Tin
trong nước
Tin Biển Đông
Báo
Giáo Dục Việt Nam bình luận: Trung Quốc đang thách thức Mỹ và đồng minh ở tây Thái Bình
Dương. Lập trường của nước Mỹ trước mưu đồ bá quyền của “đồng chí cướp
biển” ở Biển Đông là: “Washington đã lên án hành động quân sự hóa và
thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông của Bắc Kinh, coi đây là mối
đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích an ninh của Hoa Kỳ”.
Về
vai trò của Biển Đông đối với hành trình tiến ra Thái Bình Dương của Bắc Kinh,
bài viết nhận định: “Bắc Kinh còn luôn xác định mục tiêu chiến lược
trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm độc chiếm và
chi phối toàn bộ Thái Bình Dương rồi tiến về Ấn Độ Dương”.
Các
máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc đang đợi cất cánh trên hàng không mẫu hạm
Liêu Ninh trong một cuộc tập trận ở vịnh Bột Hải. Ảnh: Reuters/GDVN
Báo
Tiền Phong đưa tin: Pháp quan tâm tự do, an ninh hàng hải ở biển Đông.
Bài viết dẫn lời Quốc vụ khanh Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean-Baptiste
Lemoyne khẳng định trong cuộc gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh ngày 24/1, rằng: “Pháp quan tâm thực thi nguyên tắc tự do, an
toàn, an ninh hàng hải trong khu vực với tư cách là một tác nhân quan trọng tại
Thái Bình Dương – Châu Đại dương”.
GS
Carl Thayer trả lời phỏng vấn báo Kinh Tế Đô Thị: “Việt Nam và Mỹ có thể bàn bạc mua máy bay tuần tra và radar
ven biển”. Về chủ đề Biển Đông trong cuộc gặp giữa 2 Bộ trưởng Quốc phòng,
GS Thayer bình luận: “Bộ trưởng Quốc phòng Mattis sẽ trao đổi với Đại
tướng Ngô Xuân Lịch về việc hai nước có thể hợp tác để tạo ra một “kiến trúc an
ninh nối mạng” duy trì ổn định khu vực và đảm bảo quyền tự do đi đến Biển Đông”.
Mời
đọc lại: TQ ồn ào phản đối Mỹ tuần tra Biển Đông để biện minh cho sự
hiện diện của mình (VOA). – Nếu Mỹ không coi trọng Biển Đông, vị thế ở Thái Bình Dương sẽ
vào tay Trung Quốc (GDVN).
Nhân quyền ở Việt Nam
Trang
Thanh Niên Công Giáo đưa tin: Phiên tòa đã bị hoãn vào phút chót. Linh mục
Nguyễn Đình Thục chia sẻ: “sáng 25 tháng 1, 2018 phiên toà xét xử công
khai anh Nam Phong và Hoàng Bình đã bị hoãn vì lý do luật sư vắng mặt”.
Tác
giả cho biết thêm: “trong khi thời tiết giá lạnh, gia đình, anh em bè bạn
đã phải dậy từ sáng sớm với quãng đường gần 70km. Gia đình 2 anh trong mong được
gặp các anh trước lúc ra toà, Vì trong thời gia bị bắt công an cộng sản Việt
Nam vẫn chưa cho gia đình gặp”.
LS Hà Huy Sơn chia sẻ lý do phiên tòa xử anh
Hoàng Đức Bình bị hoãn: LS Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho “Hoàng Đức
Bình và Nguyễn Nam Phong trước đó có đơn báo vắng mặt do bận phiên toà khác”.
LS
Sơn nhận định: “Việc hoãn phiên toà đã được chuẩn bị từ trước. Bằng chứng
là tại địa điểm xét xử của phiên toà là trụ sở Toà án tỉnh Nghệ An (Tp. Vinh)
nhưng Ls lại nhận đc quyết định hoãn ngày 25/1/2018 tại Vinh có con dấu của Toà
án Diễn Châu”.
