Tin Thế Giới
1.
Tillerson: Mỹ liên lạc trực tiếp với Triều Tiên, điều tra khả năng đàm phán
1.
Tillerson: Mỹ liên lạc trực tiếp với Triều Tiên, điều tra khả năng đàm phán
Mỹ đã mở ra một
kênh liên lạc trực tiếp với Triều Tiên và đang điều tra xem liệu chế độ của Kim
Jong Un có quan tâm đến việc theo đuổi các cuộc đàm phán để từ bỏ vũ khí hạt
nhân của mình hay không, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm thứ Bảy,
người đang ở Bắc Kinh tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc trong chiến dịch gây
"áp lực tối đa" nhắm vào Triều Tiên.
"Chúng tôi đang điều tra thế nên cứ tiếp tục theo dõi," ông Tillerson nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với các quan chức Trung Quốc. "Chúng tôi hỏi. Chúng tôi có vài kênh liên lạc mở ra với Bình Nhưỡng. Chúng tôi không mù tịt thông tin. Chúng tôi có ba kênh liên lạc mở ra với Bình Nhưỡng."
Trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên, ông Tillerson đã hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và các cuộc thảo luận cũng bao gồm thương mại và công tác chuẩn bị cho chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Trung Quốc vào tháng 11.
Trước đó trong ngày thứ Bảy, ông Tillerson đã gặp gỡ Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại, Dương Khiết Trì, và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Mỹ đang hội ý chặt chẽ với các quan chức Trung Quốc về cam kết của Bắc Kinh trong việc hạn chế nhập khẩu than đá, sắt, quặng sắt, chì và quặng chì, và hải sản của Triều Tiên.
Nếu được thi hành đầy đủ, lệnh cấm các mặt hàng này có thể làm giảm đáng kể doanh thu của Triều Tiên trong năm nay. Triều Tiên đã thu về 1,5 tỉ đôla từ việc xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc trong năm 2016, theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Triều Tiên. Washington nói sự tham gia của Trung Quốc là chìa khóa để cắt đứt khả năng kiếm nguồn ngoại tệ mạnh của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên Giám đốc Chương trình Châu Á của tổ chức Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nói rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên là hạn chế.
"Miền Bắc rất miễn cưỡng nhận chỉ thị từ Trung Quốc, họ sẽ lợi dụng bất cứ điều gì họ có thể nhận được từ Trung Quốc, nhưng sẽ không tìm kiếm chỉ dẫn chính trị từ Trung Quốc. Vì vậy đây là một vấn đề mà chúng ta [Mỹ] và Hàn Quốc sẽ phải đối phó trực tiếp với Triều Tiên khi chúng ta tiến về phía trước," ông Paal nói với VOA. - VOA
|
|
2.
Moscow phủ nhận cáo buộc của Ukraine nói Nga để lại binh sĩ ở Belarus
"Chúng tôi đang điều tra thế nên cứ tiếp tục theo dõi," ông Tillerson nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với các quan chức Trung Quốc. "Chúng tôi hỏi. Chúng tôi có vài kênh liên lạc mở ra với Bình Nhưỡng. Chúng tôi không mù tịt thông tin. Chúng tôi có ba kênh liên lạc mở ra với Bình Nhưỡng."
Trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên, ông Tillerson đã hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và các cuộc thảo luận cũng bao gồm thương mại và công tác chuẩn bị cho chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Trung Quốc vào tháng 11.
Trước đó trong ngày thứ Bảy, ông Tillerson đã gặp gỡ Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại, Dương Khiết Trì, và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Mỹ đang hội ý chặt chẽ với các quan chức Trung Quốc về cam kết của Bắc Kinh trong việc hạn chế nhập khẩu than đá, sắt, quặng sắt, chì và quặng chì, và hải sản của Triều Tiên.
Nếu được thi hành đầy đủ, lệnh cấm các mặt hàng này có thể làm giảm đáng kể doanh thu của Triều Tiên trong năm nay. Triều Tiên đã thu về 1,5 tỉ đôla từ việc xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc trong năm 2016, theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Triều Tiên. Washington nói sự tham gia của Trung Quốc là chìa khóa để cắt đứt khả năng kiếm nguồn ngoại tệ mạnh của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên Giám đốc Chương trình Châu Á của tổ chức Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nói rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên là hạn chế.
"Miền Bắc rất miễn cưỡng nhận chỉ thị từ Trung Quốc, họ sẽ lợi dụng bất cứ điều gì họ có thể nhận được từ Trung Quốc, nhưng sẽ không tìm kiếm chỉ dẫn chính trị từ Trung Quốc. Vì vậy đây là một vấn đề mà chúng ta [Mỹ] và Hàn Quốc sẽ phải đối phó trực tiếp với Triều Tiên khi chúng ta tiến về phía trước," ông Paal nói với VOA. - VOA
|
|
2.
Moscow phủ nhận cáo buộc của Ukraine nói Nga để lại binh sĩ ở Belarus
Binh sĩ Nga tham
gia tập trận ở nước láng giềng Belarus đã trở về căn cứ của mình, một viên tướng
Nga cho biết hôm thứ Bảy, bác bỏ cáo buộc của lãnh đạo quân đội hàng đầu của
Ukraine nói điều ngược lại.
"Về phần các đơn vị thuộc lực lượng Nga tham gia cuộc tập trận quân sự chiến lược 'Zapad 2017', tất cả họ đều đã trở về vị trí thường trú của mình," hãng thông tấn TASS dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenkov nói. "Zapad" trong tiếng Nga có nghĩa là "phương tây."
Ông Konashenkov cho biết như vậy sau khi Tổng tư lệnh Ukraine Viktor Muzhenko tuyên bố rằng Nga đã để lại binh sĩ sau khi tiến hành cuộc tập trận dù đã hứa sẽ không làm như vậy.
Quan hệ giữa Kiev và Moscow đã tụt dốc nghiêm trọng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và hậu thuẫn thành phần ly khai trong chiến sự ở miền đông Ukraine đã giết chết hơn 10.000 người.
Ông Muzhenko nói với hãng tin Reuters rằng Nga chỉ rút vài đơn vị từ Belarus và đã nói dối về số binh sĩ của họ ở đó.
Ông Konashenkov nói phát biểu của ông Muzhenko về binh sĩ Nga ở Belarus là điều huyễn tưởng. Ông nói những phát biểu đó là "lý do để một sĩ quan điều hành như vậy từ chức ngay lập tức," ám chỉ ông Muzhenko.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Belarus cho biết chuyến tàu cuối cùng chở binh sĩ và trang thiết bị của Nga đã rời Belarus vào ngày thứ Năm 28 tháng 9. - VOA
|
|
3.
