Posted
on 21/02/2018
Chỉ số dân chủ ở
ASEAN, 2017
Việt
Nam đã tụt chín bậc trên bảng xếp hạng chỉ số dân chủ 2017 của The
Economist Intelligence (EIU), và được nhận định là ngày càng lún sâu vào chế độ
độc tài.
EIU,
một tổ chức nghiên cứu và phân tích về kinh tế và chính trị của tạp chí The
Economist, đã chấm Việt Nam đạt 3,08/10 điểm, xếp thứ 140 trong 167 nước về mức
độ dân chủ, thuộc nhóm các quốc gia độc tài cùng với Trung Quốc, Lào, Triều
Tiên, Myanmar và Cambodia ở châu Á.
EIU
đánh giá mức độ dân chủ ở mỗi nước dựa trên năm tiêu chí theo thang điểm 10,
bao gồm: quy trình bầu cử và tính đa nguyên; các quyền tự do của công dân;
hoạt động của nhà nước; sự tham gia chính trị; và văn hóa chính trị. Điểm trung
bình của năm yếu tố này là chỉ số dân chủ của quốc gia đó.
Theo
đó, EIU xếp mỗi quốc gia vào một trong bốn nhóm: dân chủ hoàn chỉnh (full
democracy); dân chủ chưa hoàn chỉnh (flawed democracy); chế độ lai tạp, có chiều
hướng dân chủ hoặc độc tài (hybrid regime); và chế độ chuyên chế, độc tài
(authorian regime).
EIU
cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đàn áp những người bất đồng chính
kiến khốc liệt hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, cả về quy mô và số lượng.
Tại Việt Nam, ít nhất 22 nhà hoạt động
dân chủ đã bị bắt và tuyên án trong năm 2017, năm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.
Trong
22 nhà hoạt động bị bắt, Hoàng Đức Bình
là người bị tuyên bản
án nặng nhất, 14 năm tù giam vì tội chống người thi hành công vụ và lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.
Bình bị
bắt vào tháng 5/2017, tức ba tháng sau khi anh cùng hàng nghìn người
dân giáo xứ Song Ngọc (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đi bộ trên quãng đường
dài hơn 170 km để nộp đơn khởi kiện Công ty Formosa tại Toà án Nhân dân huyện Kỳ
Anh (Hà Tĩnh).
Bình
là người tư vấn pháp lý, hướng dẫn người dân làm các thủ tục kiện Công ty
Formosa. Anh vẫn nghĩ chính quyền sẽ không dùng bạo lực để đàn áp những người
chỉ đơn thuần đi nộp đơn.
“Rồi trên đường hành
trình, thì nó trái ngược hoàn toàn,” anh kể trong một video sau đó. “Mình chứng kiến cảnh người
ta đánh đập những người dân cầm trên tay lá đơn, rất đau đớn. Hình ảnh người
dân rất đông, ngồi xuống cầu nguyện, họ hoàn toàn ôn hoà, họ chịu đòn mà không
phản ứng gì.”
Hôm
đó, chiếc ô-tô chở Hoàng Bình và những người khác bị bao vây bởi hàng trăm công
an và rất nhiều người lạ mặt
Ảnh cắt ra từ video do
Hoàng Bình trực tiếp dùng điện thoại ghi lại cảnh hàng trăm công an và người lạ
mặt hung hăng, bao vây chiếc xe trở Bình và những người khác ngày 14/02/2017. Ảnh:
Tin Tôn Giáo.
Bình
và những người khác cố thủ trong ô-tô. Anh dùng điện thoại để ghi lại và phát
trực tiếp lên Facebook toàn cảnh đám đông bao vây mình và kéo chiếc xe về trụ sở
công an.
Đó
là cách duy nhất để anh bảo vệ những người trong xe, nhưng đó cũng là bằng chứng
buộc tội Bình đã đưa “những hình ảnh, lời lẽ vu khống các lực lượng chức năng,
mang tính kích động, xuyên tạc sự thật” và chống người thi hành công vụ.
