Tin
trong nước
Tin Biển Đông
Báo
Người Việt bình luận: Trung Quốc leo thang thách thức Mỹ ở Biển Đông. Tác
giả bàn về “chiến lược lấn tới dần dần” của Bắc Kinh để thực
hiện mưu đồ bá quyền ở Biển Đông, thông qua các đảo nhân tạo được bồi đắp trái
phép: “Đảo nhân tạo của Trung Quốc có hai mục đích chính: (1) dùng làm
đầu cầu để, hợp pháp hay không hợp pháp, lấn dần chủ quyền trong vùng biển, (2)
xây dựng thành căn cứ quân sự tiền tiêu… rất có hiệu quả trong các chiến dịch
xâm lăng ở khu vực”.
Về
hiệu quả của các cuộc tuần tra vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông(FONOPs)
do Hải quân Mỹ thực hiện, tác giả cho rằng: “FONOPs không phải là chiến
lược toàn diện, nó không đủ để ngăn chặn Trung Quốc dưới thời Barack Obama và
nó cũng sẽ không đủ như vậy dưới thời Donald Trump”.
Khu
trục hạm USS Hopper (DDG-70) vừa thực hiện chuyến hải hành FONOB đi ngang qua gần
bãi san hô Scarborough Shoal ngày 17 Tháng Giêng, 2018. Ảnh: US Navy/NV
Mời
đọc thêm: Tuần tra Biển Đông chọc giận Trung Quốc, Mỹ vẫn mời tham gia
RIMPAC 2018 (Viet Times). Mời đọc lại: Trung Quốc ‘cắt lát xúc xích’ ở Biển Đông (TN).
“Củi lớn” từ Vinashin
Trang
VietNamNet có bài: Cựu chủ tịch Vinashin: Đường dính đại án của sếp lớn dầu khí.
Theo bài viết, “Quyết định số 1868/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn
Ngọc Sự” từ vị trí Phó Tổng Giám đốc PVN sang làm Chủ tịch HĐTV
Vinashin vào tháng 10/2010 chính là quyết định của “đồng chí X”.
Tác
giả cho biết thêm: “Ông Nguyễn Ngọc Sự nhận ghế nóng Vinashin trong bối
cảnh Tập đoàn Tàu thủy lâm vào khủng hoảng, đứng trước nguy cơ phá sản”.
Lúc chuyển sang làm lãnh đạo Vinashin, ông Sự bàn giao trách nhiệm ở OceanBank
cho ông Nguyễn Xuân Sơn, là “người hiện đã bị kết án tử hình trong đại
án OceanBank”giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai của “vụ án Hà
Văn Thắm và đồng phạm” khởi đầu bằng sự kiện ông Sự bị bắt.
Mời
đọc thêm: Cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Vinashin bị bắt (NV).
– Bắt giam cựu chủ tịch Tập đoàn Vinashin (PLTP).
Chính trường Việt Nam
Sau
sự kiện ông Nguyễn Ngọc Sự bị cho “vào lò”, tác giả Vũ Đông Hà dự đoán: Sắp đến phiên Nguyễn Tấn Dũng vào lò… Bài viết
lưu ý: “Với 3 chủ tịch Hội đồng Quản trị của PVN, Vinashin và Ocean Bank
là Đinh La Thăng, Nguyễn Ngọc Sự, Hà Văn Thắm, Nguyễn Tấn Dũng đã thiết lập nên
bộ máy hút tiền khổng lồ”. Đến nay, cả ông Thăng, Thắm và Sự đều trở thành…
củi trong chiến dịch “đốt lò”.
Theo
tác giả, Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) chính là “trung tâm rửa tiền” của đường
dây lợi ích nhóm của “đồng chí X”. Với sự kiện ông Sự thành “củi”, giai đoạn
hai của phiên xử vụ án OceanBank đã bắt đầu. Không chỉ thế, giai đoạn đầu của
“phiên tòa lịch sử” vừa kết thúc ngày 22/1/2018, đến ngày 24/1/2018, báo chí
trong nước đã có bài đánh tiếng về giai đoạn hai vụ xử ông Đinh La Thăng,
về những sai phạm trong vụ góp vốn ở OceanBank làm thất thoát 800 tỉ đồng.