Donald Trump nhận lời đến Philippines dự thượng đỉnh ASEAN
"Về phần các đơn vị thuộc lực lượng Nga tham gia cuộc tập trận quân sự chiến lược 'Zapad 2017', tất cả họ đều đã trở về vị trí thường trú của mình," hãng thông tấn TASS dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenkov nói. "Zapad" trong tiếng Nga có nghĩa là "phương tây."
Ông Konashenkov cho biết như vậy sau khi Tổng tư lệnh Ukraine Viktor Muzhenko tuyên bố rằng Nga đã để lại binh sĩ sau khi tiến hành cuộc tập trận dù đã hứa sẽ không làm như vậy.
Quan hệ giữa Kiev và Moscow đã tụt dốc nghiêm trọng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và hậu thuẫn thành phần ly khai trong chiến sự ở miền đông Ukraine đã giết chết hơn 10.000 người.
Ông Muzhenko nói với hãng tin Reuters rằng Nga chỉ rút vài đơn vị từ Belarus và đã nói dối về số binh sĩ của họ ở đó.
Ông Konashenkov nói phát biểu của ông Muzhenko về binh sĩ Nga ở Belarus là điều huyễn tưởng. Ông nói những phát biểu đó là "lý do để một sĩ quan điều hành như vậy từ chức ngay lập tức," ám chỉ ông Muzhenko.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Belarus cho biết chuyến tàu cuối cùng chở binh sĩ và trang thiết bị của Nga đã rời Belarus vào ngày thứ Năm 28 tháng 9. - VOA
|
|
3.
Donald Trump nhận lời đến Philippines dự thượng đỉnh ASEAN
Ngày 29/09/2017,
Nhà Trắng thông báo tổng thống Mỹ công du châu Á lần đầu tiên từ ngày 03 đến
14/11/2017. Ông Donald Trump sẽ tới Việt Nam dự thượng đỉnh APEC, sau đó qua
Philippines dự thượng đỉnh ASEAN và có thể gặp tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte.
Các đây ít tuần, khi thông báo về chuyến công du châu Á sắp tới đây, ông Trump đã úp mở về khả năng đến Manila tham dự thượng đỉnh ASEAN theo lời mời của người đồng nhiệm Philippines Duterte.
Trong một cuộc điện đàm với tổng thống Philippines hồi cuối tháng Tư vừa qua, tổng thống Trump đã ngỏ lời mời ông Duterte thăm Washington. Ngoài ra tổng thống Mỹ đã có những phát biểu khen ngợi cuộc chiến chống ma túy đầy bạo lực và chết chóc của tổng thống Duterte, khiến các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế phẫn nộ. Tuy nhiên sau đó, tổng thống Philippines đã từ chối lời mời thăm Mỹ, vì lý do "không xếp được lịch".
Trong khi đó nhiều dân biểu Mỹ vẫn nhấn mạnh Hoa Kỳ cần phải hiện diện trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và cần phải tiếp tục các nỗ lực của chính quyền Obama trong chiến lược xoay trục sang châu Á. Đa số chính giới Mỹ cho rằng nếu quan hệ với Manila một đồng minh lâu đời cửa Mỹ tại châu Á gặp bế tắc, thì Mỹ sẽ bị thua thiệt rất nhiều trong bối cảnh Trung Quốc đang muốn làm bá chủ khu vực châu Á.
Lộ trình chuyến công du châu Á từ ngày 3 đến 14/11 của tổng thống Donald Trump còn có 3 chặng thăm viếng chính thức khác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11 tới, hôm nay ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tới Bắc Kinh.
Tại Bắc Kinh, ngoài hội đàm với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ông Tillerson sẽ gặp chủ tịch Tập Cận Bình và ủy viên Quốc vụ đặc trách đối ngoại Dương Khiết Trì. Một mục tiêu khác trong chuyến đi của lãnh đạo ngoại giao Mỹ đó là hồ sơ Bắc Triều Tiên, đang căng thẳng tới mức có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát do những lời thách thức và đe dọa nhau giữa Kim Jong Un và Donald Trump. Hoa kỳ luôn muốn Bắc Kinh gây sức ép mạnh hơn nữa để chế độ Bình Nhưỡng từ bỏ các tham vọng hạt nhân và tên lửa.
Các đây ít tuần, khi thông báo về chuyến công du châu Á sắp tới đây, ông Trump đã úp mở về khả năng đến Manila tham dự thượng đỉnh ASEAN theo lời mời của người đồng nhiệm Philippines Duterte.
Trong một cuộc điện đàm với tổng thống Philippines hồi cuối tháng Tư vừa qua, tổng thống Trump đã ngỏ lời mời ông Duterte thăm Washington. Ngoài ra tổng thống Mỹ đã có những phát biểu khen ngợi cuộc chiến chống ma túy đầy bạo lực và chết chóc của tổng thống Duterte, khiến các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế phẫn nộ. Tuy nhiên sau đó, tổng thống Philippines đã từ chối lời mời thăm Mỹ, vì lý do "không xếp được lịch".
Trong khi đó nhiều dân biểu Mỹ vẫn nhấn mạnh Hoa Kỳ cần phải hiện diện trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và cần phải tiếp tục các nỗ lực của chính quyền Obama trong chiến lược xoay trục sang châu Á. Đa số chính giới Mỹ cho rằng nếu quan hệ với Manila một đồng minh lâu đời cửa Mỹ tại châu Á gặp bế tắc, thì Mỹ sẽ bị thua thiệt rất nhiều trong bối cảnh Trung Quốc đang muốn làm bá chủ khu vực châu Á.
Lộ trình chuyến công du châu Á từ ngày 3 đến 14/11 của tổng thống Donald Trump còn có 3 chặng thăm viếng chính thức khác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11 tới, hôm nay ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tới Bắc Kinh.
Tại Bắc Kinh, ngoài hội đàm với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ông Tillerson sẽ gặp chủ tịch Tập Cận Bình và ủy viên Quốc vụ đặc trách đối ngoại Dương Khiết Trì. Một mục tiêu khác trong chuyến đi của lãnh đạo ngoại giao Mỹ đó là hồ sơ Bắc Triều Tiên, đang căng thẳng tới mức có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát do những lời thách thức và đe dọa nhau giữa Kim Jong Un và Donald Trump. Hoa kỳ luôn muốn Bắc Kinh gây sức ép mạnh hơn nữa để chế độ Bình Nhưỡng từ bỏ các tham vọng hạt nhân và tên lửa.