Quyết
định hoãn phiên tòa xử vụ án Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong. Ảnh: FB Hà Huy
Sơn
Facebooker
Nguyễn Văn Sơn Trung chia sẻ một video clip về anh Hoàng Đức Bình:
Trang
Thanh Niên Công Giáo bình luận: Chỉ vì Formosa mà nhà cầm quyền làm tất cả. Theo bài
viết, anh Hoàng Đức Bình lọt vào tầm ngắm của chính quyền, an ninh tỉnh Nghệ An
vì anh đã giúp đưa tin, hỗ trợ người dân trong những cuộc biểu tình phản đối
Formosa: “những kẻ quyết tâm bảo vệ thủ phạm gây nên thảm họa biển đã
đang tâm triệt hạ Hoàng Đức Bình với hy vọng dập tắt những thông tin và các cuộc
tuần hành ôn hòa liên tục diễn ra tại Nghệ An”.
“Nghiệp
vụ” của an ninh Việt Nam nhằm bảo vệ Formosa trước những luồng dư luận bất lợi: “sáng
ngày 15/5/2017, công an cộng sản Nghệ An đã tổ chức bắt cóc Hoàng Đức Bình khi
anh đang cùng Linh mục JB. Nguyễn Đình Thục và một số giáo dân đang trên đường
đi. Một thủ đoạn đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng của nhà cầm quyền”.
TAND TP HCM tiếp tay lực lượng cưỡng chế
đất trái phép
Nhà
báo Lê Nguyễn Hương Trà viết: Oppa Hàn vs soái ca Trường Chinh! Tác giả cho
biết: “nhà đầu tư Hàn Quốc Daewoo Star Bridge Limited Liability (DWS)
cũng đang gây ồn ào khi 3 lần gửi đơn kêu cứu khẩn cấp lên Thủ tướng Phúc;
trong vụ kiện kéo dài gần 2 năm nay với soái ca BĐS nổi tiếng Đinh Trường
Chinh”.
Nhà
báo Trà đặt câu hỏi, mà khó có câu trả lời: “nhà đầu tư DWS kêu cứu, VP
Thủ tướng đã có công văn chỉ đạo, có anh Lê Mạnh Hà ký; UBNDTP cũng ủng hộ, CA
điều tra, xác minh; nhưng chả hiểu sao Sở KH&ĐT và TAND Tp.HCM lại chống!?”
Video
clip của nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà “ghi lại cảnh anh Chinh dẫn
đầu đoàn cưỡng chế hơn 50 nhân viên công quyền và một số đối tượng không biết…đơn
vị nào, kéo đến khu dự án The Mark hôm 5/1/2018”
Ngày thứ 2 tòa xử vụ án tham nhũng ở
PVP Land
Trang
VietNamNet bàn về mối quan hệ đẩy em trai ông Đinh La Thăng dính án.
Đó là mối quan hệ giữa bị cáo Đinh Mạnh Thắng và bị cáo Thái Kiều Hương. “Vì
biết Thắng quen biết Thanh nên Hương tìm đến nhà gặp Thắng để nhờ đưa đến gặp
Thanh. Việc bị cáo Hương nhờ gặp Thanh để làm gì, Thắng để Hương đến gặp Thanh
trình bày trực tiếp”.
Trong
phiên xử sáng nay, Trịnh Xuân Thanh đề nghị thực nghiệm đưa 14 tỉ đồng vào vali,
theo báo Tuổi Trẻ. Về chuyện VKS cáo buộc Trịnh Xuân Thanh nhận 14 tỉ đồng
trong một chiếc vali, ông Thanh và các luật sư cho rằng “lời khai có
nhiều mâu thuẫn nên đề nghị hội đồng xét xử cho thực nghiệm lại việc đưa 90.000
tờ tiền với nhiều mệnh giá (500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng,
20.000 đồng) vào 1 chiếc vali xem có thể thực hiện được không”.
Báo
Zing có đồ họa: Vali chứa 14 tỷ đồng đến tay Trịnh Xuân Thanh thế nào?
