Bhaskar
Sunkara - The
New York Times
Biên dịch: Nguyễn
Thị Kim Phụng
| Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Một
trăm năm sau khi con tàu niêm phong kín đưa Lenin đến Ga Phần Lan và bắt đầu
chuỗi sự kiện dẫn tới những trại lao động khổ sai của Stalin, ý tưởng rằng
chúng ta nên quay trở lại với sự kiện lịch sử này để tìm nguồn cảm hứng nghe thật
vô lý. Nhưng phải có lý do chính đáng thì những người Bolshevik mới từng gọi
mình là các nhà “dân chủ xã hội.” Họ là một phần trong phong trào rộng lớn hơn
của các đảng đang lớn mạnh lúc đó để đấu tranh cho nền dân chủ chính trị, và sử
dụng sự giàu có và tầng lớp lao động mới do chủ nghĩa tư bản tạo ra nhằm mở rộng
quyền dân chủ sang các lĩnh vực xã hội và kinh tế mà không nhà tư bản nào cho
phép.
Phong
trào Cộng sản trong giai đoạn đầu chưa từng bác bỏ tiền đề rộng lớn này. Nó được
sinh ra từ cảm giác bị phản bội của các đảng cánh tả ôn hòa thuộc Quốc tế II,
liên minh các đảng xã hội chủ nghĩa và đảng lao động từ 20 quốc gia được thành
lập ở Paris vào năm 1889. Trên khắp châu Âu, từng đảng nối đuôi nhau làm điều
không thể tưởng tượng được, họ bỏ rơi những cam kết của họ về sự đoàn kết giai
cấp công nhân tại tất cả các quốc gia và ủng hộ các chính phủ của họ trong Thế
chiến I. Những người vẫn trung thành với ý tưởng cũ tự gọi mình là những người
Cộng sản để tách biệt với nhóm xã hội chủ nghĩa vốn đã hỗ trợ cho việc giết hại
16 triệu người. (Giữa những tàn sát đó, chính Quốc tế II cũng sụp đổ vào năm
1916).
Dĩ
nhiên, hành động cao quý của những người Cộng sản nhằm ngăn chặn chiến tranh và
thắp sáng con đường nhân đạo đến với sự hiện đại ở nước Nga lạc hậu rốt cục dường
như lại đã khẳng định quan điểm của Edmund Burke[1] rằng: bất kỳ nỗ lực nào nhằm lật đổ
một trật tự không công bằng rồi cũng chỉ tạo ra một trật tự không công bằng
khác mà thôi.
Hầu
hết các nhà xã hội chủ nghĩa đã rút ra những bài học cho mình từ chủ nghĩa cộng
sản thế kỷ 20. Ngày nay, nhiều người từng hoan nghênh Cách mạng tháng Mưới đã bớt
tự tin về triển vọng chuyển đổi thế giới một cách triệt để chỉ trong vòng một
thế hệ. Thay vào đó họ nhấn mạnh vào chủ nghĩa đa nguyên chính trị, khả năng bất
đồng chính kiến và sự đa dạng.Tuy nhiên, bóng ma của chủ nghĩa xã hội gợi lên nỗi
sợ hãi về một chủ nghĩa độc tài mới. Một báo cáo từ Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Chủ
nghĩa Cộng sản gần đây lo lắng rằng những người trẻ nhiều khả năng sẽ có cảm
tình với chủ nghĩa xã hội hơn và “sự ủng hộ Bernie Sanders” có thể góp phần vào
làn sóng của những người thuộc thế hệ millennial (sinh từ 1981 đến 1997 – NBT)
chống lại chủ nghĩa tư bản. Năm ngoái, Chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ Thomas
J. Donohue thậm chí còn nhận thấy cần phải nhắc nhở các độc giả rằng “Chủ nghĩa
xã hội là con đường nguy hiểm cho nước Mỹ.”
Cánh
hữu vẫn tố cáo chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế sẽ dẫn đến nghèo đói và
thiếu thốn, nhưng ít nhấn mạnh đến chủ nghĩa chuyên chế chính trị vốn thường đi
cùng với chủ nghĩa xã hội. Điều này có thể là bởi vì giới tinh hoa ngày nay
không đặt vấn đề quyền dân chủ lên hàng đầu – có lẽ vì họ biết rằng các xã hội
mà họ đang điều hành cũng thật khó có thể biện minh được cho những quyền ấy.
Chủ
nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế: một cách để tổ chức sản xuất cho thị trường
thông qua quyền sở hữu tư nhân và động cơ lợi nhuận. Dù nó cho phép thực hành
dân chủ, nó đã làm điều đó một cách cực kỳ miễn cưỡng. Đó là lý do tại sao các
phong trào của người lao động trong giai đoạn sơ khai, như phong trào của nhóm
Hiến chương (Chartists) của Anh vào đầu thế kỷ 19, đã được tổ chức, trước tiên
là để đòi các quyền dân chủ. Các nhà lãnh đạo tư bản chủ nghĩa lẫn xã hội chủ
nghĩa đều tin rằng đấu tranh giành quyền bầu cử phổ thông sẽ khuyến khích người
lao động sử dụng phiếu bầu của họ trong lĩnh vực chính trị để đòi hỏi một trật
tự kinh tế mà họ có thể kiểm soát.
