Thanh Phương – RFI
Đăng
ngày 21-03-2018
Vụ công ty Cambridge
Analytica và mạng xã hội Facebook đang bị Anh và Mỹ điều tra đang một lần nữa đặt
lại vấn đề bảo vệ các dữ liệu cá nhân của những người sử dụng các mạng xã hội,
đặc biệt là Facebook.
Trụ sở công ty
Cambridge Analytica ở Luân Đôn. Reuters
Cambridge
Analytica bị cáo buộc những gì?
Theo
nhiều phương tiện truyền thông, trong đó có The New York Times của Mỹ và The
Observer của Anh, công ty Cambridge Analytica của Mỹ, chuyên về truyền thông
chiến lược, đã thu thập trái phép các dữ liệu cá nhân của 50 triệu người sử dụng
mạng xã hội Facebook ở Hoa Kỳ. Dựa trên các dữ liệu này, Cambridge
Analytica đã tạo ra một phần mềm giúp dự báo và tác động lên lá phiếu cử
tri.
Vấn
đề là công ty này đã từng làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của
ông Donald Trump vào năm 2016, nhưng Cambridge Analytica khẳng định là các dữ
liệu của Facebook đã không được sử dụng cho chiến dịch tranh cử đó và họ không
có làm quảng cáo nào cho ứng cử viên Cộng Hòa. Họ cũng khẳng định là không hề
làm việc cho cuộc trưng cầu dân ý về Brexit ở Anh Quốc.
Trong
vụ này, Facebook bị cáo buộc là đã để cho Cambridge Analytica sử dụng trái phép
các dữ liệu của người sử dụng. Nhưng Facebook cho biết họ rất “phẫn nộ” vì đã bị
công ty này lường gạt như vậy và thông báo đã đóng tài khoản của Cambridge
Analytica, đồng thời đã mướn một công ty kiểm toán để điều tra về vụ này.
Không
chỉ có vậy, các cán bộ lãnh đạo của Cambridge Analytica còn bị phát hiện đã muốn
gài bẫy các chính khách. Hôm thứ sáu tuần trước, kênh truyền hình Channel 4
News đã phát một phóng sự điều tra, trong đó một nhà báo của đài này giả danh là
một đại gia Sri Lanka để tiếp xúc với tổng giám đốc của Cambridge Analytica,
Alexander Nix và được ông này chỉ dẫn cách thức dùng tiền hoặc dùng mỹ nhân kế
để gây khó khăn cho các ứng cử viên đối địch.
Trả
lời báo chí Anh, Alexander Nix đã chối là không hề gài bẫy các chính khách.
Cambridge Analytica cũng đã ra ngay thông cáo khẳng định phóng sự điều tra nói
trên đã được “dàn dựng” để làm sai lệch một cách “thô thiển” nội dung các trao
đổi của lãnh đạo công ty này.
Cambridge
Analytica bị điều tra tứ phía
Sau
những tiết lộ nói trên, công ty Cambridge Analytica và mạng xã hội Facebook
đang nằm trong tầm ngắm của nhiều cơ quan Anh, Mỹ và châu Âu.
Hôm
qua, cơ quan độc lập đặc trách việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của Anh Quốc,
Information Commissionner's Office (ICO), đã cho biết họ muốn điều tra vào các
dữ liệu trong các máy chủ của công ty Cambridge Analytica. Lãnh đạo cơ quan này
nói thêm là, theo yêu cầu của ICO, mạng xã hội Facebook đã ngưng cuộc điều tra
của riêng họ về Cambridge Analytica, để không làm ảnh hưởng đến cuộc điều
tra mà cơ quan của ICO. Trong khi đó, một ủy ban của Quốc Hội Anh Quốc hôm qua
đã yêu cầu chủ nhân của Facebook Mark Zuckerberg ra điều trần để đích thân giải
thích về cáo buộc lạm dụng dữ liệu cá nhân của người sử dụng mạng xã hội này.