Đến
phiên xử chiều nay, em trai ông Đinh La Thăng bị đề nghị 11-12 năm tù, Trịnh
Xuân Thanh chung thân, theo báo Dân Trí. Mở đầu phần tranh luận, đại diện
VKSND đọc bản luận tội, trong đó có đoạn nhận định rằng: “hành vi phạm
tội của các bị cáo nêu trên là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội”. Theo đó, bị
cáo Trịnh Xuân Thanh, bị đề nghị án chung thân thứ 2, bị cáo Đinh Mạnh Thắng bị
đề nghị mức án 11-12 năm tù.
Mời
đọc thêm: Đề nghị án chung thân thứ 2 đối với Trịnh Xuân Thanh (NLĐ).
– Trịnh Xuân Thanh lại bị đề nghị mức án Chung thân về tội
Tham ô tài sản (Infonet). – Vụ án “tham ô tài sản” tại PVP Land: 3 bị cáo đối diện án
chung thân (HNM). – Trịnh Xuân Thanh đòi ‘thẩm vấn’ VKS và các bị cáo khác (CATP).
– Xử em trai ông Đinh La Thăng: Trịnh Xuân Thanh ‘đề nghị táo
bạo’ (VNN). – Trịnh Xuân Thanh đề nghị thực nghiệm bỏ 14 tỉ vào vali (PLTP).
– Truy hỏi về số tiền 14 tỉ Trịnh Xuân Thanh tham ô (TN).
– Truy vấn 14 tỉ đồng chuyển cho Trịnh Xuân Thanh chứa trong
thùng gì? (NLĐ). – Trịnh Xuân Thanh đe “không ký bán cổ phần sẽ cách chức” (VietTimes).
– Vụ PVPLand: LS yêu cầu chủ tọa tôn trọng, không cắt lời (PLTP).
– Quan điểm và thái độ của Bộ Ngoại giao Đức về phiên tòa xét
xử Trịnh Xuân Thanh (TD).
Chuyện cảng “chiến lược” Quy Nhơn vào
tay tư nhân
Sau
sự kiện Bí thư Bình Định kiến nghị Thủ tướng “đòi” lại cảng Quy Nhơn
cho Nhà nước, hôm nay, Chủ tịch cảng Quy Nhơn ra văn bản “trấn an” cán bộ, nhân
viên, theo báo Người Lao Động. Tác giả dẫn nguồn tin cho biết: “ông
Lê Hồng Thái, Chủ tịch HĐQT QNP, vừa gửi thông báo đến Ban Điều hành và toàn thể
cán bộ, công nhân viên về việc tập trung làm việc trước dư luận bàn tán về QNP”.
Bài
viết nhắc lại lời nhận định của Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng, rằng: “Một
cảng có vị thế như vậy nhưng vừa rồi tiến hành cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, thật
ra là bán để thành cảng tư nhân, cán bộ và nhân dân Bình Định rất buồn”.
Báo
Người Lao Động đặt câu hỏi: Ông chủ mua cảng Quy Nhơn giá bèo là ai? Đó
là “Công ty TNHH Hợp Thành … do ông Lê Hồng Thái… thành lập vào năm
2002”. Theo điều tra của PV NLĐ, Công ty Hợp Thành đã được “ưu ái”
trong “thương vụ bán cảng Quy Nhơn với giá thấp gấp nhiều lần so với
tài sản của cảng này”. Trước đó, ông Trịnh Xuân Thanh đã “ký tờ
trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Ủy viên HĐQT của PVC”.
Bài
báo cho biết thêm: “Trước khi được xác định là ‘nhà đầu tư chiến lược’
để chỉ định mua CP tại QNP, Công ty Hợp Thành chưa một ngày kinh doanh trên
lĩnh vực cảng biển. Chỉ sau khi có chủ trương cổ phần hóa QNP, vào tháng
5-2013, Công ty Hợp Thành mới đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh này”.
Mời
đọc thêm: Lấy lại cảng Quy Nhơn: Nhà nước có thể không mất tiền? (ĐV).
Vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê
Trang
Biz Live đưa tin: Phiên xử sáng 25/1: Có nhiều lời khai mang tình tiết tăng nặng
cho bị cáo. Trong phần tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Việt Hà nhận định về
lời khai của các bị cáo khác, rằng: “Các lời khai này các bị cáo khai
trong điều kiện tạm giam rất tàn nhẫn, hà khắc, đối diện với cơ quan CSĐT chỉ với
mục đích tấn công tội phạm. Qua quá trình thẩm vấn công khai ở đây đã đặt dấu hỏi
về tính xác thực của các lời khai đó”.
Trong
phiên xử sáng nay, các luật sư cho rằng: “các bị cáo chỉ biết đưa gì ký nấy”. Lúc bào chữa
cho bị cáo Đỗ Phương Nam và bị cáo Đỗ Minh Thủy, các luật sư lý giải: “các
bị cáo không chối bỏ hành vi, nhưng các bị cáo chỉ biết đưa gì ký nấy. Thời
gian các bị cáo bị tạm giam, luật sư cho rằng đã đủ để răn đe đối với các bị
cáo. Các bị cáo đều là nhân viên làm công ăn lương, gia đình có công với cách mạng”.
Đến
phiên xử chiều nay, các luật sư lưu ý tình tiết: “ký hợp đồng vay vốn mà không gặp trực tiếp người ký”,
theo trang Việt Nam Mới. Khi bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thế Linh và bị cáo Nguyễn
Ngọc Tuấn, luật sư nêu tình tiết giảm nhẹ: “ký hợp đồng vay vốn trong
khi không gặp trực tiếp người ký hợp đồng, các bị cáo nông cạn và phải trả giá
bằng việc có mặt tại tòa hôm nay. Tại cơ quan điều tra, các bị cáo đã hợp tác để
làm rõ vụ án”.
Báo
Tuổi Trẻ đưa tin: Hiệp hội ‘kêu cứu’ cho 3 ngân hàng bị đề nghị trả 6.100 tỉ.
Theo đó, “Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản gửi lãnh đạo một số
cơ quan Chính Phủ và Hội đồng xét xử vụ đại án Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch
HĐQT ngân hàng Xây Dựng-VNCB) về một số nội dung liên quan đến vụ án này”.
Trước
đó, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tiến hành thu hồi hơn 6.100 tỉ đồng từ 3 ngân
hàng gồm BIDV,TPBank và Sacombank. Hiệp hội Ngân hàng cho rằng chuyện đại diện
VKS “kiến nghị 3 ngân hàng phải trả lại 6.100 tỉ đồng cho VNCB là gây
khó khăn, cản trở hạt động của ngân hàng”, bởi vì “các ngân hàng
cho vay không có trách nhiệm phải tìm hiểu và xác minh nguồn gốc số tiền trên
tài khoản thanh toán của bên vay trước khi thu nợ”.
Văn
bản do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính Phủ về chuyện thu hồi
hơn 6.100 tỉ đồng từ 3 ngân hàng gồm BIDV,TPBank và Sacombank. Ảnh: GT
Mời
đọc thêm: Ba ngân hàng kêu cứu vì bị đề nghị thu hồi hơn 6.100 tỷ (VNE).
– Ba ngân hàng hoảng hốt vì đề nghị thu hơn 6.000 tỷ của VKS.
– Vét sạch 22.000 tỷ, Hứa Thị Phấn mới tìm cách “chuồn” khỏi Đại
Tín (GT). – Khoản phải thu tăng vọt, mối quan hệ bất thường của TPBank với
Quỹ Lộc Việt? (DV).
Giáo dục Việt Nam: giảm tải hay tăng tải?
Cô
giáo Phan Tuyết viết: Thưa Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, học sinh đang quá tải vì lịch
học kín cả tuần. Về chuyện ông Thuyết cho rằng “học sinh học 2
buổi/ngày là cách thức để giảm tải chương trình”, cô Tuyết phản biện: “Nói
như Giáo sư học cả ngày là giảm tải chương trình thì thật sự Giáo sư chưa hiểu
hết việc phân thời khóa biểu và giảng dạy ở dưới cơ sở”.