Nga hứa giúp đỡ Bắc Triều Tiên
Vẫn trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, ngày 29/09/2017 bộ Ngoại Giao Nga thông báo, một vụ trưởng của bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên đã tới Matxcova để « tham khảo » ý kiến về tình hình căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington hiện nay. Sau các cuộc tiếp xúc, Matxcơva khẳng định sẵn sàng phối hợp với Bình Nhưỡng giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình thông qua con đường ngoại giao. - RFI
|
|
4.
Khai trừ đảng cựu Bí thư Trùng Khánh
Trung Quốc khai trừ đảng và truy tố người từng được cho là có cơ hội vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Tin cho hay ông Tôn Chính Tài, cựu Bí thư Trùng Khánh, vừa bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.
Người từng được cho là có cơ hội vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã đột ngột bị mất chức Bí thư Đảng ở đô thị lớn thứ tư của TQ hồi tháng 7 năm nay.
Giờ thì nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị này còn sẽ bị truy tố về tội hình sự như nhận quà biếu và dùng quyền lực để đòi phục vụ tình dục.
Nhưng theo báo The Guardian ở Anh hôm 29/09 trích lời nhà quan sát Willy Lam từ Hong Kong thì ông Tôn không phạm tội tham nhũng hay trai gái gì hết.
Tội duy nhất của ông, theo bình luận gia Willy Lam, là “không bày tỏ đủ sự trung thành với Tập Cận Bình".
Động thái đẩy ông Tôn ra khỏi hệ thống quyền lực không lâu trước khi Trung Quốc tổ chức Đại hội Đảng 19 được cho là cách gửi thông điệp về lòng trung thành đến hơn 2000 đại biểu về Bắc Kinh dự Đại hội.
Hồi tháng Bảy, Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ông Tôn Chính Tài bị điều tra vì "vi phạm kỷ luật Đảng" và thay ông ở chức Bí thư Trùng Khánh bằng người thân tín của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Trần Mẫn Nhĩ.
Ở tuổi 53, ông Tôn từng là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị 25 người.
Cũng có bình luận rằng ông Tôn Chính Tài không làm đủ để xoá ảnh hưởng còn lại của cựu Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai.
Bạc Hy lai từng được xem là một ứng cử viên tiềm năng cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc quốc lần thứ 18 năm 2012.
Sự nghiệp chính trị của ông kết thúc sau khi ông bị khai trừ khỏi chức vụ bí thư Trùng Khánh vào tháng 3 năm 2012 và bị đình chỉ vị trí trong bộ chính trị vì vụ viên cảnh sát trưởng Vương Lập Quân xin tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Thành Đô.
Việc bãi nhiệm ông Bạc được xem là chỉ dấu cho thấy sự mất đoàn kết trong hàng ngũ Đảng cộng sản trước sự chuyển giao lãnh đạo.
Ông sau đó bị mất toàn bộ các vị trí trong đảng, mất ghế tại Hội đồng nhân dân và cuối cùng bị khai trừ khỏi Đảng, vì tội hối lộ, biển thủ và lạm dụng quyền lực công cộng bị kết án tù chung thân. - BBC
|
|
5.
Hàng ngàn người tụ tập ở Barcelona ủng hộ nước Tây Ban Nha thống nhất
Hàng ngàn người biểu tình chống cuộc trưng cầu dân ý bị cấm về nền độc lập của xứ Catalonia khỏi Tây Ban Nha đã tụ tập tại một quảng trường ở thành phố Barcelona hôm thứ Bảy trong một dấu hiệu cho thấy cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi vào Chủ nhật đã chia rẽ đất nước Tây Ban Nha ra sao.
Cuộc trưng cầu dân ý, bị Madrid tuyên bố là bất hợp pháp, đã đẩy Tây Ban Nha vào cuộc khủng hoảng hiến pháp trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ và khơi lên mối lo ngại về bạo lực đường phố trong khi một sự thử thách ý chí đang diễn ra giữa chính quyền trung ương và vùng đông bắc giàu có này.
Những người biểu tình vẫy cờ Tây Ban Nha đứng chật kín quảng trường trung tâm bên ngoài trụ sở của chính quyền khu vực và tòa thị chính Barcelona. Một người đàn ông đốt cờ Catalonia, trong khi một nhóm người cố gắng xé một biểu ngữ viết "Thêm dân chủ" treo trước tòa thị chính trước tiếng hò reo của đám đông, hãng tin Reuters tường thuật.
Vài giờ trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, vẫn chưa rõ liệu cuộc trưng cầu dân ý có xúc tiến hay không dù nhà chức trách khu vực khẳng định nó sẽ diễn ra, còn Madrid nhất quyết nói họ sẽ chặn hành động này.
Hàng ngàn người dân xứ Catalonia dự kiến sẽ bỏ phiếu vào Chủ nhật, lá phiếu của họ sẽ không có tư cách pháp lý vì nó đã bị Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha và Madrid chặn lại vì mâu thuẫn với hiến pháp năm 1978.
Catalonia có 7,5 triệu người, nhiều người trong số này nói tiếng Catalonia, và có nền kinh tế lớn hơn Bồ Đào Nha.
Cảnh sát Tây Ban Nha theo dõi các trường học được chọn để làm điểm bỏ phiếu và đã chiếm trung tâm truyền thông của chính phủ Catalonia hôm thứ Bảy trong một nỗ lực nhằm ngăn không cho cuộc trưng cầu dân ý xúc tiến.
Hàng trăm người ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý đã qua đêm ở trường học với con cái của họ và nói rằng họ dự định ở lại đó cho đến Chủ nhật để giữ cho trường học mở cửa để cử tri có thể tới bỏ phiếu. - VOA
|
|
6.
Gần 90 NGO lên án quân đội Miến Điện phạm "tội ác chống nhân loại"
Miến Điện tiếp tục lún sâu trong khủng hoảng người Rohingya. AFP ngày 29/09/2017 cho biết gần 90 tổ chức phi chính phủ, NGO, lên án các « tội ác chống nhân loại » nhằm vào sắc tộc thiểu số Hồi Giáo Rohingya, và yêu cầu Liên Hiệp Quốc xem xét khả năng cấm vận vũ khí đối với Miến Điện.