Mời
đọc thêm: Bắt Nguyễn Ngọc Sự: Vinashin hay PVN hay ‘Thủ tướng chính phủ’? (Cali
Today). – “Siêu uỷ ban” quản lý vốn sẽ làm giảm nạn “con ông cháu cha” (DV).
– Quyết liệt chống cái ác & nhân ái hơn (ND).
Chuyện ông Đinh La Thăng
LS Nguyễn Khả Thành bình luận sự việc bố ông
Đinh La Thăng qua đời và ông Thăng làm đơn xin về nhà nhìn mặt người bố lần cuối:
“Thú thật mấy mươi năm hành nghề, tôi viết cho người nhà biết bao tờ đơn dạng
thế này để xin các bị cáo về nhà để nhìn mặt người thân lần cuối (mẹ già, cha yếu,
vợ hấp hối, con gặp tai nạn đột ngột qua đời) và gửi đi các cơ quan liên quan.
Một
số đơn có cả xác nhận của địa phương và gởi đến các vị Đại biểu quốc hội, với
hy vọng là đại diện của dân, đoái hoài đến một việc hoàn toàn phù hợp với pháp
luật, phù hợp với đạo đức, với truyền thống dân tộc Việt. Nhưng hầu như không
có kết quả. Ông Đinh La Thăng là đại biểu Quốc hội trong một thời gian dài,
không biết có nhận được lá đơn nào dạng này chưa, và ông ấy đã xử lý thế nào?”
Nhà
báo Nguyễn Thông viết về được
và mất trên cõi đời này. Tác giả viết: “Ngẫm ra thật buồn. Đỉnh
cao – vực sâu, vinh hiển – tủi nhục, chẳng biết thế nào. Hôm nay có vênh vang
thì cũng ráng tỉnh táo nghĩ tới ngày mai. Đời vô thường lắm“.
VOA
đặt câu hỏi: Ông Đinh La Thăng có được về chịu tang bố? Bài
báo cho biết: “Truyền thông nhà nước dẫn lời một số chuyên gia cho hay
luật hiện hành không có quy định cho bị can, bị cáo đang bị giam cầm được về
nhà để giải quyết chuyện gia đình và cũng chưa từng có bị can, bị cáo nào đang
bị giam cầm được cho về chịu tang người thân”.
Mời
đọc thêm: Ông
Đinh La Thăng có được về chịu tang cha hay không?(VNF).
Vụ án VNCB
Trong
phiên xử sáng nay, Ngân hàng nhà nước gửi tài liệu mới, theo báo Pháp
Luật TPHCM. Đó là tài liệu được gửi đến “theo yêu cầu của HĐXX đề nghị
thống đốc NHNN cho biết về các bút toán hạch toán điều chỉnh báo cáo tài chính
của VNCB số tiền 4.500 tỉ để tăng vốn điều lệ”. Về yêu cầu “quy hồi
1.800 tỉ đồng” từ BIDV cho VNCB, LS Nguyễn Huy Thiệp lưu ý, “trong
suốt quá trình điều tra, truy tố thì BIDV không hề bị xác định phải chịu trách
nhiệm gì”.
Tuy
nhiên, VKS vẫn bảo lưu đề nghị thu hồi 6.000 tỉ của ba ngân hàng,
báo Pháp Luật TPHCM cập nhật tình hình phiên xử sáng. Theo đó, “số tiền
thiệt hại của vụ án là 6.126 tỉ đồng đã được đề nghị thu hồi từ 3 ngân hàng
Sacombank, TP Bank và BIDV. Vì đó là vật chứng vụ án”.
Trang
Việt Nam Mới bàn về tình tiết: VKS cho rằng các LS đã dùng nhiều lời lẽ xúc phạm cơ quan tố
tụng. Bài báo cho biết: “Trước khi đối đáp lại phần bài chữa của
các luật sư, đại diện VKS cho biết trong quá trình bào chữa, nhiều luật sư đã sử
dụng nhiều lời lẽ xúc phạm cơ quan tố tụng, VKS mong các luật sư chỉnh sửa lại”.