Về
lịch học trong tuần ở bậc tiểu học, cô Tuyết đề xuất: “Nếu học sinh chỉ
phải học 8 buổi/tuần, các em cũng bớt đi áp lực, giáo viên cũng sẽ dành một buổi
thao giảng dự giờ, buổi còn lại để họp tổ chuyên môn, họp hội đồng nhà trường”.
Mời
đọc thêm: Chương trình Ngữ văn mới sẽ khó và nặng kiến thức hơn rất
nhiều. – Chủ biên khẳng định, dạy tích hợp nhà trường gặp khó khi sắp
xếp thời khóa biểu(GDVN). – Công an kết luận thầy giáo làm lộ đề thi ở Khánh Hòa (Zing).
Tài xế vs BOT
Lãnh
đạo công an công khai lập trường sẵn sàng trấn áp dân để bảo vệ BOT: Bộ Công an chỉ đạo xử lý ngay người cố tình vi phạm ở trạm
BOT, theo Zing. Bài viết dẫn lời Bộ trưởng Công an Tô Lâm lệnh
cho “lãnh đạo công an các tỉnh phải xử lý ngay những người cản trở, phá
hoại trang thiết bị ở các trạm BOT, không để xảy ra điểm nóng”.
“Nhiệm
vụ” của công an địa phương là: “kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền
địa phương chủ động cả hệ thống chính trị, người dân tham gia công tác bảo đảm
an ninh trật tự; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước”, bất chấp sự thực là Đảng và Nhà
nước đang ban hành “chính sách” tiếp sức cho BOT “hút máu” dân, “tận thu” từ
các tài xế, nhà xe.
Báo
Giao Thông viết: CSGT được quyền phạt xe dừng quá 5 phút tại trạm BOT.
Sáng nay, ông Phạm Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục QLĐB IV.6 cho biết: “trạm
thu giá BOT Sóc Trăng… đã thực hiện cắm biển ‘Cấm dừng xe quá 5 phút’ tại trạm
vào ngày hôm qua”. Ông Thanh nói thêm về “nghĩa vụ” bảo vệ BOT của lực lượng
công an: “Sau khi cắm biển cấm dừng nói trên, nếu những trường hợp nào
vi phạm thì lực lượng CSGT hoặc TTGT đều được quyền lập biên bản xử phạt”.
Tác
giả nhận định: “kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có công điện hỏa tốc về
việc bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo
hình thức Hợp đồng BOT, tình hình gây rối tại các trạm thu giá BOT đã lắng xuống”.
Báo
Dân Trí đưa tin: Các “điểm nóng” BOT đã cắm biển cấm dừng xe quá 5 phút.
Hôm nay, trạm BOT Sóc Trăng “đã lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm
dừng, cấm đỗ xe tại trạm thu phí quá 5 phút”. Trạm BOT T2 đã cắm biển cấm dừng
xe quá 5 phút. “Riêng trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp chưa cắm xong biển
cấm nhưng công tác chuẩn bị có vẻ đã sẵn sàng”.
Bài
viết lưu ý sự xuất hiện của các “lệnh cấm” lạ được… “dán trên các thùng
tụ điện” ở khu vực trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp, với nội dung cấm “người
dân không phận sự vào khu vực này”. Nhà đầu tư đưa ra lý do: “để… đảm
bảo an toàn cho người dân. Nhà đầu tư cảnh báo: nếu người dân vào khu vực này,
xảy ra tai nạn sẽ tự chịu trách nhiệm”. Các quan chức ngành giao thông và
nhà đầu tư BOT đã phải cảnh giác người dân đến độ dán lệnh cấm trên thùng tụ điện.
“Thiện
cảm” của người dân đối với BOT: Trạm BOT giảm giá, ô tô vẫn nối đuôi nhau… “né” trạm,
theo báo Dân Trí. Theo bài viết, “có hơn 10.000 phương tiện nằm trong
phạm vi bán kính 10 km quanh trạm thu phí BOT Quảng Trị thuộc TP Đông Hà, huyện
Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và 3 xã của huyện Hải Lăng được giảm giá vé”.
Tuy
nhiên, “vẫn có hàng loạt xe ô tô nối đuôi nhau vào tuyến đường làng của
xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)”. Đây là tuyến đường né
trạm BOT Quảng Trị. “Đoạn đường này có chiều dài khoảng 3km nhưng luôn
có hiện tượng “quá tải”, mặt đường nhanh chóng bị xuống cấp”.
Nhà
báo Bạch Hoàn viết: Đây là Nguyễn Văn Huyện. Ông Huyện là đương kim tổng cục trưởng
Tổng cục đường bộ Việt Nam. Tác giả đặt câu hỏi: “liệu có phải
giải pháp hành động xử lý vấn đề nóng bỏng của ngành giao thông mà ông Huyện đã
thi đạt điểm cao nhất và Bộ Giao thông vận tải đưa vào áp dụng, là việc cấm dừng
xe qua 5 phút tại trạm thu phí BOT áp dụng từ hôm nay hay không?”
Mời
đọc thêm: Lời kêu gọi toàn quốc kháng BOT (FB Đinh Nhật
Uy). – Các trạm BOT an toàn, trật tự trong ngày đầu cấm dừng ô tô
quá 5 phút (VTV). – BOT Sóc Trăng bình yên ngày đầu cắm biển cấm dừng quá 5 phút (TP).
– Các trạm BOT thông thoáng ngày đầu phạt dừng ôtô quá 5 phút (VNE).
– Bộ trưởng Tô Lâm: Không để ùn tắc tại trạm BOT dịp Tết
Nguyên đán (TP).
Tướng về hưu xây “khu văn hóa tâm linh”
Trang
VietNamNet đưa tin về “chốn lưu ẩn” bất ngờ của Trung tướng Hữu Ước. Theo
bài viết, “khởi công xây dựng từ năm 2014, đến nay, Trung tướng Hữu Ước
cho biết, ông đã hoàn thành tâm niệm xây dựng Khu văn hóa tâm linh tại Sóc Sơn,
Hà Nội. Đây cũng là di nguyện của bà Nguyễn Thị Lý – người vợ quá cố của ông”.
Nhân
sự kiện một ông tướng về hưu tích lũy đủ tiền để xây một “khu văn hóa”, thực chất
là biệt phủ, Facebooker Trương Quang Thi bình luận bằng bài
thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang./ Biệt phủ nguy nga đã sẵn sàng./
Ta về gạt bỏ bao toan tính. / Làm kẻ thanh cao giảng đạo trời”.
Quy trình “tốt khoe, xấu che”
Tối
24/1/2018, VTC đưa tin: Người phụ nữ nghẹn ngào gửi tâm thư xin ông Đoàn Ngọc Hải đừng
từ chức. Trong bài có đoạn về bà Nguyễn Thị Trang, 60 tuổi: “Tôi
là Người Mẹ Việt Nam anh hùng, có 3 người con đã hi sinh trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước nên hơn bao giờ hết tôi hiểu được tính hi sinh, chính trực của ông
Đoàn Ngọc Hải”. Nếu bà Trang nói thật, thì năm bà 17 tuổi, bà có… 3 đứa con
hy sinh vì tham gia kháng chiến chống Mỹ!?
Hôm
nay, VTC sửa lại nội dung đoạn văn trên, thành “bà Cang viết: ‘Mẹ tôi
là Người Mẹ Việt Nam anh hùng, có 3 người con đã hi sinh trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước nên hơn bao giờ hết tôi cũng hiểu được tính hi sinh, chính trực của
ông Đoàn Ngọc Hải’.”
Tuy
nhiên, một số Facebooker, như Facebooker Bùi Văn Thuận, Facebooker
Nguyễn Chí Tuyến, đã kịp lưu lại ảnh chụp màn hình cho thấy nội dung bài báo trước khi được sửa lại.
Bài
viết trên VTC về Người Mẹ Việt Nam Anh Hùng, từ năm 17 tuổi đã có… 3 người con
hy sinh vì chiến đấu chống Mỹ, trước khi được sửa lại. Ảnh: FB Bùi Văn Thuận
***
Thêm một số tin trong nước: Giai đoạn phát-xít hóa cuối cùng của chế độ Cộng sản Việt
Nam (TD). – Chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước (TCLK).
– Hào quang quan chức và nước mắt…trẻ con! (GDVN).
– Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ: Việt – Ấn có lợi ích song trùng (DT).
– Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm DPAA và chùa Trấn Quốc ở Hà Nội.
– Nhà không phải lúc nào cũng là nơi an toàn với phụ nữ (VOV).
– Vì sao việc thu phí ô tô vào sân bay bị kết luận có sai phạm? (NLĐ).
– Dân dẫm hỏng vỉa hè phục vụ APEC: Đừng đổ thừa! (ĐV).
– Đất đã bán cho dân nhưng chủ đầu tư đến… xây nhà (TT).
Tin
quốc tế
Chính trường Mỹ
Báo
Người Việt đưa tin: Điều tra viên đặc biệt Mueller muốn thẩm vấn TT Trump.
Theo bài viết, điều tra viên đặc biệt Robert Muller muốn thẩm vấn ông Trump về
quyết định sa thải ông James Comey, giám đốc FBI, và ông Michael
Flynn, cố vấn an ninh quốc gia.
Tuần
trước, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions cũng bị thẩm vấn bởi các thành viên
đội của Muller. Những dấu hiệu trên cho thấy, ông Muller đang đẩy mạnh các cuộc
điều tra về nghi án, TT Trump thông đồng Nga trong cuộc bầu cử 2016.
Ông
Flynn đã nhận tội nói dối với FBI, về việc ông ta kiên lạc với người Nga.
Còn James Comey đã bị Trump sa thải khi đang điều tra về Flynn. Sau khi mất
chức, ông Comey khai với Quốc hội là, TT Trump từng yêu cầu ông “ngừng
điều tra ông Flynn“.
Vụ
điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ tiếp tục có những diễn biến mới. VOA
đưa tin: Giám đốc CIA bị thẩm vấn trong cuộc điều tra Nga phá bầu cử Mỹ.
Ngày 24/1 đội điều tra của ông Muller ra thông báo, họ đã thẩm vấn Giám đốc
CIA, Mike Pompeo.
Các
điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, hiện đang tập trung vào “lý
do” ông Trump sa thải giám đốc FBI Comey, khi ông đang điều tra nghi án liên
quan đến Trump. Về phần mình, ông Pompeo sẽ trả lời đội điều tra của Công tố
viên đặc biệt Robert Muller trong vai trò là nhân chứng. TT Trump nói “hoàn
toàn không bận tâm” và gọi cuộc điều tra ông Muller đang tiến hành là “khủng
bố chính trị“.
Mời
đọc thêm: Tương lai vẫn bất định đối với Dreamers – Biểu tình chống Trump đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thụy Sĩ (VOA).
Căng thẳng Trung Đông
Báo
Pháp Luật Thành Phố có bài: Mỹ trong thế lưỡng nan về người Kurd. Theo bài viết, việc
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào người Kurd ở Syria, đang đặt ra sự lựa chọn khó khăn
cho Mỹ. Washington sẽ phải lựa chọn, hoặc là đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc là các
tay súng người Kurd (YPG), đã đứng cùng Mỹ chiến đấu chống IS ở Syria.
Nội
bộ nước Mỹ về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cũng chưa thống nhất. Ngày 23/1
Nhà Trắng ra thông báo kêu gọi Ankara “kiềm chế”, phủ nhận việc Mỹ thành lập Lực
lượng An ninh Biên giới. Nhưng ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis
đã lên án Thổ Nhĩ Kỳ về các cuộc tấn công vào người Kurd.
Chiến
dịch “Nhành ôliu” của Thổ Nhĩ Kỹ đang khiến Mỹ ở thế khó lựa chọn. Đặc biệt là
thái độ của Ankara lại quá cương quyết, cứng rắn, không nể nang ai, trong vấn đề
tấn công và đẩy lùi người Kurd.