Trong một thông cáo chung, 88 tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức bảo vệ nhân quyền uy tín trên thế giới như Human Rights Watch, Ân Xá Quốc Tế, …. khẳng định « Những bằng chứng mới đang xuất hiện cho thấy rõ ràng các hành động tàn bạo của lực lượng an ninh Miến Điện là những tội ác chống nhân loại ».
Các tổ chức phi chính phủ nói trên đề nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết về Miến Điện, đồng thời yêu cầu Hội Đồng Bảo An xem xét một cách nghiêm túc việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với quân đội Miến Điện và có các biện pháp trừng phạt những cá nhân chịu trách nhiệm trong các vụ phạm tội ác đối với thường dân.
Thông cáo của các tổ chức phi chính phủ cũng kêu gọi các nước « ngừng ngay lập tức viện trợ và hợp tác quân sự với Miến Điện ».
Trong khi đó Liên Hiệp Quốc cho biết, ít nhất có 60 người Rohingya, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em từ Miến Điện vượt biên giới qua Bangladesh đã bị chết hoặc mất tích trong vụ đắm phà trong vịnh Bengal.
Hôm 28/09/2017, Hội Đồng Bảo An đã mở phiên họp đầu tiên về tình hình Miến Điện kể từ khi cuộc khủng hoảng người Rohingya nổ ra cuối tháng 8. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng đã lên tiếng yêu cầu Miến Điện ngừng các chiến dịch quân sự, tạo điều kiện cho cứu trợ nhân đạo người Rohingya và tổ chức hồi hương người tị nạn. Hội Đồng Bảo An tới đây sẽ xem xét hồ sơ Miến Điện theo đề nghị của Pháp, chủ tịch luân phiên của Hội đồng trong tháng 10. - RFI
|
|
7.
Ông Elon Musk công bố kế hoạch đi đến mọi nơi trên trái đất bằng hỏa tiễn
Người sáng lập công ty SpaceX, ông Elon Musk, hôm Thứ Năm phát biểu trước hội nghị không gian quốc tế ở Úc về kế hoạch lên sống ở Hỏa Tinh, nhưng điều làm người nghe chú ý nhiều nhất lại là về một loại hỏa tiễn, gọi là BFR, sẽ không ra khỏi quỹ đạo địa cầu.
Ông Musk công bố kế hoạch của ông về việc phát triển loại hỏa tiễn BFR chở hành khách, có thể đưa hành khách tới bất cứ thành phố nào trên quả đất chỉ trong thời gian ngắn.
Loại hỏa tiễn này có khả năng đưa khách đến điểm xa nhất cũng chỉ trong chưa đầy một giờ. Trong khi đó, phần lớn các chuyến du hành bằng hỏa tiễn này sẽ mất chưa tới nửa giờ.
Đoạn video dùng trong phần trình bày của ông Musk cho thấy thời gian bay từ thành phố New York tới Thượng Hải chỉ mất 37 phút, với tốc độ tối đa là gần 17,000 dặm/giờ.
Ông Musk cũng nói giá vé cho mỗi hành khách sẽ bằng với vé thường trên phi cơ.
Ông Musk hy vọng sẽ sớm hoàn tất các công việc liên quan đến chế tạo các loại hỏa tiễn với nhau để chuyển sang BFR.
Nhưng điều này sẽ không xảy ra cho tới khi SpaceX có chuyến bay tới Hỏa Tinh, và thời khóa biểu hiện nay cho thấy chuyến bay này sẽ không diễn ra cho tới năm 2024.
Công ty SpaceX cũng dự trù dùng hỏa tiễn BFR để đưa người tới mặt trăng để xây dựng một căn cứ nơi đây. - nguoiviet
|
|
Tin Hoa Kỳ
8.
Trump đả kích thị trưởng San Juan sau khi bà cầu xin trợ giúp sau bão
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy quay sang đả kích thị trưởng thành phố San Juan và các quan chức khác ở hòn đảo Puerto Rico bị bão tàn phá, dè bỉu những phát biểu của họ về sự ứng phó chậm chạp của Mỹ trước thiên tai gây nên tình cảnh khốn đốn cho người dân trên lãnh thổ thuộc Mỹ này.
"Họ muốn mọi thứ làm sẵn cho họ trong khi đó là một nỗ lực của cộng đồng," ông Trump nói trong một loạt những dòng tweet một ngày sau khi nhà lãnh đạo của thành phố thủ phủ khẩn nài sự giúp đỡ "để cứu chúng tôi khỏi chết."
"Khả năng lãnh đạo tồi của Thị trưởng San Juan, và những người khác ở Puerto Rico, những người không thể đưa nhân viên của họ tới giúp," ông Trump nói.
Những dòng tweet này là lời đáp trả gay gắt đối với thị trưởng San Juan Carmen Yulin Cruz, người đã nói rằng chính quyền Trump "đang giết chết chúng tôi bằng sự kém hiệu quả" sau cơn Bão Maria. Bà kêu gọi Tổng thống, người sẽ tới lãnh thổ này của Mỹ vào ngày thứ Ba, "đảm bảo rằng ai đó đang đảm trách [nhiệm vụ cứu trợ] đủ sức cứu được mạng người."
"Chúng tôi đang chết dần, và quý vị đang giết chết chúng tôi bằng sự kém hiệu quả," bà Cruz nói trong một cuộc họp báo. "Tôi cầu xin, cầu xin bất cứ ai có thể nghe chúng tôi, cứu chúng tôi khỏi chết."
Ông Trump đã nhiều lần ca ngợi cư dân ở các bang Florida, Louisiana và Texas, những người bị ảnh hưởng bởi những cơn bão gây tàn phá, là mạnh mẽ và kiên cường, có lúc tuyên bố rằng Texas có thể "xử lý được bất cứ chuyện gì."
Ông Trump đã cam kết sẽ không từ bất cứ nỗ lực nào để giúp Puerto Rico hồi phục sau thảm họa Maria gây tàn phá, và tweet rằng các nhân viên quân sự và những nhân viên ứng cứu đầu tiên đã làm việc "rất tuyệt vời" dù "không có điện, đường sá, điện thoại..."
Nhưng sau một tuần đối diện với chỉ trích gia tăng, sự kiên nhẫn của tổng thống dường như đang giảm sút. Chính quyền của ông trong những ngày qua đã cố gắng đẩy lùi nhận thức rằng ông đã không hiểu hết quy mô tàn phá của Maria và dành ít sự chú ý tới Puerto Rico hơn là những bang bị ảnh hưởng bởi Bão Harvey và Irma.
