2018-01-31
Thêm 1 nhà hoạt động trẻ tuổi bị kết án
6 năm tù giam và 4 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo
điều 88, bộ luật hình sự Việt Nam, Đó là Trần
Hoàng Phúc, 23 tuổi, thành viên nhóm Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á
(YSEALI).
Bản
án này làm tăng thêm số tù nhân chính trị trẻ tuổi hiện đang bị giam giữ hoặc
đang thi hành án, hoặc đang phải sống lưu vong vì dám cất lên tiếng nói đối lập,
vừa cho thấy số người trẻ dấn thân vào con đường đấu tranh cho tự do dân chủ,
nhân quyền ngày càng nhiều.
Đấu
tranh và khai trí
Cũng
trong tháng Giêng này, phiên toà phúc thẩm xét xử nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai kết thúc với bản án
không thay đổi, 5 năm tù giam và 4 năm quản chế. Đây là lần bị bắt giam thứ hai
của ông sau khi kết thúc 4 năm tù giam (2011-2015) với cáo buộc “lật đổ chính
quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Một
phiên toà khác dự kiến diễn ra ngày 25/1/2018 nhưng cuối cùng bị hoãn lại, đó
là phiên xử nhà hoạt động Hoàng Đức Bình,
thành viên của phong trào Lao Động Việt. Cùng với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, ông Bình từng tham gia
đấu tranh cho quyền lợi của các ngư dân bị thiệt hại do thảm họa Formosa.
Hiện
tại, Bạch Hồng Quyền đang bị chính quyền Hà Nội truy nã toàn quốc về tội “gây rối
trật tự công cộng” tại UBND huyện Lộc Hà vào ngày 3/4/2017.
Nguyễn Văn Hoá, người
bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà
nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Facebook Nguyễn Văn Hoá
Trở
lại từ giữa năm 2017, có hai nhà hoạt động trẻ khác cũng vướng vòng lao lý. Đó
là thanh niên Nguyễn Văn Hoá, bị kết
án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt
Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Người thứ hai là Nguyễn Viết Dũng, còn gọi là Dũng Phi Hổ, bị bắt giam từ 27/9/2017,
cũng về hành vi bị cáo buộc theo điều 88.
Những
cá nhân trên, đối với nhà cầm quyền Hà Nội, là những người đang phạm tội “tuyên
truyền, lật đổ nhà nước”. Truyền thông do nhà nước quản lý gọi họ là ‘những
thành phần nguy hiểm’.
Nhưng,
đối với 1 số bạn trẻ hiện nay đang sinh sống trong nước, họ là những ngọn
lửa tinh thần, những người khai trí cho một xã hội công bằng hơn và tốt đẹp
hơn.
Cô
Nguyễn Xoan, con dâu của nhà hoạt động
Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, bị Cơ quan An Ninh Điều Tra Công an
tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp vào chiều ngày 2/7 với cáo buộc là có hành vi ‘hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền”, cho biết cô nhận thấy ngày càng có nhiều người trẻ dấn
thân vào con đường đấu tranh dân chủ. Cô cho rằng “đó là 1 điều rất tốt”.
“Em
thấy có nhiều người trẻ đứng lên làm như thế là em rất vui. Họ nhận thức được,
họ biết được và họ dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình và của mọi người.”
Vì
sao họ nhận thức được? Vì sao họ dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng, cơ
bản của 1 công dân cho chính mình và cho mọi người? Theo bạn trẻ Nguyễn Peng, một
nhà hoạt động thiện nguyện và nhiều lần lên tiếng đòi hỏi môi trường sạch, từ
Sài Gòn cho rằng đó là 1 quá trình tự tôi luyện và tự khai trí cho nhau. Anh
nói:
“Hầu
hết các bạn trẻ tầng lớp tụi em là tự khai trí cho nhau. Hầu hết họ bị đàn áp
đánh đập hay bắt bớ, lưu vong thì họ đều nói lên tiếng nói trong xã hội hiện
nay.
Họ
là những bạn trẻ cầu tiến. Nhiều bạn học rất giỏi, như bản thân bạn Phúc mới bị
nhà cầm quyền tuyên án chiều nay, em tiếp xúc với bạn nhiều lần, bạn rất tốt và
có nhiều điều em nể phục bạn ấy.”
Kết
nối, truyền đạt cho bất kỳ ai có cơ hội gặp gỡ, là cách mà cô Nguyễn Xoan nhắc
đến.
“Nhìn
1 người nào đó, mình nói với họ. Ví dụ người chạy taxi chẳng hạn, mình có thể
giải thích với họ là giá xăng tăng như thế, quyền lợi của họ sẽ bị thiệt thòi
như thế nào. Ít nhiều họ cũng hiểu.”
