Trà Mi
Posted
on January 26, 2018 by editor
23
January, 2018, Tổng thống Trump vừa ký sắc lệnh tăng thuế nhập cảng máy giặt và
đồ phụ tùng của Samsung và LG sản xuất ở ngoài Đại Hàn từ 20% đến 50%.
Thùng
máy giặt chờ lắp ráp tại nhà máy Whirlpool tại Clyde, Ohio, Hoa Kỳ ngày 03
tháng 10 năm 2017. Ảnh chụp ngày 3 tháng 10 năm 2017 (Reuteurs).
Ngay
sau đó hãng máy giặt Mỹ Whirlpool công bố tạo thêm 200 việc làm tại xưởng chế tạo
máy giặt ở Clyde, Ohio.
Trước
đó, January 3, 2018 hãng Samsung công bố sẽ đưa xưởng chế tạo máy giặt ở Newberry,
South Carolina vào hoạt động và cho hay quyết định tăng thuế nhập cảng máy giặt
và đồ phụ tùng, nếu có, của Mỹ sẽ làm tăng giá mặt hàng, đồng thời làm trì trệ
việc thuê công nhân cho xưởng sản xuất trị giá 380 triệu USD của Samsung. Đồng
thời hãng LG cùng đang chuẩn bị hoàn tất nhanh hơn dự định một xưởng sản xuất
máy giặt trị giá 250 triệu USD tại Clarksville, Tennessee. Tuy nhiên, nếu doanh
thu từ hàng nhập cảng thấp hơn dự định thì LG cũng không thể tức thời thuê nhiều
công nhân cho xưởng sản xuất của họ ở Clarksville.
Nhà
máy sản xuất dụng cụ gia đình hiện đại của Samsung ở Quận Newberry, South
Carolina.
Bảo
vệ việc làm và người tiêu thụ Mỹ như Tổng thống Trump tuyên bố khi ký sắc lệnh
tăng thuế có phải là sự thật hay không?
Theo tính toán của một chuyên viên phân
tích của Goldman Sachs cho thuế nhập cảng mới áp dụng sẽ làm máy giặt tăng giá
từ 8% đến 20%. Đây là một bất lợi cho người tiêu thụ cho thấy Tổng thống Trump
nói sai sự thật.
Theo
Tổ chức bảo vệ người tiêu thụ, Consumer Reports, cho biết LG và Samsung là hai
hãng máy giặt đưa nhiều sáng kiến mới nhất vào sản phẩm của họ so với mặt
hàng của những công ty cạnh tranh khác. Đây là bất lợi khác cho cho thấy tuyên
bố bảo vệ người tiêu thụ của Tổng thống Trump chỉ là tuyên truyền lề phải.
Tóm
lại mọi thắng lợi tức thời về mặt tạo được thêm (200) việc làm cho người Mỹ ở
Clyde, Ohio sẽ gây thiệt hại cho người tiêu thụ trên toàn nước Mỹ khi phải mua
máy giặt với giá đắt hơn và kém hơn về mặt kỹ thuật. Trực tiếp bị thiệt hại
trong trận đánh máy giặt 2018 này, ngoài hai hãng sản xuất Đại Hàn và người
tiêu thụ ở Mỹ còn thành phần thứ ba ít được biết đến. Đó là các nước Việt Nam
và Thái Lan, hai nước đang có xưởng sản xuất những mặt hàng của Samsung và LG
mà Mỹ đang nhập cảng. Thuế nhập cảng hàng Samsung sản xuất ở hai quốc gia này
sang Mỹ trước đây là 1%. Tăng từ 1% đến 20% thuế nhập cảng là một trở ngại lớn
cho Samsung.
Giới
chuyên gia xuất cảng cho biết tăng thuế nhập cảng làm hại cho giới tiêu thụ nhiều
hơn là tạo được áp lực tích cực với giới xuất cảng. Những bài học quá khứ là
năm 2002, chính quyền George W. Bush đã tăng thuế nhập cảng thép từ 8 đến 30%.
Gần đây hơn là năm 2009 chính phủ Obama quyết định đánh 35% thuế nhập cảng vào
xe hơi và bánh xe của Trung Quốc. Hãy nhìn lại kết quả của bài học năm 2009.
Năm
2012, Tổng thống Obama cho hay chính sách của ông đã tạo thêm 1200 việc làm cho
công nhân Mỹ trong kỹ nghệ sản xuất bánh xe hơi.
Nhưng
theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson những thắng lợi về mặt việc làm cho công
nhân Mỹ cần được so sánh với thiệt hại về nhiều mặt khác của nền kinh tế Hoa Kỳ.
·
Giới
sản xuất bánh xe hơi ở Mỹ lập tức tăng giá sản phẩm nội địa;
·
Hàng
hoá nhập cảng từ các nước cạnh tranh khác như Thái Lan và Indonesia cũng đồng
loạt tăng giá;
·
Mỗi
năm dân Hoa Kỳ phải trả thêm 1,1 tỉ USD để mua bánh xe hơi so với khi bánh xe
TQ chưa bị đánh 35% thuế nhập cảng.
Như
vậy giá trung bình phải trả cho việc làm của một công nhân sản xuất bánh xe ở Mỹ
là 900.000 USD trong khi lương trung bình của họ là 40.000 USD. Không cần phải
là nhà buôn lớn, mọi người đều nhận thấy đây là một vụ thua lỗ lớn. Cùng lúc
Trung Quốc đánh 105% thuế nhập cảng thịt gà làm mức xuất cảng của Mỹ giảm sút
thêm 1 tỉ USD. Đây là hệ quả tức thời của chiến tranh mậu dịch
Được
1200 việc làm cho công nhân Mỹ, nhưng cả nước đã phải trả giá đắt hơn cho mỗi
bánh xe họ mua bất kỳ là hàng nội hoá hay là bánh xe nhập cảng. Giới sản xuât
thịt gà vô can cũng bị đưa vào giữa hai lằn đạn; thiệt hại về xuât cảng lên đến
cả tỉ đô-la.
Như
vậy, giới tiêu thụ ở Mỹ sẽ phải trải qua một giai đoạn trả giá đắt hơn
tương tự như thời 2009-2012 cho bất kỳ chiến thuật “bảo vệ người tiêu thụ”
bằng cách “tăng thuế nhập cảng” của Tổng thống Trump trong những ngày sắp tới
dù đó là máy giặt, bảng thu năng lượng mặt trời, hoặc bất kỳ mặt hàng nhập cảng
nào khác.
Mặt
khác, chính phủ Đại Hàn cũng đã cho biết họ sẽ kiện chính phủ Mỹ ra trước Tổ
chức Thương Mại Thế giới vì đã vi phạm Hiệp định thương mại song phương giữa Hoa
Kỳ và Đại Hàn. Theo Hiệp định này thì Hoa Kỳ không có quyền giới hạn lượng nhập
cảng máy giặt do các xí nghiệp Đại Hàn sản xuất. Ai sẽ tin Hoa Kỳ trung tín
trong hiệp định thương mại song phương? Có lẽ chỉ có Việt Nam.
Tổng
thống Trump, với chiến thuật đánh thuế nhập cảng, thay vì làm nước Mỹ vĩ đại đã
làm Mỹ đắt đỏ hơn.
©
2018 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net
No comments:
Post a Comment