Nhưng
mọi chuyện không hẳn diễn ra theo cách đó. Ở phương Tây, công nhân đã chấp nhận
một dạng thỏa hiệp giai cấp. Doanh nghiệp tư nhân sẽ bị thuần hóa, chứ không phải
vượt qua, và “phần lớn hơn của chiếc bánh đang nở ra” sẽ được dùng để mang lại
lợi ích chung thông qua phúc lợi nhà nước hào phóng. Các quyền chính trị cũng sẽ
được tôn trọng, khi chủ nghĩa tư bản tiến hóa và điều chỉnh để kết hợp một xã hội
công dân dân chủ với một hệ thống kinh tế độc tài theo một cách kỳ lạ, nhưng lại
thành công.
Sang
năm 2017, dàn xếp đó đã chết hẳn. Với phong trào của người lao động trầm lắng,
chủ nghĩa tư bản bắt đầu làm loạn, vẽ ra một đường đi mang tính tàn phá mà thậm
chí còn không mang lại lời hứa tăng trưởng bền vững. Sự tức giận vốn dẫn tới
chiến thắng của Donald Trump ở Mỹ và cuộc bỏ phiếu Brexit ở Anh là rất rõ ràng.
Mọi người cảm thấy như thể họ đang trên con tàu chạy trốn đến một địa điểm vô định
và, vì lý do tốt đẹp, muốn trở lại với những nỗi đau khổ quen thuộc.
Trong
bối cảnh hỗn loạn này, một số người lo ngại về “chuyến tàu quay lại Ga Phần
Lan” thông qua sự ủng hộ dành cho các nhà lãnh đạo mang tư tưởng xã hội chủ
nghĩa như ông Sanders và Jean-Luc Mélenchon ở Pháp. Nhưng mối đe dọa đối với nền
dân chủ ngày nay đến từ cánh hữu, chứ không phải là cánh tả. Chính trị dường
như đang đặt ra hai con đường tiến về phía trước, cả hai đều là các hình thức
chủ nghĩa tập thể độc tài phi Stalin.
“Ga
Singapore” là điểm đến không được công nhận của tuyến xe lửa trung tâm của chủ
nghĩa tân tự do. Đó là nơi mà mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và màu da đều được
tôn trọng – miễn là họ biết vị trí của mình ở đâu. Xét cho cùng, người ta cũng
chỉ là bọn dốt nát, phi lý trí và không có khả năng quản lý. Hãy để việc điều
hành Ga Singapore vào tay các chuyên gia.
Đây
là một tầm nhìn khả thi cho giới tinh hoa, những người nhìn vào sự nổi lên của
một phe dân túy cánh hữu đầy lầm lỗi với những nỗi sợ hãi chính đáng. Nhiều người
trong số họ cho rằng cần phải có các biện pháp thắt lưng buộc bụng để duy trì một
nền kinh tế toàn cầu mong manh, và lo lắng rằng các cử tri sẽ không chấp nhận
chịu đựng những cơn đau ngắn hạn để giải quyết những rối loạn chức năng dài hạn.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với mối đe dọa đang nổi lên của biến đổi khí hậu:
Đây là vấn đề đã nhận được sự đồng thuận giữa các nhà khoa học, nhưng đối với
công chúng nó vẫn còn gây tranh cãi.
Mô
hình Singapore không phải là điều tồi tệ nhất trong tất cả các kịch bản cuối
cùng. Đó là nơi mà các chuyên gia được phép trở thành chuyên gia, các nhà tư bản
được phép tích lũy tư bản, và những người lao động bình thường có được vẻ bề
ngoài ổn định. Nhưng nó không cho phép hành khách trên tàu hét lên “Dừng lại!”
và tự chọn điểm đến cho riêng họ.
“Ga
Budapest”, được đặt theo tên các đảng cánh hữu quyền lực thống trị Hungary ngày
nay, là điểm dừng chân cuối cùng của phe cánh hữu dân túy. Budapest cho phép
chúng ta ít nhất cảm thấy rằng mình đang kiểm soát. Chúng ta đến đó bằng cách hất
tung những chiếc xe hơi đang đẩy chúng ta về phía trước rồi từ từ lùi lại. Tất
cả chúng ta đều sẽ đi cùng nhau, trừ khi bạn là người ngoài – kẻ không có vé
tàu, và trong trường hợp đó, chúc bạn may mắn.
