Biên
dịch: Lê
Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Posted
on 02/03/2018 by HongLoan
Tăng
trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cuối cùng đã tác động vào giá cả hàng
hóa cơ bản. Năm ngoái có lẽ sẽ là năm đầu tiên kể từ 2010 khi mà tăng trưởng đã
tăng nhanh ở cả Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Và giá dầu thô Brent, đồng
và chỉ số tổng hợp của Bloomberg bao gồm giá giao ngay của 22 nguyên liệu thô đều
ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014. Nhưng nếu nhu cầu toàn cầu đã tăng lên
trong vài quý, tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy nó mới được phản ánh rõ
ràng qua giá cả hàng hóa? Và quan trọng hơn, sự phục hồi giá này bền vững đến mức
nào?
Giá
tăng trễ hơn là điều dễ giải thích nhất. Nhiều năm sản xuất mạnh các sản
phẩm dầu, kim loại cơ bản và ngũ cốc đã để lại cho nền kinh tế toàn cầu mức thặng
dư lớn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, tồn kho dầu đạt mức cao kỷ lục vào
tháng 11 năm 2015. Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã đồng ý hạn chế sản lượng để
giảm bớt tồn kho và cuối cùng sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Trung Quốc cũng áp dụng
nguyên tắc tương tự cho một số ngành nhất định. Vào năm 2016, Trung Quốc đã cắt
giảm số ngày làm việc của các thợ mỏ từ 330 xuống 276, và cắt giảm sản lượng
thép khoảng 65 triệu tấn. Những biện pháp này có vẻ như ít có tác động ban đầu,
nhưng bây giờ khi lượng cầu mạnh mẽ đã làm giảm hàng tồn kho, giá cả đang tăng
lên.
Khó
có thể đánh giá được đợt khôi phục này sẽ kéo dài bao lâu. Viễn cảnh trong ngắn
hạn của nền kinh tế toàn cầu là rất đáng khích lệ. Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tạo
ra việc làm với tốc độ nhanh, và các doanh nghiệp tin tưởng vào tác động khả dĩ
của chính sách giảm thuế của Tổng thống Donald Trump. Các nhà sản xuất châu Âu
cũng đang rất lạc quan. Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng phục hồi
nhanh chóng trước các điều kiện tín dụng ngày càng thắt chặt hơn trong năm
2017, đến mức một số biện pháp cắt giảm sản lượng đã bị đảo ngược. Hơn nữa, các
thị trường mới nổi khác vốn đã phải vật lộn trong những năm gần đây, đáng chú ý
là Nga và Brazil, đang tăng trưởng trở lại. Dường như nền kinh tế thế giới sẽ
phát triển nhanh vào năm 2018 với tốc độ tương tự năm 2017. Điều này sẽ tạo ra
nhu cầu hàng hóa cơ bản cao hơn.
Nhưng
trong dài hạn, giá cả có thể sụt giảm. Xét cho cùng, giá dầu chỉ tăng lên hơn
60 USD/thùng nhờ các biện pháp cắt giảm sản lượng khẩn cấp của OPEC. Khi thỏa
thuận kết thúc vào cuối năm, và các thành viên của liên minh này lại được phép
bơm dầu theo mức mình muốn, nguồn cung sẽ nhảy vọt và giá sẽ giảm. Và nếu chiến
lược của OPEC tỏ ra thành công hơn dự kiến và giá
cả tiếp tục leo thang, thì các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ khoan nhanh
hơn để tận dụng mức lợi nhuận cao hơn.
Trung
Quốc có thể tiếp tục ngừng cắt giảm công suất hoặc đầu tư vào khu vực sản xuất
mới, xanh hơn nếu giá cả trở nên quá nóng. Ở các thị trường nông nghiệp, không
có các tổ chức độc quyền như OPEC để mang các nhà sản xuất ngồi lại cùng nhau để
đàm phán cắt giảm sản lượng. Do đó, những vụ mùa tuyệt vời gần đây của các loại
ngũ cốc và hạt được tiêu thụ nhiều nhất – lúa mì, ngô, đậu nành – đã giúp kiểm
soát mức giá. Và lượng hàng hóa vẫn đang tăng, vì vậy bất kỳ sự tăng giá nào
phát sinh từ nguyên nhân thời tiết băng giá ở Bắc Mỹ vào đầu năm 2018 cũng sẽ
chỉ là tạm thời. Ngay cả sau nhiều năm các nhà sản xuất hàng hoá hạn chế sản lượng
để làm tăng giá cả, họ cũng nên thận trọng với việc nới lỏng sản lượng quá
nhanh.
Nguồn: “Why
commodity prices are surging”, The Economist, 11/01/2018
No comments:
Post a Comment