Trên
bảng xếp hạng 50 nền kinh tế (QG) đổi mới nhất trên toàn cầu, Bloomberg vừa
công bố Chỉ số Đổi mới 2018 và ta thấy, 2 nước châu Á xếp thứ hạng rât cao: HÀN
QUỐC XẾP THỨ NHẤT VÀ SINGAPORE XẾP HẠNG 3.
Năm nay là năm thứ 5 liên tiếp, Hàn Quốc giữ vị trí này còn Singapore thì đã vượt qua các nền kinh tế Châu Âu như Đức, Thụy Sĩ và Phần Lan để đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng.
Chỉ số này được đánh giá dựa trên 7 tiêu chí có cân đối với nhau, bao gồm:
(1)
mức chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R & D),
(2)
giá trị gia tăng mà sản xuất đem lại,
(3)
năng suất,
(4)
mức tập trung các công ty công nghệ cao,
(5)
hiệu quả cao về giáo dục đại học,
(6)
mức độ tập trung các nhà nghiên cứu, và
(7)
hoạt động về bằng sáng chế.
Cách chấm điểm: Mỗi quốc gia được chấm điểm theo thang điểm 0-100 cho cả bảy tiêu chí, những quốc gia nào không có dữ liệu trong ít nhất 6 tiêu chí thì được loại bỏ.
Thụy Điển là nước châu Âu xếp hạng cao nhất, hạng 2, trong khi Hoa Kỳ lần đầu tiên rớt khỏi top10 sau 6 năm liên tiếp có mặt.
Đứng đầu bảng xếp hạng về hiệu suất cao, Singapore đã vượt lên trước các nền kinh tế châu Âu như Đức, Thụy Sĩ và Phần Lan để đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng.
Trong bài báo của Bloomberg, Associate Provost thuộc trường Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore, giáo sư Yeo Kiat Seng đã bình luận rằng "Singapore luôn đặt trọng tâm vào việc giáo dục công dân của mình, đặc biệt trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học)". Với tư cách là chủ sở hữu 38 bằng sáng chế, giáo sư Yeo nói thêm rằng nhà nước-thành phố có một "cam kết kiên định để tài trợ R & D và đổi mới".
Trong khi đó, một số nền kinh tế chủ chốt ở Châu Á cũng được ghi nhận vì nỗ lực đổi mới. Nhật Bản đã giành vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng. Trung Quốc cũng đã tăng lên hai điểm đạt đến hạng 19 với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khoa học và kỹ thuật đạt cao trong lực lượng lao động và số lượng sáng chế của các nhà đổi mới gia tăng.
Malaysia, Hồng Kông và Thái Lan cũng vẫn còn nằm trong top 50 nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, thứ hạng của họ đều giảm, Malaysia hiện hạng 26, Hồng Kông 37 và Thái Lan 45.
Ảnh
: Bản đồ xếp hạng 50 nền kinh tế đổi mới 2018 của Bloomberg.
Tuy
hôm nay đón đội bóng U23, chúng ta rất tự hào về thành tích vượt trội, Á quân
giải U23 châu Á, nhưng nền kinh tế chúng ta thì đổi mới thế nào, đang ở đâu ở
châu Á?
PS : Viết xong rồi, đóng máy rồi, chợt thấy tấm ảnh này, dễ thương quá. Tâm trạng mình vẫn vương vấn với U23. Nhân Hàn Quốc đứng nhất TG về đổi mới, thấy ông thầy Hàn Quốc đang hôn an ủi Văn Thanh, chàng trai xuất sắc (và rất đáng yêu với cách khoanh tay tủm tỉm sau cú đá phạt penalty cuối cùng thành công), mình không đành mà không đăng tấm hình này, nói một lời, cám ơn ông thầy. Cám ơn tình thầy trò (ông bạn cùng nhà với mình thì gật gù, như cha con ấy nhỉ?)
-----------------------------------
Không
phải chỉ ở Việt Nam "thế nước đang lên". Paris, thủ đô nước Pháp, nước
sông Seine cũng "đang lên" mạnh. Không biết ở VN "nước" đã
"lên" tới đâu ? Ở Paris thì mực nước đã chạm mức báo động.