Sau
khi “HĐXX thông báo về trả lời của Thống đốc về hạch toán tăng vốn điều
lệ 4.500 tỷ đồng theo yêu cầu của HĐXX”, phiên tòa “kết thúc và tiếp
tục vào thứ 2 (29/1)”.
Mời
đọc thêm: BIDV, Sacombank, TPbank vẫn bị buộc trả lại 6.126 tỷ đồng(VNN).
– Đại án Phạm Công Danh: Viện kiểm sát giữ quan điểm buộc tội(TT).
– VKS cho rằng luật sư xúc phạm cơ quan tố tụng (CATP).
– Đại gia Hứa Thị Phấn có lừa ông Phạm Công Danh? (NLĐ).
– Đại án ngân hàng: KSV ý kiến về chỗ ngồi mới (PLTP).
– 3 ngân hàng đồng loạt phản đối khi VKS đề nghị thu hồi 6.100
tỷ cho VNCB (Infonet). – Ba ngân hàng phản bác việc bồi thường (ANTV).
Lợi ích nhóm và luật Đất Đai
Báo
Một Thế Giới có bài: ‘Lợi ích nhóm’ nằm trong Luật Đất đai. Tác giả
nhận định: “Hơn 80% đơn khiếu kiện của người dân gửi lên các cơ quan
Trung ương là khiếu kiện liên quan đến đất đai. Dù Luật Đất đai đã được sửa đổi
nhiều lần theo hướng tiệm cận với cơ chế thị trường, nhưng tình trạng khiếu kiện
không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng”. Cuộc cưỡng chế đất vừa xảy ra ở Nghệ An là một
thí dụ điển hình về hậu quả của chính sách đất đai ở Việt Nam.
Bài
viết có lời cảnh báo khá trung thực, hiếm khi xuất hiện trên báo “lề phải”: “Dân
bị Nhà nước thu hồi để giao cho các ‘đại gia’, tuy có thể đúng Luật nhưng trái
đạo lý. Những đảng viên Cộng sản hãy nhớ rằng, Liên minh công nông là nền tảng
chính trị của Đảng không chỉ ở nông thôn. Nền tảng chính trị đó mà bị phá vỡ
thì Đảng không còn đất sống”.
Bà
Cấn Thị Thêu, một nông dân bị cướp mất đất và bị bắt bỏ tù. Ảnh: Internet
TC
Bất Động Sản đặt câu hỏi: “Chảy máu” đất công: Còn bao nhiêu Vũ “nhôm” trong thị trường
bất động sản? Theo bài viết, “các khu vực đất công sản có
vị trí đắc địa được định giá rẻ mạt, dễ dàng ‘rơi’ vào tay doanh nghiệp và bị sử
dụng sai mục đích đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong dư luận”.
Trường hợp Vũ “nhôm”, hay Tập đoàn Lã Vọng, thể hiện khả năng can thiệp của “lợi
ích nhóm” vào vấn đề đất đai.
Về
chuyện các quan chức CSVN lấy đất cho những kẻ có quyền, có tiền như Vũ “nhôm”,
TS Đào Ngọc Nghiêm thừa nhận: “Những đề xuất đó đem lại lợi ích cho một
nhóm người, còn hệ quả thì người dân và cả thành phố phải gánh chịu”.
PGS.TS Bùi Thị An góp ý: “Đất đai là tài sản quốc gia và người dân cũng
đồng sở hữu nên họ có quyền được biết những gì đang diễn ra với tài sản của
mình”.
Mời
đọc thêm: Điều 62 của Luật Đất đai đang vấy máu (VNTB).
– Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát các dự án ôm đất chậm triển
khai (VNN). – Hà Nội sẽ hủy bỏ dự án ‘ôm đất’ quá 3 năm? (ĐV).
– Hải Phòng cấm xe sang đảo Cát Bà: Liệu có dấu hiệu lợi ích
nhóm? (LĐ).
Kinh tế Việt Nam
Báo
Tiền Phong có bài: Khuyến khích kinh tế ngầm thành chính thức. Bài báo
cho biết, khái niệm “kinh tế ngầm” đang thu hút những người làm thống kê ở Việt
Nam. Theo TS Lưu Bích Hồ, nếu “có thể cộng khoản ‘kinh tế ngầm’ vào
GDP”, GDP tăng thì tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ giảm xuống, đây chính là vấn đề
ám ảnh các quan chức làm kinh tế ở Việt Nam lâu nay. Tương quan giữa nợ công và
GDP đã từng khiến Thủ tướng Phúc phải cảnh báo nguy cơ “sụp đổ tài khóa quốc
gia” đầu năm 2017.