“Con
tàu Trump” đang đi trên đường này. Tổng thống Trump không thể đem lại những lợi
ích hữu hình cho người dân bình thường bằng cách thách thức giới tinh hoa,
nhưng ông có thể đưa ra mức bình đẳng cho “công nhân” ở cấp độ bề mặt và khơi dậy
những nỗi giận dữ đối với các nguyên nhân làm suy yếu quốc gia – làn sóng người
nhập cư, các thỏa thuận thương mại tồi tệ, các nhà toàn cầu hoá khắp thế giới.
Giới báo chí, học giả và bất kỳ thành phần chống đối nào khác của xã hội dân sự
đang bị tấn công. Trong khi đó, ngoài việc phải điều chỉnh trước chủ nghĩa bảo
hộ gia tăng và chính sách nhập cư hạn chế, hầu hết các tập đoàn đều vẫn duy trì
kinh doanh như bình thường.
Nhưng
có một lựa chọn thứ ba: trở lại “Ga Phần Lan,” với tất cả các bài học từ quá khứ.
Lần này, mọi người được quyền bỏ phiếu. Vâng, tranh luận, suy nghĩ kỹ càng rồi
bỏ phiếu – và có niềm tin rằng mọi người có thể cùng nhau xác định các điểm đến
mới cho nhân loại.
Đi
đến tận cùng bản chất của nó, và trở về nguồn gốc của nó, chủ nghĩa xã hội là một
hệ tư tưởng của nền dân chủ tiên tiến. Trong thời kỳ tự do đang bị tấn công, nó
tìm cách trao quyền cho xã hội dân sự để cho phép họ tham gia vào các quyết định
ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Dĩ nhiên, một hệ thống quan liêu nhà nước
to lớn cũng có thể trở nên xa cách và phi dân chủ như các phòng họp hội đồng quản
trị trong các tập đoàn, vì vậy chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ càng về những hình
thức mới cho quyền sở hữu xã hội.
Một
số điểm còn mơ hồ cần được làm rõ: Các hợp tác xã do người lao động làm chủ, vẫn
cạnh tranh trong một thị trường được điều tiết; các dịch vụ công của chính phủ
phối hợp với việc lập kế hoạch bởi công dân; và việc cung cấp các điều kiện cơ
bản cần thiết cho một cuộc sống tốt đẹp (giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khoẻ)
được đảm bảo như là các quyền xã hội. Nói cách khác, một thế giới nơi mà mọi
người có quyền tự do đạt được tiềm năng của mình, bất kể hoàn cảnh xuất thân của
họ.
Chúng
ta chỉ có thể đến Ga Phần Lan với sự ủng hộ từ đa số; đó là một trong những lý
do tại sao các nhà xã hội chủ nghĩa là những người ủng hộ mạnh mẽ nền dân chủ
và chủ nghĩa đa nguyên. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua những bài học thất bại
của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ vừa qua. Chúng ta có thể bác bỏ việc coi
phiên bản chủ nghĩa xã hội của Lenin và những người Bolshevik là ác quỷ điên rồ,
và xem họ như là những người có thiện chí cố gắng để xây dựng một thế giới tốt
đẹp hơn trong khủng hoảng, nhưng chúng ta phải tìm cách để tránh những thất bại
của họ.
Điều
đó đòi hỏi cần phải quay trở lại với nền dân chủ xã hội. Không phải là nền dân
chủ xã hội của François Hollande, mà là của những ngày đầu tiên của Quốc tế II.
Nền dân chủ xã hội này sẽ bao gồm cam kết đối với một xã hội dân sự tự do, đặc
biệt là đối với những tiếng nói phản đối; nhu cầu đối trọng và cân bằng quyền lực
thông qua thể chế; và một tầm nhìn về sự quá độ sang chủ nghĩa xã hội mà không
cần phải phải trải qua “năm số 0” (kiểu Khmer Đỏ – NBT) tách rời khỏi thời hiện
tại.
Ga
Phần Lan ở thế kỷ 21 sẽ không phải là một thiên đường. Bạn vẫn có thể gặp phải
bất hạnh và đau khổ ở đó. Nhưng nó sẽ là một nơi cho phép rất nhiều người, vốn
đang bị đàn áp bởi những sự bất công được tham gia vào việc tạo ra một thế giới
mới.
*
Bhaskar
Sunkara là tổng biên tập của Tạp chí Jacobin và là Phó chủ tịch Đảng Dân chủ Xã
hội Hoa Kỳ.
Nguồn
:
Bhaskar Sunkara
The
New York Times,
26/06/2017.
———–
------------------------
XEM THÊM :
Nguồn:
Paul R. Gregory, “Why Socialism Fails”, Hoover Institution, 10/01/2018.
Biên
dịch: Hiếu Chân
Khi
Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã
chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của
ông, “Điểm tận cùng của Lịch sử?”. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên Xô
quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu
châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị
[…]
No comments:
Post a Comment