Nhớ
lại thời mới "đánh thắng giặc Mỹ", câu nói "lòng dân thế nước",
"VN đặt cả Châu Á dưới gót chân" không phải là nói chuyện chơi. VN được
mệnh danh là "mũi nhọn xung kích vô sản". Các nước như Thái lan,
Singapour... sợ VN hô hào "vô sản các nước đoàn kết lại", đem quân
qua "giải phóng" nước mình. Khối ASEAN được thành lập là vì vậy.
Ai
cũng biết mục đích của Liên Xô thời đó, sau khi củng cố Đông Âu, là "nhuộm
đỏ Châu Á". Quân LX đổ vô Afghanistan 1978, cùng với VN, tạo thành hai mũi
nhọn "thọc vào sườn TQ". Để tự vệ, TQ "bắt tay" với Mỹ,
khơi mào cuộc chiến Tây Nam làm "chảy máu VN cho tới chết". Trong khi
ở Afghanistan thì Mỹ gài độ cho LX "sa lầy" với nhóm du kích
Moujahidine của Massoud.
Vì
vậy khi nghe báo chí VN nói tới các câu "thế nước đang lên" hay
"VN đặt Châu Á dưới chân" tự nhiên nhớ lại chuyện cũ trong lòng lo ngại.
Thành
quả của đội U23 VN như vậy là "khá", nhưng không thể vì vậy mà tự sướng
"thế nước đang lên" hay "đặt Châu Á dưới gót chân". Giải
U23 của Liên đoàn túc cầu Châu Á (AFC) chỉ là một giải "nhỏ", mới
thành lập năm 2013. Vào được chung kết U23 thì nền túc cầu VN cũng chưa khẳng định
được cái gì. Quan trọng hơn hết là các giải quốc gia (AFC Asian Cup, AFC
Champions League...) mà đội tuyển quốc gia VN chưa làm ăn được cái gì.
Ai
cũng hy vọng sau thành công của U23, ngành thể thao nói chung, túc cầu nói
riêng, của VN được khởi sắc. Đến nay các thành tích của VN ở Á Vân hội, Thế vận
hội, Túc cầu thế giới... vẫn còn hết sức khiêm nhường.
Hôm
qua tôi có viết về "tự hào" và "cải thiện". Đại khái viết rằng
dân Nhật có triết lý sống là "cải thiện". Cái gì, thành công nào đối
với họ cũng chưa đủ tốt đẹp. Nó cần phải xem xét lại, làm lại cho tốt hơn nữa.
Vì vậy dân Nhật không có "tự hào" về cái gì hết cả.
Chỉ
mới có vào chung kết một giải Châu Á ở "tầm trung" mà dân VN ai cũng
"tự hào".
Tự
hào là gì ? "Tự" thì ai cũng biết rồi. "Tự sướng" là chuyện
hàng ngày của lãnh đạo VN. Còn "hào" có nghĩa là "xuất chúng, thủ
lĩnh, ông trùm, người đứng đầu..."
Chữ
"hào" không ai tự gắn cho mình hết cả.
VN
ngoại lệ đủ thứ. Ngay cả cái "tự hào". Chỉ có VN mới tự cho mình là
"vô địch", tự cho mình là "anh hùng", là "lương tâm của
nhân loại"...
Tôi
có viết hôm qua, dân Nhật họ không tự hào cái gì hết cả. Nhờ vậy món hàng nào của
Nhật cũng bền, tốt, đẹp... hơn các món hàng tương tự do nước khác sản xuất. Nam
Hàn, Đài Loan... phát triển được như hôm nay là ta không thể loại trừ yếu tố
văn hóa Nhật. Các nước này đều là thuộc địa cũ của Nhật.
Tâm
lý "tự hào" là tâm lý tự cho mình là "hoàn thiện", không cần
"cải thiện" gì cả. Ngày trước lãnh đạo CSVN tự cho rằng họ là "đỉnh
cao trí tuệ". Đã là "trí tuệ đỉnh cao" thì đâu cần học hỏi ai
cái gì ? Đất nước thụt lùi, cho tới bây giờ vẫn chua hết đà thoái bộ.
Văn
hóa "tự hào" là thể hiện phách lối của tâm lý "đỉnh cao trí tuệ".
Không
biết chừng nào dân tộc này mới thoát cảnh trai thì làm nô, gái thì làm con ở,
làm đĩ, nếu không ở ngay đất nước này, thì cũng ở các nước "đang ở dưới
chân VN".
No comments:
Post a Comment