Tuy
nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan có quan điểm tỉnh táo hơn: “Nếu
thống kê cả khu vực kinh tế ngầm vào GDP sẽ khiến vấn đề nợ công sẽ càng ‘tệ hại’
hơn (nếu GDP tăng tức là nợ công có cơ hội tăng tiếp – PV). Và vì vậy, việc
nghiên cứu, thống kê và có chính sách tốt cho GDP phát triển mới nên là mục
đích chính”.
TS
Vũ Quang Việt viết: Vài ý kiến về tính kinh tế ngầm (TBKTSG).
Bài viết bàn đến “phương pháp tính GDP cho khu vực gọi là HUEM” để
bổ sung yếu tố “kinh tế ngầm”, tức “các hoạt động thường xuyên của hộ
gia đình không đăng ký sản xuất nhằm vào thị trường”, vào cách tính GDP
thông thường.
Tác
giả cho biết thêm: “Riêng về thống kê lao động, Việt Nam cần cải tiến:
không thể chỉ đếm số người có lao động để tính mà phải đếm số giờ lao động, để
từ đó tính số người lao động toàn thời gian tương đương (7-8 tiếng một tuần)”.
Trang
Kinh Tế Đô Thị bàn về tổn thất từ kinh tế ngầm. Tác giả thừa nhận rằng, “hành
vi thông đồng, móc ngoặc giữa người quản lý với người thừa hành để bớt xén tiền
của, tài sản của Nhà nước, lập quỹ đen… thì việc thống kê ở mức độ tương đối
cũng không hề dễ”.
Vai
trò “con dao hai lưỡi” của “kinh tế ngầm” đối với diễn biến GDP và nợ công của
Việt Nam là: “Khi tính thêm khu vực này, quy mô GDP có thể tăng lên,
lúc đó tỷ lệ nợ công và bội chi so với GDP sẽ còn rất nhỏ. Nhưng nguy hiểm hơn,
nếu tính thêm vào GDP nhưng ngân sách lại đang không thu được gì từ khu vực này
có thể dẫn đến hiệu ứng ngược với nền kinh tế, không kiểm soát được nợ công và
bội chi”.
Mời
đọc thêm: Có nên gộp ‘kinh tế ngầm’ vào GDP? (TP).
Dự án vs thiên nhiên
Nhà
báo Đoàn Bảo Châu đặt câu hỏi: Điều gì thực sự đáng quan tâm? Tác giả cho biết: “Một
số quan chức tỉnh Quảng Bình, trong ấy có phó bí thư Trần Công Thuật đã mời
chào tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết để xây cáp treo vào Sơn Đoòng, theo như
phát ngôn của người tập đoàn này”.
Ông
Châu nhận định: “Sơn Đoòng sở dĩ giá trị với bạn bè quốc tế bởi giá trị
nguyên sơ của thiên thiên… Rồi đây sự xây dựng với máy móc, tiếng cáp quang chạy,
hàng triệu du khách chuyên ‘chinh phục’ mọi thứ bằng tiền, nhiều tấn rác thải sẽ
mãi phá huỷ những giá trị quý báu ấy”.
Từ
năm 2014, chuyện xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng đã gây bất bình
trong dư luận Việt Nam. Theo bài viết: Gần 54.000 chữ ký phản đối dự án cáp treo hang Sơn Đoòng, “giới
nghiên cứu di sản, địa chất, hàng ngàn cá nhân trong và ngoài nước đã đồng loạt
lên tiếng phản đối ý tưởng đưa cáp treo vào kỳ quan thiên nhiên thế giới”.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2017, Thủ tướng đồng ý chủ trương xây cáp treo vào hang động lớn
thứ 3 thế giới tại Phong Nha – Kẻ Bàng.
