Phiên
toà ngày hôm qua, có nhiều vấn đề về luật pháp bộc lộ và cả những yếu kém của nền
tư pháp cũng như tư duy pháp lý của những người tiến hành tố tụng vốn vẫn được
vận hành theo một lề thói lạc hậu, phi khoa học và thường vi phạm ngay cả chính
luật pháp mà họ đã đặt ra.
Cả
ba người gồm Vũ Quang Thuận (chủ mưu), Nguyễn Văn Điển (trực tiếp giúp sức và ở
cùng nhà với Thuận) và Trần Hoàng Phúc (giúp sức, về kỹ thuật quay videp,
livestream, đi mua máy tính cho ông Thuận sử dụng vào mục đích cá nhân).
Họ
bị buộc tội bởi việc làm ra, phát tán 17 video, clip được cho là có dấu hiệu
xâm phạm vào tội Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 BLHS
năm 1999, sửa đổi năm 2009.
Với
17 video, clip được dùng để buộc tội, đã được dùng để giám định và được dịch ra
bản chữ viết, trong đó bản dịch được dùng lại là bản dịch bị cắt đoạn (thể hiện
bằng dấu “…”), đôi khi có lời chú thích của chính người thực hiện. Còn kết luận
của các giám định viên thì chỉ trích một phần nội dung video, đôi khi chỉ trích
tên (tiêu đề) của clip mà không có bất cứ nội dung nào, và sau khi liệt kê theo
cách này, các giám định viên đã kết luận rằng các video này đã “xuyên tạc, phỉ
báng chính quyền nhân dân; phao tin bịa đặt làm mất niềm tin và gây hoang mang
trong nhân dân”.
Riêng
Trần Hoàng Phúc, bị cáo buộc vì đã chỉ cho ông Thuận và Điển cách quay 3 video,
clip và có di cùng Điển mua một vài thiết bị, nhưng Phúc không tham gia vào bất
kỳ việc tạo lập hoặc tán phát các clip đó lên mạng internet. Phúc còn bị cáo buộc
thêm chỉ bởi trong điện thoại cá nhân có chứa một tấm ảnh chế không rõ nội dung
cũng hình ảnh cá nhân của người đứng đầu đảng và hoàn toàn không thể xác định
được ý định chủ quan để chống nhà nước. Đồng thời, Phúc cũng viết tay ba tài liệu
chỉ khoảng 2 trang với vài dòng ngắn ngủi không liên quan đến bất cứ nôi dung
nào của vụ án và với mục đích chống lại nhà nước. Tuy nhiên, tất cả những thứ
đó đều được dùng làm căn cứ buộc tội Phúc một cách khiên cưỡng đến mức khó thể
nào chấp nhận được.
Các
luật sư đã yêu cầu Hội đồng xét xử, căn cứ theo các điều 15, điều 26, điều 108,
điều 305, điều 313 và điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi năm 2017,
để trực tiếp công khai, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ là 17 clip được dùng để
làm căn cứ buộc tội đối với các bị cáo. Tuy nhiên, vị chủ toạ phiên toà nói, do
thiếu cơ sở vật chất và do các clip khá dài nên sẽ không thể đủ để trình chiếu
tại phiên toà được. Nên các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của Toà án, của
luật pháp đã bị phá vỡ một cách công nhiên, số phận pháp lý một con người bị
xem nhẹ đến mức lạ lùng và hết sức đáng kinh ngạc.
Tôi
bào chữa cho bị cáo Thuận và Phúc. Tôi phân tích hai vấn đề lớn nhất của vụ án,
về hai mặt:
1.
Về phần luật nội dung: Dùng kết luận giám định về tư tưởng và kết luận về mặt
khách quan của hành vi là hoàn toàn sai lầm và vi phạm nghiêm trọng về áp dụng
pháp luật; nếu dùng kết luận giám định đó, mà không có bất cứ tiêu chuẩn hay
căn cứ pháp lý để kết luận hành vi của một người đã đủ cấu thành về nội dung
quy phạm của điều luật là một sự xâm phạm nghiêm trọng vào Hiến pháp cũng như mọi
nguyên tắc về áp dụng pháp luật, bởi chính các cá nhân giám định đã kết tội các
cá nhân thay cho toàn bộ các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này sẽ phá huỷ mọi
học thuật pháp lý, phá bỏ Hiến pháp và cả nền luật pháp quốc gia;
2.
Về mặt tố tụng: chứng cứ duy nhất để buộc tội các bị cáo là các kết luận giám định
về 17 clip. Tuy nhiên, chứng cứ gốc lại không được xem xét, thẩm tra công khai,
khách quan và toàn diện tại phiên toà, mà chỉ dùng bản chuyển và dịch nội dung
các bản video sang bản chữ viết nhưng cắt đoạn, không đầy đủ. Vậy chúng ta đang
phải tưởng tượng ra các chứng cứ này để dùng làm căn cứ mà lập luận tại phiên
toà này. Vậy làm sao có thể chấp nhận một phiên toà mà ở đó xem thường chứng cứ
và các căn cứ về luật pháp rõ ràng đến mức đó? Riêng đối với 3 clip cáo buộc bạn
Phúc, có 02 clip mà đã được những người tham gia nhận dạng người quay các clip
này là người khác. Còn Clip thứ 3, không có chứng cứ ngay trong kết luận giám định,
cũng không có bản chuyển dịch sang chữ viết. Nhưng công tố viên vẫn nhất quyết
cáo buộc Phúc vào tội danh này.
Tiếp
nữa, về thẩm quyền giám định, Bộ Thông tin và truyền thông không có thẩm quyền
giám định các nội dung liên quan đến an ninh thông tin, mà thẩm quyền thuộc về
Bộ Công an. Nên không có thẩm quyền thì những gì được tạo lập bởi những cơ quan
này sẽ trở nên vô giá trị pháp lý. Mặt khác, các giám định này chỉ dựa vào suy
luận bởi ý chí các cá nhân giám định, tức chính họ tạo ra pháp luật và áp đặt
mình trên luật pháp. Không thể có một điều lạ lùng như thế trong một nền tố tụng,
trong một học thuật và trong một xã hội văn minh.
Riêng
với các luận cứ biện hộ của tôi, kiểm sát viên không đối đáp, tranh luận bất kể
nội dung nào.
Tôi
biện hộ rằng, nếu với tư duy pháp lý và tư duy tố tụng cáo buộc con người một
cách bất chấp như thế này thì mỗi chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân bất cứ
lúc nào. Và nếu vận dụng và duy trì phiên toà theo cách chối bỏ các nghĩa vụ đảm
bảo công lý và bảo đảm luật pháp như này thì mọi sự bất công sẽ được thoả mãn.
Người dân sẽ mất đi vị thế làm chủ của một quốc gia, và là chủ của một nhà nước.
Bạn
trẻ Trần Hoàng Phúc, đã nói rằng, ngày xưa bà Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã
được chế độ VNCH xét xử bởi một phiên toà công khai và công bằng như thế nào. Vậy
mà giờ đây chúng tôi lại không được nói, không được xét xử công bằng. Các ông cố
cáo buộc tôi với những thứ hết sức phi lý? Ngày xưa nếu chúng tôi chống lại những
tên tham nhũng như Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh thì chúng tôi cũng sẽ mắc
tội chống lại nhà nước. Vậy bây giờ thì nhìn xem những gì chúng tôi lên tiếng
và chống lại có đúng đắn hay không? Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm,
nhưng nó chứng tỏ rằng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không? Và tôi sẽ tiếp
tục chống lại đến khi nào xã hội có dân chủ thì thôi. Bạn Phúc có khóc, vì cảm
xúc quá lớn trong một trái tim đầy nhiệt huyết cũng như bị cầm tù trong sự phản
kháng ôn hoà, mà theo họ đó là những quyền năng và mục đích hoàn toàn chính
đáng của một công dân.
Tôi
xin nhắc lại một câu nói mà tôi vẫn hay nói, rằng, nếu con người và luật pháp
không được đảm bảo thì mọi sự an ninh đều trở nên vô nghĩa.
No comments:
Post a Comment