Bạn
trẻ Nguyễn Peng nói thêm rằng, anh nhận thấy thế hệ thanh niên lứa tuổi 18, 19
ngày nay hiểu biết rất nhiều. Họ sẵn sàng kết nối và truyền lửa cho nhau, cùng
nhau xây dựng 1 thế hệ tuổi trẻ mới không phải với những ngôn ngữ giáo điều, rập
khuôn của 1 hệ thống giáo dục “học thuộc lòng” cũ kỹ.
“Nhờ
sự khai trí của những bạn trẻ này, họ biết thêm những bạn khác nữa. Bản thân em
cũng vậy. Khi em gặp 1 bạn kia, em nói những sự việc thế này thế này, thì tự họ
tìm hiểu được những vấn đề trong xã hội ngày nay và khai trí lại cho người
khác.
Em
nghĩ tuổi trẻ hôm nay họ nói về vấn đề chính trị rất nhiều rồi. Năm 2017, dù là
chính quyền Việt Nam bắt bớ hay đàn áp những người trẻ như tụi em nhưng em cảm
thấy mãn nguyện là hiện tại bây giờ, họ đã quan tâm nhiều vấn đề xã hội hơn.”
Nhiều mặt
trận đấu tranh
Nói
về công cuộc dấn thân của những người trẻ trong xã hội Việt Nam hiện nay, có
nhiều hình thức thể hiện. Có thể nói là họ có nhiều “mặt trận” khác nhau để bày
tỏ chính kiến.
Đó
là những cuộc biểu tình ôn hoà lan rộng khắp mọi miền đất nước để đòi quyền được
sống trong 1 môi trường xanh và sạch, đòi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do tôn giáo.
Nhà
hoạt động dân chủ Dương Đại Triều Lâm
cho biết anh không ủng hộ dùng phương cách bạo lực để phản kháng lại bạo lực.
“Nếu
chúng ta sử dụng bạo lực để đánh trả bạo lực thì chúng ta sẽ rơi vào cái bẫy.
Chúng ta sẽ đối đầu với thế mạnh nhất của họ là sử dụng bạo lực để đàn áp.
Chúng ta phải bắt buộc nhà cầm quyền phải thực hiện các biện pháp bảo vệ pháp
luật, khởi tố vụ án, đưa hung thủ ra trước ánh sáng. Công lý phải được thực thi.
Phải bảo vệ nạn nhân, quyền chỗ ở, xâm phạm thân thể, bảo vệ tính mạng, tài sản,
những điều đã được pháp luật công nhận.”
Đó
còn là những bài viết trên blog, chia sẻ ý kiến trên các trang mạng xã hội nhằm
thể hiện sự bất bình về các chính sách kinh tế không minh bạch, hay chủ trương
đánh thuế gây thiệt thòi cho đời sống người dân.
Những
người trẻ đấu tranh nhận thức được sức mạnh khổng lồ của truyền thông và mạng
xã hội. Cô Nguyễn Xoan khẳng định mạng xã hội là vũ khí rất quan trọng để đưa
thông điệp lan toả nhiều hơn trong công cuộc đấu tranh đòi dân chủ.
“Mình
mà muốn đạt được kết quả tốt đẹp thì đầu tiên em nghĩ đó là mạng xã hội. Mạng
xã hội rất quan trọng vì ngày nay con người hiện đại ai cũng dùng mạng xã hội hết.
Đầu tiên mình phải đưa lên mạng xã hội những bằng chứng, hoặc những việc làm xấu
xa của nhà cầm quyền để nhiều người biết tới.”
Đó
cũng là những chuyến đi thiện nguyện đến bất cứ nơi nào có những kiếp người đói
khổ, mà lẽ ra, đây là những việc trước tiên thuộc về trách nhiệm của nhà nước,
chính phủ.
Bằng
chính những chuyến đi của mình và các bạn, Nguyễn Peng gọi đó là một hình thức
lên tiếng thể hiện sự bất bình về 1 xã hội còn nhiều bất công. Từ những chuyến
đi đó, anh và mọi người hiểu được chính trị đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
người dân như thế nào.
“
Em thừa sức hiểu được những bất công của nhà cầm quyền đối với những người vô
gia cư, hay những người nghèo ở vùng sâu vùng xa. Em thường đi thiện nguyện và
từng lên những vùng đó. Họ rất thiếu thốn. Công việc thiện nguyện cũng chính là
để liên kết giúp cho những vấn đề xã hội hiện nay đang đi xuống.”
Nếu
nói về những người trẻ dấn thân trong xã hội Việt Nam ngày nay, có một hình ảnh
được gợi nhớ và thể hiện rõ nhất tinh thần đấu tranh của họ, đó là khi hai nhà
hoạt động Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền bị truy nã, rất nhiều người trong
và ngoài nước đồng loạt thay đổi ảnh đại diện trên trang Facebook cá nhân của
mình với hình ảnh của 2 nhà hoạt động này. Cùng với hành động đó là những lời
kêu gọi “Mỗi người là một Bạch Hồng Quyền”; “Mỗi người là một Hoàng Bình”.
-------------------
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment