng thở hào hển, và tôi cũng không khá hơn. Nhưng tiếng chuông
ngân nga vang lên khi chúng tôi vừa lên đến được cửa thiền đình làm cái mệt như
tan biến vào không khí thư thái, khiêm cung và rừng áo nâu trước mặt.
Bước hẳn vào thiền đình, cảnh những sư ông và
sư cô lặng lẽ nhưng nhịp nhàng chuẩn bị cho buổi ngồi thiền im lặng và tụng
kinh, khiến tôi lạc vào một thế giới khác, nơi mọi lo âu, phiền muộn của đời sống
không thể len vào.
"Nhà" và bài tụng Năm Giới
Trong không gian tĩnh lặng, ngoài bàn thờ giản
dị với bức chân dung khiêm tốn của thiền sư Thích Nhất Hạnh phía bên trái, tang
lễ của ông không nhang đèn nghi ngút, không kèn trống ồn ào, không cả những
vòng hoa tang vĩ đại gắn ribbon sặc sỡ.
Chỉ thấy những chiếc gối màu nâu xếp hàng ngay
ngắn trên sàn gỗ, nét thanh thản trên những khuôn mặt lặng yên, và những ánh mắt
cùng hướng về một chốn nào đó rất xa xăm của các vị nam nữ tu sĩ trong màu áo
nâu, chen lẫn sự cung kính của những tín đồ phật tử về đây dự lễ.
"Arrived at Home'' (Con đã về
nhà), hàng chữ khắc trên một bảng gỗ đơn giản treo trên bàn thờ chính viết
khiến tôi chú ý.
Nhưng nhà là đâu?
"Nhà" với các đệ tử của thiền sư Nhất
Hạnh, có lẽ sẽ luôn luôn là ngôi nhà tâm linh, nơi phải tập trung tư tưởng, phải
dẹp bỏ mọi vướng bận trần thế, họ mới có thể bước vào, để tĩnh tâm ôn lại hành
động của mình, và tự vấn xem mình đã thực hành được bao nhiêu phần những điều
đã tu học được.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/92BA/production/_123026573_locuyencaunguyen3.jpg.webp
Hình chụp ngày thứ
3 của tang lễ, dự kiến kết thúc ngày 29/01
Trong buổi tang lễ ấy, đệ tử của thiền sư
Thích Nhất Hạnh (1926-2022) bày tỏ lòng tôn kính và thương tiếc người thầy họ hết
lòng kính yêu bằng bài tụng Năm Giới (Five Mindfullness Trainings), thuyết
sống được cho là nền tảng cho một đời sống hạnh phúc, vị tha, biết bảo vệ sự sống
chung quanh và làm đẹp cho đời.
Một vị Yết ma chậm rãi đọc từng điều của Năm
Giới, hướng dẫn mọi người tự vấn lòng và yên lặng trả lời mình xem trong vòng một
tháng qua, đã áp dụng được điều nào trong năm điều được dạy hay chưa.
Những điều này gồm: a) bảo vệ sự sống, giảm
thiểu bạo lực trong bản thân, gia đình và xã hội, b) thực thi công bằng, độ lượng,
không bóc lột người khác, c) tình yêu đích thực và tình dục có trách nhiệm, d)
biết lắng nghe và cẩn trọng trong lời nói để không làm tổn thương người khác,
và e) tiêu thụ có chánh niệm, không phung phí, không đưa chất độc vào cơ thể
hay vào tâm trí của mình.
Sau mỗi điều vị Yết ma tụng lên, một tiếng
chuông ngân nga được thong thả gióng lên cho các tín đồ có thêm thì giờ bình
tâm suy gẫm. Chăm chú nghe bài tụng, tôi bàng hoàng nhận ra rằng mình đã không
thể khẳng định là đã áp dụng đa số những điều được dạy đó.
Và dù vẫn biết thiền sư Thích Nhất Hạnh đã
truyền cảm hứng và mang lối sống "Chánh niệm" đến cho biết bao người,
tạo được ảnh hưởng thật lớn rộng, mãi đến khoảnh khắc ấy, tôi mới hiểu tại sao
ông đã được tôn trọng từ cả từ những nhà lãnh đạo trên thế giới, và tại sao
sách của ông đã được hàng triệu người tìm đọc.
Những cuộc đời 'nhờ thầy mà
thay đổi'
Bà Leslie Davis, một tín đồ theo học thiền sư
Thích Nhất Hạnh đã hơn 20 năm, cho biết bà thường cùng gia đình lui tới Tu viện
Lộc Uyển để tu tập, nói:
"Điều then chốt nhất mà tôi học được từ thầy là
làm thế nào để nhận thức được giây phút hiện tại để cuộc sống có ý nghĩa, có mục
đích, để bản thân có được sự bình thản, an lạc và hạnh phúc. Tôi cũng đã nuôi dạy
các con bằng triết lý và những lời dạy này của thầy và tìm cách giúp các con đạt
được chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E0DA/production/_123026575_blesliedavis.png.webp
Phật tử Leslie
Davis trả lời phỏng vấn
Bà Dương Hương Giang, môt tín đồ lâu năm khác, kể về buổi gặp gỡ "định mệnh" với
thiền sư Thích Nhất Hạnh:
"Lần đầu tiên tôi gặp sư ông Làng Mai là lần
tôi đến thăm Tu viện Kim Sơn ở San Jose. Đó là lần đầu tiên tôi được thực tập
trong chánh niệm và từ đó trở tôi đến Tu viện Lộc Uyển, từ ngày Lộc Uyển mới được
thiết lập."
"Từ đó vợ chồng tôi thường xuyên đến đây tu tập.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dạy chúng tôi lối sống thật đơn giản, thật với
chính mình. Những thực tập đó có thể là trong bước đi, tiếng nói, sự suy nghĩ,
lúc ăn, lúc uống, lúc rửa chén, và cả lúc đánh răng."
"Từ những thực tập đó, chúng tôi cảm thấy có thể
tìm được sư an lành trong mọi phút giây hiện tại. Chúng tôi là những người sống
ở ngoài đời, có đi làm việc trong công sở, có gia đình, có con cái, dĩ nhiên ai
cũng có những phút giây không được vui, không được hạnh phúc, nhưng nhờ có sự
thực tập trong tránh niệm, chúng tôi có thể ngồi lại, thở, và trong khi đau khổ
cũng có thể thở với cái đau khổ đó mà nhờ vậy mang lại được hạnh phúc an bình
cho bản thân."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/CA50/production/_123029715_bdnghnggiang.jpg.webp
Bà Dương Hương
Giang nói lần đầu bà Sư ông Làng Mai ở San Jose, nhưng sau đó cùng chồng thường
xuyên tới Lộc Uyển tu tập
Thày Thích Pháp Lưu, sư ông người Mỹ, thuộc Tăng đoàn Làng Mai từ năm 2003, nói về ba điều
quan trọng nhất ông học được từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh:
"Đầu tiên là cách dừng lại, ngừng chạy theo số
một. Bạn muốn trở thành số một hay bạn muốn hạnh phúc? Bạn có thể là nạn nhân của
sự thành công, nhưng sẽ không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc. Sự dừng lại
giúp chúng ta ngừng chạy theo của cải, danh vọng, quyền lực, tình dục, tất cả
những thứ đó để trở về với giây phút hiện tại."
"Thứ hai là trở về với hơi thở, hơi thở luôn có
trong mỗi giây phút chúng ta đang sống. Nhưng chúng ta quên rằng mình hoàn toàn
có thể làm chậm lại khả năng kỳ diệu này, thở chậm lại để ý thức được những điều
mình đang cảm nhận, đang hành xử và ảnh hưởng lên những người xung quanh."
"Thứ ba là đời sống chúng ta liên kết với tất cả
vạn vật xung quanh. Thày đặt ra từ "Interbeing" để giải thích rằng
chúng ta không hiện hữu một mình. Chúng ta không chỉ là mình, mà là tập hợp của
tất cả các nguyên nhân và điều kiện trong vũ trụ đã kết hợp lại với nhau để biểu
hiện ra cơ thể này, những cảm giác này, những nhận thức này. Nhưng chừng nào
còn mải chạy, chúng ta không thể nhận thức được điều này, điều kỳ diệu của khoảnh
khắc hiện tại, cũng không thể có cái nhìn sâu sắc về bản thân để giúp giải
phóng chúng ta khỏi đau khổ, mang lại sự biến đổi và chữa lành cho mình và cho
người xung quanh.''
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11870/production/_123029717_thayphapluu.png.webp
Thầy Pháp Lưu, người Mỹ nói về Sư ông Làng Mai
Bác sĩ Nguyễn Duy, một
phật tử lâu đời, sinh sống ở quận San Diego, kể về khóa tu học vào năm 1997 'đầy
ấn tượng' mà ông đã tham dự.
"Tôi tham dự khóa tu học 5 ngày với mẹ, vì khóa
học rơi vào dịp Mother's Day. Chỉ sau 5 ngày, tôi thấy trong mình đã có sự thay
đổi rất rõ. Chúng tôi lúc đó ngoài việc được hướng dẫn đứng gần mẹ, thở chậm ba
lần, nhìn sâu vào mắt mẹ và nói một câu thương yêu, khiến tôi và mẹ, cũng như
nhiều mẹ con người khác đã bật khóc. Tôi còn được dạy cách sống chậm lại, biết
lắng nghe."
"Hôm đó lái xe trên đường về nhà, tôi thấy sao
mọi người ngoài đời vội vàng quá, di chuyển nhanh quá, làm sao có thì giờ để thực
sự cảm nhận phút giây mình đang sống."
"Khóa học làm tôi sống chậm hơn, để ý thức được
rằng với lối sống chánh niệm khi ăn một bữa cơm ta không những chỉ ý thức được
công lao của người nấu mà còn ý thức được công lao của đất trời."
Di sản của Sư ông Làng Mai
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16690/production/_123029719_phongvanthyphpdung2.jpg.webp
Tỳ kheo Thích Chân
Pháp Dung trả lời câu hỏi ai sẽ là người thay thế thiền sư trong việc cai quản
hệ thống Làng Mai toàn cầu
Không tránh được những con mắt đỏ, những lúc
nghẹn ngào khi nói về người thày vừa quá cố, nhưng nhiều tín đồ của Thiền sư
Thích Nhất Hạnh bày tỏ nguyện vọng tiếp tục truyền bá tư tưởng của ông trong đời
sống hàng ngày.
"Trước tin thiền sư đã viên tịch, nguyện vọng của
tôi là tiếp tục mang hết năng lực của mình để truyền bá những lời dạy của thầy,
đặc biệt là cho các con, để các thế hệ tương lai có cơ hội trải nghiệm niềm vui
và sự bình an trong cuộc sống với tình yêu thương của thày chúng tôi, cũng như
lời dạy của Đức Phật." Bà Leslie Davis
nói.
Bà Dương Hương Giang tâm sự:
"Khi nghe tin sư ông mất, lòng tôi không khỏi
tránh những xúc động, nhưng thực sự mà nói tôi không thấy là sư ông đã ra đi,
vì những lời dạy dỗ, những pháp lý, cách sống trong hiện tại đã được sư ông
trao truyền cho rất nhiều người trong đại chúng, trong các tu viện ở khắp nơi
trên thế giới."
"Thể xác của sư ông đã ra đi, nhưng ông sẽ sống
mãi trong lòng chúng tôi. Ông vẫn hiện diện trong tôi qua những lời giảng dạy,
và tôi nguyện rằng sẽ tiếp tục thực hành những điều ông dạy trong cuộc sống
hàng ngày và rao truyền những điều đó cho những người xung quanh."
Bác sĩ Nguyễn Duy nói
ông tin rằng mặc dù Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người hết sức giỏi, có lẽ
hàng 100 năm mới có, nhưng ngoài những pháp môn đã truyền dạy, thiền sư đã đào
tạo được một hàng ngũ đệ tử xuất gia theo truyền thống Làng Mai, đã và đang có
kế hoạch tiếp nối di sản của người thầy họ yêu kính trong vài thập niên tới.
"Với biệt tài hướng dẫn học trò áp dụng Thiền
Tông vào đời sống hàng ngày, mỗi môn đồ của thầy sẽ là một người rao giảng những
điều thầy dạy, chỉ qua lối sống của họ." Ông
nói thêm.
Khuya hôm ấy, sau một ngày sinh hoạt với các
tu sĩ và quan sát lối sống chánh niệm của họ, trong bữa ăn trưa và ăn chiều
trong thinh lặng, trong cách rửa bát chậm rãi, trong những bước thiền hành trên
con đường dốc thoai thoải, chị Tâm Bạch, người bạn đi cùng với tôi, nói:
"Lên đây được hưởng không khí trong lành, yên
tĩnh thấy tâm hồn nhẹ nhàng, được chứng kiến các tăng ni Âu - Á trẻ tuổi cùng
tu học bên nhau thật dễ thương. Thầy Nhất Hạnh đã ra đi nhưng tôi nghĩ các Phật
tử sẽ tiếp tục áp dụng những hướng dẫn giản dị của Thầy về lời Phật dạy để sống
thương yêu và cố gắng sửa đổi tâm tánh!"
Trên đường về nhà, tôi bắt gặp mình lái xe chậm
hơn, và nghĩ mãi về câu trả lời của thầy Thích Chân Pháp Dung, một Tỳ kheo thuộc
hàng trưởng lão, trước câu hỏi ai sẽ là người thay thế thiền sư trong việc cai
quản hệ thống Làng Mai.
"Ồ, Sư ông đã chuẩn bị cho điều này từ cách đây
hai thập niên. Câu trả lời sẽ không là một người mà là là một tập hợp của các ủy
ban, theo kiểu dân chủ của Mỹ."
Thầy Pháp Dung còn nói nhiều lắm, nhưng đó là
đề tài của một bài viết khác.
VIDEO : Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 'Không có cái gì
chết đi'
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-60157378
--------------------------------
Bài
ghi lại quan sát và cảm nghĩ của nhà báo Tina Hà Giang, hiện sống tại Quận
Cam, California.
*
TIN LIÊN QUAN
Thái Lan: tranh
hiện đại vẽ lại Phật và thánh thần
7 tháng 12 2017
.
Thiền sư Nhất Hạnh là
người đánh khẽ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giới
23 tháng 1 năm 2022
.
Video,Phật giáo Làng Mai:
'Dạy thiếu niên chính niệm'
21 tháng 5 năm 2018
.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh:
'Không có cái gì chết đi'
No comments:
Post a Comment