Sau mấy ngày không nhắc tới hòn đảo bị bão tàn phá, các quan chức chính quyền đã tổ chức nhiều cuộc họp báo mô tả các nỗ lực cứu trợ của họ và ông Trump đã nhắc tới Puerto Rico tại hầu hết các sự kiện công cộng.
Ông nói Puerto Rico "bị phá hủy hoàn toàn" và "10.000 nhân viên liên bang đang có mặt trên đảo đang làm việc rất tuyệt vời."
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa của ông Trump, Elaine Duke đã thị sát quang cảnh ở Puerto Rico bằng máy bay trực thăng trong chuyến thăm hôm thứ Sáu. Bà cũng lái xe ngang qua những con đường ngập nước, những tấm bảng quảng cáo bị bóp méo và những mái nhà bị thủng to, và động viên một số nhân viên khẩn cấp mà chính phủ Mỹ điều tới.
Bà Duke hôm thứ Năm vấp phải chỉ trích của thị trưởng Cruz khi bà gọi nỗ lực cứu trợ của liên bang là "một câu chuyện tin tức tốt lành."
"Đây là câu chuyện 'người ta đang chết dần,'" bà Cruz nói với đài CNN hôm thứ Sáu. "Đây là câu chuyện về sự sống và cái chết."
"Chúng tôi đang chết dần, và quý vị đang giết chết chúng tôi bằng sự kém hiệu quả," bà Cruz nói trong một cuộc họp báo. "Tôi cầu xin, cầu xin bất cứ ai có thể nghe chúng tôi, cứu chúng tôi khỏi chết."
Ông Trump, từ câu lạc bộ golf của ông ở bang New Jersey, lên Twitter cáo buộc bà Cruz lợi dụng chính trị đảng phái.
"Thị trưởng San Juan, người đã khen lấy khen để chỉ cách đây mấy ngày, giờ được phe Dân chủ bảo rằng phải nói xấu Trump," Tổng thống nói mà không đưa ra chứng cứ.
Sau những dòng tweet của ông Trump, bà Cruz đăng lên Twitter những hình ảnh bà đi cứu trợ và nói rằng bà chỉ có một mục tiêu duy nhất là cứu mạng người và không thể để bất cứ điều gì khác gây phân tâm.
Thêm hàng ngàn người Puerto Rico đã nhận được nước và thức ăn hạn chế theo khẩu phần trong khi nút thắt viện trợ đã bắt đầu nới lỏng. Hãng tin AP cho biết tính đến nay, viễn thông đã được khôi phục cho khoảng 30 phần trăm hòn đảo, gần một nửa số siêu thị đã mở cửa trở lại dù trong khoảng thời gian hạn hẹp, và khoảng 60 phần trăm trạm xăng đang bơm. Nhưng nhiều người vẫn còn đang hết sức cần các nhu yếu phẩm, nhất là nước, sau cơn Mão Maria quét qua 10 ngày trước. - VOA
|
|
9.
Tổ chức dân quyền Mỹ thách thức lệnh cấm du hành mới của Trump
Liên minh các Quyền Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) hôm thứ Sáu đã đưa ra thách thức pháp lý đầu tiên nhắm vào những hạn chế mới của Tổng thống Donald Trump đối với những người nhập cảnh Mỹ từ tám quốc gia.
Tổ chức tranh đấu cho quyền dân sự này nói trong thông cáo rằng họ sẽ tìm cách sửa đổi một vụ kiện hiện đang được thụ lý tại tòa án liên bang Maryland chống lại lệnh cấm trước đó vào ngày 6 tháng 3 của ông Trump.
Trong một bức thư gửi đến Thẩm phán Tòa án Khu vực liên bang Hoa Kỳ Theodore Chuang, ACLU nói đề xuất mới được công bố vào Chủ nhật tuần trước vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ cũng như luật di trú liên bang.
Lệnh cấm mới của ông Trump áp đặt những hạn chế vô thời hạn lên việc du hành tới Mỹ của công dân từ các nước Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia, Chad và Triều Tiên. Một số quan chức chính phủ từ Venezuela cũng sẽ bị cấm.
ACLU sẽ tìm kiếm một sắc lệnh tòa án ngăn chặn những hạn chế về visa và nhập cảnh đối với những người bị ảnh hưởng.
Những người thách thức những hạn chế di trú của ông Trump nói rằng các lệnh cấm nhằm mục đích hiện thực hóa cam kết của ông khi vận động tranh cử vào năm 2016 là chặn người Hồi giáo vào Mỹ.
Lệnh cấm mới, là lệnh cấm thứ ba của ông Trump, có thể ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người nhập cư và du khách tiềm năng. Ông Trump lập luận rằng những hạn chế này hoàn thành cam kết của ông lúc vận động tranh cử là thắt chặt di trú và an ninh.
Các chuyên gia pháp lý nói lệnh cấm mới này có thể có căn cứ xác đáng hơn so với các lệnh cấm trước kia, một phần là vì nó được ban hành sau khi được các cơ quan liên bang thẩm xét chi tiết.
Lệnh cấm du hành đầu tiên của ông Trump nhắm vào bảy quốc gia với đa số dân là người Hồi giáo, được ban hành ngay sau khi ông nhậm chức vào tháng 1, đã bị các tòa án chặn lại sau cảnh tượng hỗn loạn tại các sân bay.
Lệnh cấm thứ hai, nhắm mục tiêu vào sáu nước, bị các tòa án cấp thấp chặn lại và được Tòa án Tối cao khôi phục một phần vào tháng 6. - VOA
|
|
10.
Bài diễn văn của tướng Mỹ về kỳ thị chủng tộc được hưởng ứng
Bài diễn văn của một tướng Không Quân nói về sự đa dạng và lòng “tôn trọng lẫn nhau” vừa được phát tán rộng rãi trên các mạng xã hội, vượt qua 4,000 sinh viên sĩ quan mà ông muốn nhắn nhủ.
Theo trang mạng Today, Trung Tướng Jay Silveria nói chuyện trước một nhóm sinh viên sĩ quan hôm Thứ Năm, sau khi năm học viên da đen tại học viện Air Force Academy ở Colorado Springs, Colorado, khám phá hàng chữ có tính cách kỳ thị chủng tộc viết trên bảng thông tin gắn bên ngoài phòng họ.