Cơ
quan đặc trách việc bảo vệ các dữ liệu trong Liên Hiệp Châu Âu hôm qua cũng đã
bàn đến vụ Cambridge Analytica trong một cuộc họp tại Bruxelles. Theo thông báo
của Ủy Ban Châu Âu, một đại diện của cơ quan này đã yêu cầu Washington đòi
Facebook phải làm sáng tỏ nhiều điểm liên quan đến vụ việc.
Về
phần chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, Antonio Tajani, hôm thứ hai vừa qua ông thông
báo là các nghị sĩ châu Âu sẽ điều tra về hành động “vi phạm không thể chấp nhận
được các quyền về bảo mật dữ liệu”.
Còn
theo báo chí Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang ( FTC ), cơ quan đặc trách việc bảo
vệ người tiêu dùng và về cạnh tranh của Mỹ, cũng đã vừa mở điều tra vụ này. Điều
tra của FTC là nhằm xác định xem Facebook có đã tuân thủ cam kết là phải được
người sử dụng chấp thuận thì mới thu thập các dữ liệu cá nhân của họ và chia sẽ
các dữ liệu đó cho các công ty khác.
Nếu
thật sự Facebook đã không tuân thủ cam kết đó, cơ quan FTC có thể phạt mạng xã
hội này 40.000 đôla cho mỗi vi phạm được ghi nhận.
Trước
mắt, cổ phiếu của Facebook hôm qua đã sụt 2,6% điểm, sau khi đã mất 6,8% hôm thứ
hai.
Facebook
không bảo vệ được các dữ liệu cá nhân?
Vụ
scandal Cambridge Analytica nổ ra vào lúc mà từ nhiều tháng qua, các mạng xã hội
Facebook cũng như Twitter và công cụ tìm kiếm Google bị cáo buộc là bị các thực
thể có liên hệ với Nga sử dụng để tác động dư luận các nước Âu Mỹ, nhất là
trong dịp bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 hay trong cuộc trưng cầu dân ý về
Brexit năm 2016.
Nói
chung là trong thời gian qua, các mạng xã hội và tập đoàn Internet thường xuyên
bị cáo buộc đã không bảo vệ được các dữ liệu cá nhân của những người sử dụng,
trong khi chính những người sử dụng này “nuôi” các công ty đó.
Sau
vụ này, hãng tin AFP đã phỏng vấn nhiều chuyên gia. Theo nhà phân tích Brian
Wieser của công ty Pivotal Research, vụ scandal Cambridge Analytica phản ánh những
vấn đề “mang tính hệ thống” của Facebook. Bà Jennifer Grygiel, chuyên gia về
các mạng xã hội thuộc Đại học Syracuse, cho rằng các tiết lộ nói trên sẽ làm
tăng áp lực lên các mạng xã hội. Theo chuyên gia này, chính các quy định luật lệ
quá lỏng lẻo đã cho phép Facebook và các đối tác có thể khai thác các dữ liệu
cá nhân của người sử dụng mà không ai kiểm soát được.
Ông
Daniel Kreiss, giảng viên ở Đại học North Carolina, thì cho rằng Facebook đã
không hiểu được sự khác nhau của quảng cáo thương mại và quảng cáo chính trị,
trong việc sử dụng các dữ liệu cá nhân để nhắm đúng những đối tượng cần quảng
cáo.
Ông
David Caroll, giảng viên ở trường Parsons School of Design, dự báo là
Facebook và các công ty tin học khác sắp tới đây sẽ phải hoạt động đúng
theo các luật mới của châu Âu hay của Mỹ về bảo vệ các dữ liệu cá nhân.
Facebook và Google sẽ ngày càng phải xin phép những người sử dụng trước khi
khai thác các dữ liệu cá nhân. Chắc chắn là nhiều người sẽ từ chối và điều này
sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các công ty đó.
---------------------------
LIÊN QUAN
No comments:
Post a Comment