Gần
đây, dư luận mạng xã hội lại xuất hiện thông tin về khả năng tập đoàn FLC sẽ
xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng. Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu đã viết về FLC
và hang Én!, bàn về chuyện ông Trịnh Văn Quyết sắp làm dự án ở “Hang
Én, là một hang đệm để đến kỳ quan thiên nhiên của thế giới, Sơn Đòong”.
Tối
ngày 26/1/2018, báo Tuổi Trẻ vội đưa tin: Không có chuyện FLC khảo sát làm cáp treo ở Sơn Đoòng.
Bài viết dẫn lời ông Lê Thanh Tịnh xác nhận rằng: “Không hề có
chuyện gần đây tập đoàn FLC thực hiện khảo sát làm cáp treo vào hang
Sơn Đoòng như những thông tin trên mạng xã hội đang lan truyền”. Tuy
nhiên, ông Tịnh không phủ nhận thông tin FLC “khảo sát làm cáp treo
vào hang Én”.
Về
cách đưa tin của báo chí trong nước, cần lưu ý, hồi đầu tháng 12/2017, báo “lề
phải” đưa tin: Bộ Công an tiếp tục bắt, khởi tố ông Phùng Đình Thực và ông
Đỗ Văn Hậu. Đến ngày 9/12/2017, TTXVN thừa nhận loan tin sai việc hai cựu lãnh đạo PVN bị khởi
tố. Báo Tuổi Trẻ là một trong các tờ báo đã “hăng hái” viết bài “đính
chính”: Tin khởi tố hai nguyên tổng giám đốc PVN không đúng sự thật.
Tuy
nhiên, hơn một tuần sau đó, thông tin mà báo Tuổi Trẻ, cùng rất nhiều tờ báo
trong nước, khẳng định “không đúng sự thật”, lại… trở thành sự thật: Khởi tố nguyên Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Việt Nam Phùng
Đình Thực. Cho nên, khi báo Tuổi Trẻ tiếp tục “hăng hái” khẳng định rằng
FLC sẽ không làm dự án ở hang Sơn Đoòng, dư luận mạng xã hội hoàn toàn có quyền
nghi ngờ theo hướng ngược lại.
Tự do ngôn luận “trong khuôn khổ” ở Việt
Nam
Trang
Infonet đặt câu hỏi: Vụ Daniel Hauer xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Vô tình
hay cố ý? Bài viết dẫn lời bình về văn hóa Mỹ nhưng cho thấy tầm
hiểu biết không thỏa đáng: “Dân Mỹ có thể nói bất kỳ điều gì với tổng
thống đương nhiệm nhưng chắc chắn không ai lôi Lincoln hay Washington ra để ví
von”.
TS
Khuất Thu Hồng phát biểu câu này nhưng không trích được một tài liệu nguồn nào
cho thấy điều bà nói là đúng. Thông tin trên mạng chứng minh những điều bà Hồng
nói sai. TT Abraham Lincoln và George Washington bị mang ra đùa cợt khắp nơi vì
ở Mỹ không có lãnh tụ. Đây là hình ảnh TT Abraham Lincoln bị mang ra đùa cợt:
Nguồn:
somuchpun.com
Còn
đây là TT George Washington bị biến thành Tarzan:
Nguồn:
Freaking News
Lời
bình tiếp theo của TS Hồng thể hiện “văn hóa” của những “trí thức cộng sản”: “Không
ai đánh giết cậu đâu vì hình phạt đó là quá nhẹ”. Ông Daniel Hauer chỉ
nói một câu đùa về tướng Giáp, nhưng một loạt phản ứng sau đó của truyền thông
và “trí thức” phía Đảng lại tự vạch trần tâm lý dễ tổn thương của những người
chấp nhận chính sách mị dân của quan chức CSVN.
VTC
có bài: Giáo viên tiếng Anh xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Daniel Hauer không đủ tư cách dạy học ở Việt Nam. Bài viết “lo lắng
học sinh bị ‘đầu độc tư tưởng’.” Theo đó, bà Văn Thùy Dương, Phó hiệu
trưởng Trường Lương Thế Vinh bày tỏ nỗi lo “nếu cứ để những thầy cô này
(trường hợp của Daniel Hauer) đứng trên bục giảng, liệu họ sẽ tạo ra một thế hệ
học sinh ra sao? Học sinh có bị đầu độc hay không?”