Tướng Silveria nói: “Nếu các anh không tôn trọng người khác thì các anh cần phải ra khỏi nơi đây. Nếu các anh không thể cư xử người khác, bất luận nam hay nữ, với lòng tự trọng, thì hãy ra khỏi nơi đây.”
“Nếu các anh tìm cách hạ phẩm giá người khác thì các anh cần phải ra khỏi đây. Và nếu các anh không thể đối xử với người thuộc chủng tộc khác hay màu da khác với sự tôn trọng thì hãy đi ra khỏi đây,” Tướng Silveria tiếp.
Bài diễn văn của ông được khắp nơi ủng hộ, trong đó có cựu Phó Tổng Thống Joe Biden.
Tướng Silveria, người làm chỉ huy trưởng học viện Không Quân năm đầu tiên, nói với các học viên, hãy dùng điện thoại của mình để quay video thu lại bài diễn văn để nhớ những gì ông nói và có thể đem ra dùng bất cứ lúc nào.
Tướng Silveria nói thêm: “Những thái độ như vậy không có chỗ đứng trong trường đào tạo sinh viên sĩ quan không quân USAFA này, và cũng không có chỗ đứng cả trong binh chủng Không Quân Hoa Kỳ.”
Ông cũng đề cập đến những sự kiện liên quan đến kỳ thị chủng tộc xảy ra trên khắp Hoa Kỳ khiến dấy nên những cuộc xuống đường.
Ông nói: “Họ hẳn phải thơ ngây mới nghĩ rằng chúng ta chớ nên bàn luận đến chủ đề này. Chúng ta cũng hẳn giả lơ giả điếc mới không suy nghĩ về những gì xảy ra trên đất nước chúng ta, như sự kiện ở Charlottesville và Ferguson, những vụ phản kháng trong hội football nhà nghề NFL.”
Theo nhật báo Colorado Springs Gazette, việc dùng lời lẽ phân biệt chủng tộc trong quân đội có thể được xem như vi phạm quân phong quân kỷ, không thể trở thành một sĩ quan. Những học viên viết lời lẽ như vậy có thể bị đưa ra xử tại tòa án quân sự nếu bị nhận diện. - nguoiviet
|
|
Tin Việt Nam
11.
Điều tra: Hải quân Philippines có lỗi trong vụ bắn chết 2 ngư dân Việt Nam
Theo hãng tin ABS – CBN News của Philippines ngày 30/09/2017, nguồn tin từ các nhà điều tra cho biết Hải Quân Philippines có lỗi trong vụ bắn chết hai ngư dân Việt Nam ngày 22/09/2017 trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Các nhà điều tra đã đưa ra kết luận nói trên dựa theo một phán quyết vào năm 1999 của Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển. Phán quyết ngày ghi rằng : « Cần phải tránh việc sử dụng vũ lực quá đáng và không hợp lý khi chặn bắt một tàu, chẳng hạn như dùng súng máy tự động nòng lớn bắn đạn thật và khi mà không thể tránh việc dùng vũ lực, thì hành động này cũng không được vượt quá giới hạn hợp lý và cần thiết ».
Theo lực lượng tuần duyên Philippines, bộ phận điều tra vụ bắn chết ngư dân Việt Nam, vụ này xảy ra tại một nơi cách thành phố Bolinao của tỉnh Pangasian 36 hải lý, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Nhưng các nhà điều tra nhấn mạnh rằng, chiếu theo Công Ước về Luật Biển, trong vùng đặc quyền kinh tế, Philippines « không có chủ quyền, mà chỉ có quyền chủ quyền trong việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy ». Điều này có nghĩa là Philippines không thể có hành động để buộc thực thi pháp luật của họ, ngoại trừ luật về đánh cá và bảo vệ môi trường biển.
Hôm 26/09/2017, Hải Quân Philippines thông báo đã đình chỉ chức vụ các sĩ quan có liên hệ đến vụ bắn chết 2 ngư dân Việt Nam, còn bộ Ngoại Giao Philippines thì đã cam kết với Việt Nam sẽ điều tra công bằng và cặn kẽ vụ này.
Nguồn tin của ABS-CNB News dựa trên thẩm vấn thuyền trưởng của tàu cá Việt Nam theo đó, vào tối 22/09, tàu cá Việt Nam đang neo đậu thì thấy một tàu không rõ là của ai lao thẳng về phía họ. Tàu cá Việt Nam liền nhổ neo bỏ chạy về phía Việt Nam vì tưởng rằng đó là tàu của hải tặc. Chỉ đến khi tàu này đến gần, các ngư dân mới nhận ra đó là tàu của tuần duyên Philippines. Mặc dù chỉ cách 3 đến 5 mét, nhưng tàu Philippines tiếp tục nổ súng, bắn chết hai ngư dân trên tàu cá Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý được ABS-CBN News trích dẫn cho rằng Hải Quân Philippines không hẳn có lỗi và họ hoàn toàn có quyền hành động đối với những tàu bị xem là đánh cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines. Như vậy, phía Việt Nam phải chứng minh rằng tàu cá Việt Nam nói trên lúc ấy không đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines. - RFI
|
|
12.
‘Hot girl xứ Thanh’ được cho là ‘phòng nhì’ của bí thư Thanh Hóa bị khai trừ đảng
Truyền thông Việt Nam đưa tin bà Trần Vũ Quỳnh Anh, thường được biết đến là “hot girl Xứ Thanh,” cựu quan chức Sở Xây Dựng Thanh Hóa, vừa bị khai trừ đảng vắng mặt dù vụ việc này đã ồn ào trên mặt báo từ một năm trước.
Bà Quỳnh Anh là nhân vật chính trong loạt bài “Quan lộ thần tốc của ‘hot girl’ xứ Thanh” trên báo Thanh Niên và báo này mô tả bà “được bổ nhiệm giữ chức vụ phó trưởng phòng, rồi trưởng Phòng Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động Sản khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định.”
Theo báo điện tử Zing, ông Ngô Văn Tuấn, cựu giám đốc Sở Xây Dựng Thanh Hóa (hiện là phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa) là “người chịu trách nhiệm chính” trong việc bổ nhiệm “thần tốc” bà Quỳnh Anh nên bị “khiển trách.”
Thông tin trên mạng xã hội bàn luận chuyện ông Trịnh Văn Chiến, bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa, người được cho là lập bà Quỳnh Anh làm “phòng nhì” nhưng không “bị ảnh hưởng” trong vụ này.
Báo điện tử Zing hôm 30 Tháng Chín cho hay: “Hồi Tháng Chín, 2016, nữ cán bộ này xin thôi việc tự nguyện sau khi nhậm chức được một năm. Ba ngày sau, giám đốc Sở Xây Dựng ban hành quyết định cho thôi việc. Từ đó, bà Quỳnh Anh mất tích cùng hồ sơ công chức. Ngoài thăng tiến ‘thần tốc’ trong công việc, nữ cán bộ còn được một tờ báo phản ánh là sở hữu khối tài sản lớn gồm nhà riêng, biệt thự…”
Facebooker Duong Tieu, tức nhà báo Trần Anh Tú, trưởng ban điện tử báo Đại Đoàn Kết, bình luận trên Facebook: “Có rất nhiều tin đồn về những quan hệ giữa hot girl xinh đẹp có bước thăng tiến thần tốc này với một số quan chức. Chưa có bằng chứng cụ thể chỉ toàn những lời đồn đoán trên mạng. Còn nhớ, vào Tháng Chín, 2016, Tỉnh Ủy Thanh Hóa có công văn gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Bộ Thông Tin – Truyền Thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa tin sai sự thật về tình hình Thanh Hóa. Trong văn bản, Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Thanh Hóa xin khẳng định: Những thông tin mà blog, mạng xã hội viết về bí thư Tỉnh Ủy trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của bí thư Tỉnh Ủy tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người.”
Doanh Nhân Lê Hoài Anh ở Sài Gòn viết về vụ khai trừ đảng với bà Quỳnh Anh trên mạng xã hội: “Ơ thế này thì thằng ăn ốc thằng đổ vỏ ạ? Mà sao lại khiển trách thằng bưng bô? Còn thằng gieo hạt giống đỏ choét thì vẫn ung dung nhỉ?… Khổ thân hot girl quá, bị khai trừ đảng rồi chứ nếu không thì lại phải bỏ xứ tư bản giãy chết về đầu thú để mà sinh hoạt đảng nữa ạ? Hay lại phải cử bí thư sang để sinh hoạt bên ấy nhỉ?”
Hồi Tháng Ba, Luật Sư Luân Lê dẫn lại một link bài về bà Quỳnh Anh và viết: “Đây là bài báo đã đưa lại tin của một trang kiểu ‘(trang) Chân dung quyền lực’ đăng bài cách đây đã lâu về vụ bồ nhí Quỳnh Anh với ông bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa tên Chiến. Làm gì mà một cô bồ nhí tí tuổi của ông bí thư đảng liêm khiết, lương hơn chục triệu đồng một tháng mà lại sở hữu biệt thự nguy nga và khủng khiếp thế này? Đây chính là cách giàu lên rất nhanh của một đại đa số người bằng việc ‘ký sinh’ vào những con sâu tham nhũng. Và bỏ mặc dân đói khổ, trong khi vẫn được mệnh danh là doanh nhân thành đạt hoặc làm ăn chân chính.”
“Làm ăn chân chính mà giàu ở trên xứ ta thì các bạn đang mơ, hoặc chí ít là đang đọc truyện khoa học viễn tưởng. Muốn vào nhà nước còn lo lót cả trăm triệu, mỗi cái ghế giáo viên hoặc công chức quèn còn chạy chọt mệt mỏi nhưng chưa chắc được. Thế thì muốn làm ăn lớn tất nhiên là phải bất chính rồi. Người tài khó sống là vì vậy,” Luật Sư Luân Lê nhận định. - nguoiviet
|
|
13.
Ông Trần Bắc Hà, người ‘chỉ dưới’ cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thoát án kỳ lạ
Báo Tuổi Trẻ hôm 30 Tháng Chín cho biết “không đủ căn cứ để xử lý hình sự” đối với ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), và những thành viên phân ban quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng này.
Vụ việc của ông Hà liên quan đến ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Xây Dựng (VNCB), người bị tuyên án 30 năm tù vì tội gây thất thoát 2,550 tỷ đồng ($112.2 triệu).
Theo báo Tuổi Trẻ, cơ quan điều tra xác định ông Hà và các thành viên của phân ban quản lý rủi ro không cho ông Danh vay, cũng không biết các công ty này do ông Danh thành lập. Bản thân BIDV không bị thiệt hại từ việc cho vay vốn. Hiện chưa có tài liệu nào chứng minh các cá nhân này được hưởng lợi từ việc cho vay trên.
Ngay sau đó, bài viết trên báo điện tử VietNamNet cho biết ông Trần Bắc Hà “vẫn bình thường.”
Báo này tường thuật: “Một lãnh đạo Tổng Cục Cảnh Sát thuộc Bộ Công An bác thông tin đã bắt ông Trần Bắc Hà. Khi phóng viên đặt câu hỏi về thông tin bắt giữ trên, vị này khẳng định ‘Làm gì có, không có. Đây là tin đồn thôi.’ Làm tại BIDV từ năm 1981, ông Hà được cho là ‘linh hồn’ của BIDV, từng đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng này trong suốt tám năm liền.”
Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo Huy Đức, tác giả bộ sách “Bên Thắng Cuộc” và là người am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam, viết: “Trong vụ án Phạm Công Danh, ngân hàng BIDV bị thiệt hại 2,550 tỷ đồng. Ông Trần Bắc Hà ký 12 báo cáo đồng ý chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Trầm Bê cho Danh vay 1,800 tỷ đồng ($79.2 triệu) cũng là để giảm ‘thiệt hại’ cho BIDV cho nên khoản ‘thiệt hại’ của VNCB cũng có dấu vân tay Bắc Hà. Vậy mà, Trầm Bê đã ra đi trong khi Bắc Hà vẫn là người bất khả xâm phạm ngay cả khi không còn Nguyễn Tấn Dũng.”
Hồi Tháng Tám, ông Huy Đức cũng gây xôn xao khi đăng một tấm ảnh ông Hà ngồi niệm Phật cùng cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trên Facebook với nội dung: “Trong bức ảnh này (Bogaya, Ấn Độ), khi xếp bằng dưới gốc bồ đề nơi được cho là phật tổ từng ngồi, Bắc Hà là người duy nhất có dáng điệu rúm ró khác thường. Đây là giai đoạn mà ở quốc gia này, Bắc Hà chỉ ‘dưới Ba Dũng;’ và hách dịch với phần còn lại, vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi.”