Sau
hành trình nộp đơn bất thành, chính quyền địa phương đã quy chụp những người đi
nộp đơn có hành động gây rối, ném đá vào lực lượng công an.
Theo
lời kể của Hoàng Đức Bình, nhiều người dân đi nộp đơn sau đó đã đề xuất với
linh mục Nguyễn Đình Thục (quản sứ của Giáo sứ Song Ngọc), “thưa cha, lần tới [đi
nộp đơn kiện], chúng ta sẽ tự trói tay lại. Chúng ta đi thành hàng, ngay lối,
và trói tay lại để chứng tỏ chúng ta muốn đối thoại, muốn nộp đơn đòi quyền lợi
của mình, chứ chúng ta không hề bạo động, không hề gây rối.”
Các nhà hoạt động bị
tuyên án trong năm 2017 – 2018
Năm
APEC 2006 tại Hà Nội, quốc tế cũng chứng kiến chính quyền Việt Nam thẳng tay
đàn áp giới bất đồng chính kiến với mức độ dữ dội nhất trong gần 20 năm trước
đó.
Luật
sư Nguyễn Văn Đài là một trong những người bị bắt và đàn áp trong năm 2006 cùng
với luật sư Lê Thị Công Nhân sau những hoạt động ủng hộ các quyền tự do chính
trị và dân sự. Ông bị tuyên án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế vì tội tuyên
truyền chống nhà nước (Điều 88, Bộ luật Hình sự).
Luật
sư Nguyễn Văn Đài bị
bắt một lần nữa vào tháng 12/2015 cùng với cộng sự vì “hành vi tuyên
truyền chống nhà nước”. Đến nay, luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị tạm gia quá thời
hạn theo quy định của pháp luật nhưng vụ án vẫn chưa được xét xử.
Trong
vụ án Nguyễn Văn Đài, bốn nhà hoạt động khác cũng bị
bắt vào cuối tháng 7/2017, bao gồm mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn
Bắc Truyển, ông Phạm Văn Trội, và ông Trường Minh Đức. Sau đó, vụ án được
chuyển sang khởi tố theo Điều 79, Bộ luật Hình sự, tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân.
Một
số nhà hoạt động khác cho rằng bốn nhà hoạt động này bị bắt do liên quan đến hoạt
động của một tổ chức do luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập là Hội Anh Em Dân Chủ.
Theo Nhóm
Làm việc về Giam giữ Tuỳ tiện của Liên Hợp Quốc, Hội Anh Em Dân chủ do
luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập vào tháng 4/2013 để cung cấp các lớp học về quyền
hợp pháp cho người dân.
Tự do truyền thông ở
ASEAN, 2017
Ngoài
đánh giá về chỉ số dân chủ năm 2017, EIU đã lập một bảng xếp hạng mới về tự do
truyền thông (media freedom). EIU chỉ đánh giá Việt Nam đạt 01/10 điểm về tự do
truyền thông, xếp thứ 145 trong 167 nước trên bảng xếp hạng. Không chỉ có EIU
đánh giá thấp về quyền tự do ngôn luận của Việt Nam. Freedom House, một tổ chức
nhân quyền lâu đời của Mỹ, đã đánh giá Việt Nam là quốc gia không có tự
do về báo chí và tự
do Internet kể từ năm 1994.
Theo
Freedom House, Việt Nam là một trong năm nước có mức độ tự do báo chí tệ nhất
châu Á cùng với Trung Quốc, Triều Tiên, Lào và Thái Lan.
Theo báo
cáo mới nhất của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (Commitee to Project
Jouralists), Việt Nam đang giam giữ ít nhất 10 nhà báo độc lập và là một
trong sáu nước giam giữ nhà báo nhiều nhất thế giới.
--------------------------
Tài
liệu tham khảo:
No comments:
Post a Comment