Những
người “trí thức” trong nền giáo dục “ưu việt” XHCN biết nghĩ đến từ khóa “đầu độc
tư tưởng” về vụ Daniel Hauer, nhưng họ lại không thấy được hậu quả của quá
trình học sinh bị “đầu độc tư tưởng” qua hiện tượng: Chính quyền tiếp tay cho định hướng viên, dư luận
viên công kích một thầy giáo tiếng Anh vô hại và có trình độ, chỉ vì một câu
nói đùa không hơn không kém.
Báo
Người Lao Động đặt câu hỏi: Có nên trục xuất Daniel Hauer sau khi xúc phạm Đại tướng Võ
Nguyên Giáp? Bài viết dẫn lời LS Nguyễn Anh Thơm cho rằng hành
vi của ông Daniel “có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 288
Bộ Luật hình sự 2015”.
LS
Thơm cho rằng, nếu ông Daniel cố tình tái phạm hành vi xúc phạm “công thần” của
thể chế, thì chính quyền “có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trục
xuất khỏi Việt Nam và cấm nhập cảnh”. Nếu điều này xảy ra, sẽ góp phần chứng
minh tính tương đồng về môi trường chính trị giữa Việt Nam và Bắc Hàn.
Nhà
văn Nguyễn Đình Bổn viết: “Phản biện” báo Giáo dục! để đáp lại bài Việt Nam không có thầy cô nào thiếu văn hóa, nhân cách méo
mó như Daniel Hauer trên báo Giáo Dục Việt Nam. Theo tác giả, “nói
rằng VN không có thầy cô giáo nào ‘thiếu văn hóa, nhân cách méo mó’ hơn thì e
sai bét. Rất nhiều thầy cô gáo tại VN bẩn thỉu hơn Dan triệu lần về tư cách nghề
nghiệp cũng như tư cách công dân”.
Chuyện
lạ ở Việt Nam: Một thầy giáo tiếng Anh nói đùa, đụng chạm đến một viên tướng Bắc
Việt thì bị cả hệ thống truyền thông cùng công kích, còn chuyện “Hiệu
trưởng Sầm Đức Xương tại Hà Giang mua dâm học trò mình và dắt học trò cho quan
chức mua dâm, sau đó trước tòa đòi cởi quần” thì Ban Tuyên giáo cho
các báo viết vài tin rồi làm ngơ.
Mời
đọc thêm: Đơn vị chức năng Bộ TTTT đã gửi giấy mời Daniel Hauer đến
làm việc (Infonet). – Thầy giáo Mỹ ở Hà Nội bị ‘mời làm việc’ vì ‘xúc phạm tướng
Giáp’ (NV). – Cháu nội của tướng Giáp bức xúc vì hình ảnh ông nội bị xúc
phạm (HSVNQ). – Thầy giáo Tây nối tiếp sai lầm của Daniel là ai? (LĐ).
BOT tiếp tục “bóp cổ” dân
Ngày
25/1/2018, nhiều “điểm nóng” BOT hoàn thành cắm biển cấm dừng quá 5 phút, từ đó đến
nay, chưa có trường hợp dừng xe quá 5 phút, theo báo Pháp
Luật TP HCM. Đại tá Lê Minh Quang, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, nói với
PV: “Việc cắm biển ‘Cấm dừng xe quá 5 phút’ tại các trạm BOT trên địa
bàn tỉnh đã hoàn tất và sẽ theo đó để xử lý nếu có vi phạm”.
Báo
Giao Thông đưa tin: Hai trạm BOT Bến Thủy trên QL1 bắt đầu thu giá không dừng.
Bài viết dẫn lời ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng TCĐB VN cho biết rằng: “Chính
phủ đã chỉ đạo năm 2019 sẽ triển khai toàn bộ thu giá không dừng ở tất cả các
trạm thu giá BOT trên toàn quốc để minh bạch trong thu phí, giảm ùn tắc giao
thông”. Những “trạm thu phí không dừng” này là một trong các phương pháp để
ngăn chặn tài xế dừng xe phản đối BOT.
Với
sự “tiếp sức” của nhiều cấp trong hệ thống chính trị Việt Nam, từ Thủ tướng Chính phủ đến Bộ Công an và các quan chức ngành giao thông, hệ thống thu phí BOT
ở Việt Nam đang tạm thời ngăn chặn được làn sóng phản đối của các tài xế và tiếp
tục làm hao mòn thu nhập của người dân.
Mời
đọc thêm: Xung đột lợi ích BOT giao thông bao giờ mới chấm dứt?(GDVN).
– Đột phá hạ tầng giao thông ở Quảng Ninh: Hình mẫu hợp tác
công – tư (LĐ).
***
Thêm
một số tin trong nước: Việt Nam thúc đẩy quan hệ ASEAN – Ấn Độ phát triển cả về chất
và lượng (VOV). – Đường bắp Trung Quốc tràn ngập Việt Nam (NV).
– Mua cảng Quy Nhơn rồi “rút ruột”: Nhiều dự án nằm ì (NLĐ).
–Trịnh Xuân Thanh: “Tiền thì người ta ném vào xe mà mình bị đề
xuất tù chung thân” (TĐ/ CafeF). – ‘CSGT giơ chân thì… nạn nhân nhào tới trúng mũi giày’
nên nhập viện (MTG). – Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng đang “giết chết” sự sáng tạo
của giáo viên (GDVN).
Tin
quốc tế
Chính trường Mỹ
VOA
có bài: Trump: Phe Cộng hòa sẽ chấp nhận cho ‘Dreamer’ được nhập tịch.
Ngày 26/1, TT Donald Trump cho biết, ông sẵn sàng thay đổi lập trường, đồng ý bảo
vệ những Dreamers và cho họ được nhập quốc tịch sau 10 – 12 năm. Ông Trump nói,
các nghị sĩ Cộng hòa có quan điểm chống DACA cũng đã “dịch chuyển quan điểm”
rất nhiều.
Đổi
lại, phe Dân chủ trong Quốc hội sẽ phải nhượng bộ ở một số điểm như: cắt giảm bảo
lãnh thân nhân, đồng ý chi hàng chục tỷ Mỹ kim để xây bức tường. Để xuất mới của
Trump ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đảng Dân chủ. Lãnh đạo
phe Dân chủ ở Hạ viện, bà Nancy Pelosi nói: “[Kế hoạch nhập cứ mới của
Trump] đã bắt các Dreamers làm con tin cho một mưu đồ chống người
nhập cư đầy thù hằn“.
Cũng
trong ngày 26/1, TT Trump công bố kế hoạch chi tiêu quốc phòng, trong đó, Trump đề nghị tăng ngân sách quốc phòng năm 2019 lên 716 tỷ
USD. Con số này tăng hơn 7% so với năm 2018. Trước đó, Bộ trưởng Quốc
phòng Mattis nói, Mỹ đang mất lợi thế quân sự cạnh tranh với Trung Quốc và
Nga. Ngân sách quốc phòng năm 2018 hiện vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua.
Mời
đọc thêm: Thẩm phán Mỹ chặn nỗ lực trục xuất ngay người Campuchia (VOA).
– Diễn đàn Davos 2018: Mỹ nói quyết không làm ngơ trước thương mại
bất công (MTG). – Bất chấp la ó, ông Trump khẳng định mình mạnh mẽ tại Davos (Infonet).
Quan hệ Mỹ – Nga
Bộ
Ngoại giao Mỹ tiếp tục siết chặt dây thòng lọng trừng phạt Nga. Hàng loạt quan
chức Nga, Ukraine và một số công ty nằm trong danh sách chế tài của Mỹ. Sự trừng
phạt lần này nhằm hướng đến các “mục tiêu”, có liên quan đến việc Nga xâm lược bán
đảo Crimea của Ukraine. Đáng chú ý, trong danh sách trừng phạt có Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Andrey Cherezov.
Đáp
lại, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra lời cảnh báo đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Moscow tuyên bố “Nếu nhà chức trách Mỹ muốn cắt đứt quan hệ kinh tế cũng như
các mối quan hệ khác với Nga, đó là quyền của họ, và chúng tôi có quyền đáp trả“.
Ngoài ra, phía Nga cũng cho rằng “các biện pháp trừng phạt của Mỹ là vô
nghĩa“, chỉ gây thiệt hại cho Mỹ.