Trong
khi đó, vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 22/1 tại Đông Ghouta, Syria
cũng đã khiến Nga, Mỹ lao vào cuộc đấu khẩu. Vụ tấn công bằng khí
chlorine này làm chết ít nhất 20 người, chủ yếu là trẻ em. Ngoại trưởng Mỹ Rex
Tillerson cho rằng, chính chế độ Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học,
còn Nga đang bao che cho đồng minh Syria.
Ngược
lại, Syria và Nga đã đứng chung chiến tuyến, lên tiếng tố cáo các thông tin về
tấn công hóa học, mà Mỹ đưa ra công luận là: “các bản tin được dàn dựng,
không được chứng thực“. Trước đây, TT Syria Bashar al-Assad đã từng
nhiều lần bị tố sử dụng vũ khí hóa học để chống lại dân của mình.
Mời
đọc thêm: Mở rộng chiến dịch ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sa lầy vào cuộc chiến mới (VOV).
– Syria : Mỹ bác đề nghị của Nga về cơ chế điều tra vũ khí hóa học
mới (RFI).
Tình hình bán đảo Triều Tiên
VOA
đưa tin: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ca ngợi Việt Nam về Bắc Hàn. Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis, ngày 24/1 phát biểu: “Tôi trân trọng và phải
cám ơn họ (Việt Nam) vì sự hậu thuẫn đối với vấn đề Bắc Hàn. Họ đã ủng hộ các
biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và đôi khi họ chịu thiệt hại“.
Bài
viết cho biết, những năm gần đây quan hệ “đồng chí” của Việt Nam và Bắc Hàn đã
nhạt dần đi, nhất là sau khi một nghi can người Việt liên quan đến vụ ám sát
người anh của Kim Jong-un. Năm ngoái, Hà Nội đã trục xuất nhiều công dân Triều
Tiên theo “danh sách đen” của LHQ. Một báo cáo gửi HĐBA LHQ của Việt Nam năm
2017 cho thấy, Hà Nội đang thực thi các lệnh trừng phạt của LHQ với Bắc Hàn.
Bá quyền Trung Quốc
Báo
Đất Việt đưa tin: Nhật-Ấn thêm hợp tác kiềm chế Bắc Kinh. Theo đó, Nhật Bản
và Ấn Độ đang tăng cường hợp tác trong 3 lĩnh vực chủ chốt gồm: quốc
phòng, robot và trí tuệ nhân tạo nhằm hướng tới nỗ lực kiềm chế Trung Quốc.
Trước
việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng nhanh chóng tại Nam Á và vùng Ấn Độ
Dương, Nhật Bản đã phải tìm hướng đi chiến lược để giành lại vị thể trên khu vực
này. Đặc biệt, từ khi tham vọng của Trung Quốc qua dự án “Vành đai-Con đường”
được triển khai, Nhật Bản cũng nhanh chóng chuyển sự quan tâm đến Ấn Độ. Tất cả
nhằm mục đích ,kiềm chế sự tham lam của Trung Quốc.
Mời
đọc thêm: Con ngựa thành Troie của Bắc Kinh tại nhà ga Hồng Kông (RFI).
– EU yêu cầu Trung Quốc thả nhà xuất bản sách bất đồng chính kiến (RFA).
***
Các tin thế giới khác: Kịch tính bầu cử tổng thống Séc (VOV). – Tòa án Brazil tiến hành xét xử phúc thẩm cựu Tổng thống Lula da
Silva (TTXVN). – Canada tuyên bố sẽ ký kết Hiệp Định TPP mới gồm 11 nước – Olympic Pyeongchang : Nhiều vận động viên tên tuổi Nga bị loại
vì doping (RFI). – Đánh bom xe kép ở Benghazi, Libya, 35 người chết (VOA).
– Thái Lan buộc tội 9 lãnh đạo biểu tình – Thái Lan bác bỏ cáo buộc của HRW về cưỡng bức lao động và buôn
người – Hàng chục ngàn người Philippine sơ tán vì núi lửa – Indonesia bỏ tù một nhà hoạt động theo luật Chống Cộng (RFA).
No comments:
Post a Comment