Mời
đọc thêm: Một loạt quan chức, doanh nghiệp Nga lọt vào “tầm ngắm” của Mỹ (Infonet).
– Mỹ mở rộng trừng phạt Nga – Liều thuốc không còn tác dụng (VOV).
– Tình báo Hòa Lan bắt quả tang hacker Nga tấn công Mỹ (NV).
Tình hình Triều Tiên
Báo
Đất Việt có bài: Nga-Trung chở than Triều Tiên sang Hàn, Nhật? Trong
một bài điều tra của Reuters cho biết, Hàn Quốc và Nhật Bản đang nhập than của
Triều Tiên do tàu của Nga và Trung Quốc trung chuyển. Cả Nhật và Hàn đều chưa
đưa ra lời bình luận chính thức nào về thông tin này.
Reuters
dẫn các nguồn tin an ninh của Mỹ và châu Âu cho hay, Triều Tiên đã xuất khoảng
60.000 tấn than đến Nga để chuyển đi Nhật và Hàn Quốc. Nếu sự việc này được chứng
minh, cả Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí cả Trung Quốc, đều đang vi phạm
các lệnh trừng phạt Bắc Hàn của LHQ. Trung Quốc và Nga đã đưa ra phản bác trước
các thông tin mà Reuters công bố.
TTXVN
đưa tin: Báo Triều Tiên lên án liên minh quân sự giữa Hàn Quốc và Mỹ.
Hôm nay, báo Rodong Sinmun của Triều Tiên có bài viết, cho rằng:
“Các nỗ lực quân sự chung giữa Hàn Quốc và Mỹ là nhằm lật đổ chế độ Bình Nhưỡng,
cũng như dẫn tới việc chấm dứt cuộc đối thoại hiện nay giữa hai miền Triều Tiên“.
Hãng tin KCNA của Bắc Hàn mới đây cũng có bài viết lên án mạnh mẽ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào nước này.
Mời
đọc thêm: Nhật Bản và Pháp hợp tác ngăn chặn Triều Tiên né lệnh trừng phạt (VOV).
– Henry Kissinger: chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn là hiểm
họa hòa bình thế giới (SBTN). – Đặc sứ TQ chưa đến Triều Tiên vì những lý do ‘phức tạp’ (VOA).
– Căng thẳng Triều Tiên đẩy Mỹ – Trung khai chiến? (DV).
Bá quyền Trung Quốc
Tranh
chấp giữa Trung Quốc và Ấn độ ở khu vực biên giới Doklam vẫn đang căng thẳng.
Trang Soha có bài: Trung Quốc xây đồn bốt cách hào Ấn Độ chưa đầy 10m: Doklam sắp
xung đột lớn? Theo bài viết, PLA đang tiến hành xây dựng các đồn bốt,
sân bay cho trực thăng, hào lũy… chỉ cách bờ hào của Ấn Độ chưa đến 10m. Hành động
này của quân đội Trung Quốc như một sự khiêu khích đối với Ấn Độ.
Bắc
Kinh và New Delhi đã đưa ra lệnh ngừng bắn hồi tháng 8/2017. Tuy nhiên,
Trung Quốc vẫn không ngừng xâm lấn và xây dựng các mục tiêu quân sự ở khu vực
này. Bắc Kinh còn lên tiếng khẳng định Doklam là của Trung Quốc. Ông Lục Khảng,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra lời đe dọa Ấn Độ rằng, “Ấn
Độ không được phép vượt qua biên giới như lần trước và New Delhi phải ‘nhớ lấy
bài học ấy‘”.
Mời
đọc thêm: Trung Quốc có đang thay thế vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ? — Giáo sư Canada bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc (VOA).
– Sự bấp bênh trong quan hệ Mỹ-Trung (BNews).
***
Các tin thế giới khác: Phe đối lập Syria tuyên bố không tham dự hội nghị hòa bình tại
Sochi (VOV). – Argentina đau đầu với thâm hụt ngân sách, lạm phát và nợ nần (BNews).
– Không bằng chứng, NATO vẫn tố Nga can thiệp Catalonia (ĐV).
– Nga nghiên cứu triệt hạ hệ thống hạ tầng của Anh Quốc (NV).
No comments:
Post a Comment