Đề cập đến ông Hà, nhà văn Trần Quốc Quân ở Ba Lan kể: “Năm 2011, Trần Bắc Hà, người từng vỗ ngực tự xưng điều khiển được cả các quan quyền lực nhất Việt Nam, người từng đánh phó chủ tịch tỉnh Bình Định giữa hội nghị và từng chửi mắng các bộ, thứ trưởng, thống đốc ngân hàng, các bí thư tỉnh ủy, các chủ tịch tỉnh như lùa lợn con, đã có cuộc thăm Warszawa để khảo sát việc mở chi nhánh BIDV tại đây.”
“Trong cuộc chiêu đãi Hội Doanh Nghiệp Việt Nam tại Ba Lan, khi chủ tịch hội giới thiệu tôi và một số ủy viên ban chấp hành, Hà ‘đầu đinh’ đứng dạng chân giữa dàn siêu mẫu, một tay đút túi quần lần lượt bắt tay từng người. Để buổi lễ không thất bại và mất vui, chúng tôi đành nuốt hận làm ngơ. Bây giờ tôi mới biết anh ta không chỉ vô văn hóa, vô học mà còn là gương mặt rất điển hình của loại cặn bã thể chế sống nhờ tiền thuế của dân,” ông kể trên Facebook.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập ở Hà Nội bình luận: “Bắc Hà vẫn vô can. Quá tài!”
Trước đó, blogger Anh Pham ở Mỹ viết: “Ông Trần Bắc Hà, kế toán trưởng của một triều đại.” - nguoiviet
|
|
14.
Hà Nội: Hiệp hội taxi kiến nghị dừng Uber và Grab
Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị ‘dừng thí điểm’ loại hình taxi công nghệ và cáo buộc 'thất thoát ngân sách’.
Hiệp hội taxi Hà Nội kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải dừng ngay việc gia tăng số lượng xe tham gia thí điểm thí điểm loại hình này, truyền thông trong nước cho hay.
Hiệp hội này cáo buộc mỗi năm Uber, Grab đã chuyển khoảng 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài, bình quân mỗi ngày khoảng 10 tỷ đồng, gây ra điều họ gọi là ‘thất thoát ngân sách’.
Nhiều hãng taxi truyền thống đang phải vật lộn để cạnh tranh, tồn tại khi Uber và Grab nhanh chóng mở rộng thị trường trong bối cảnh lượng xe Uber, Grab đã vượt 50.000 chiếc trên toàn quốc.
Một lượng lớn nhân viên các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun phải nghỉ việc.
Nửa đầu năm 2017 đã có 6.000 lái xe Mai Linh thôi việc, Vinasun là 8.000 người.
Truyền thông trong nước mô tả trước sự bùng nổ của Uber và Grab, taxi truyền thống đã phải liên tục ‘tung đòn chống đỡ’.
Hiệp hội taxi Hà Nội hội từng đề xuất thí điểm cấm đường Uber, Grab trên một số tuyến phố.
“Lý do được cơ quan này đưa ra là Hà Nội hiện có rất nhiều tuyến phố cấm xe taxi hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của taxi truyền thống với các loại hình đặt xe qua mạng như Uber, Grab,” Vnexpess đưa tin.
Được biết các hãng taxi truyền thống như Vinasun, Mai Linh, Taxi Group, Thành Công... cũng đua nhau ra mắt ứng dụng đặt xe trên điện thoại, nhằm nâng cao hiệu hoạt động và minh bạch giá cước, quãng đường.
Một số hãng áp dụng thêm mã khuyến mại, động thái mà Uber hay Grab đã và đang triển khai mạnh.
Báo An ninh Thủ đô hôm 23/09 đưa tin Uber vừa bị Cục Thuế TP.HCM truy thu Uber gần 67 tỷ đồng tiền thuế, bao gồm số tiền bị phạt do kê khai sai, tiền truy thu thuế VAT, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an từng đề nghị Tổng cục Thuế cung cấp văn bản liên quan đến việc thu thuế của Uber và Grab.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM hôm 25/09 cho biết UBND Thành phố đã có văn bản gửi Bộ GTVT, đề xuất đưa Grab, Uber, Facecar vào loại hình “taxi mới”, trong đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải theo loại hình taxi truyền thống.
Hiện tại, ứng dụng Uber tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường và việc đặt xe không gặp trở ngại nào. - BBC
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
Vẫn trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, ngày 29/09/2017 bộ Ngoại Giao Nga thông báo, một vụ trưởng của bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên đã tới Matxcova để « tham khảo » ý kiến về tình hình căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington hiện nay. Sau các cuộc tiếp xúc, Matxcơva khẳng định sẵn sàng phối hợp với Bình Nhưỡng giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình thông qua con đường ngoại giao. - RFI
|
|
4.
Khai trừ đảng cựu Bí thư Trùng Khánh
Trung Quốc khai trừ đảng và truy tố người từng được cho là có cơ hội vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Tin cho hay ông Tôn Chính Tài, cựu Bí thư Trùng Khánh, vừa bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.
Người từng được cho là có cơ hội vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã đột ngột bị mất chức Bí thư Đảng ở đô thị lớn thứ tư của TQ hồi tháng 7 năm nay.
Giờ thì nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị này còn sẽ bị truy tố về tội hình sự như nhận quà biếu và dùng quyền lực để đòi phục vụ tình dục.
Nhưng theo báo The Guardian ở Anh hôm 29/09 trích lời nhà quan sát Willy Lam từ Hong Kong thì ông Tôn không phạm tội tham nhũng hay trai gái gì hết.
Tội duy nhất của ông, theo bình luận gia Willy Lam, là “không bày tỏ đủ sự trung thành với Tập Cận Bình".
Động thái đẩy ông Tôn ra khỏi hệ thống quyền lực không lâu trước khi Trung Quốc tổ chức Đại hội Đảng 19 được cho là cách gửi thông điệp về lòng trung thành đến hơn 2000 đại biểu về Bắc Kinh dự Đại hội.
Hồi tháng Bảy, Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ông Tôn Chính Tài bị điều tra vì "vi phạm kỷ luật Đảng" và thay ông ở chức Bí thư Trùng Khánh bằng người thân tín của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Trần Mẫn Nhĩ.
Ở tuổi 53, ông Tôn từng là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị 25 người.
Cũng có bình luận rằng ông Tôn Chính Tài không làm đủ để xoá ảnh hưởng còn lại của cựu Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai.
Bạc Hy lai từng được xem là một ứng cử viên tiềm năng cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc quốc lần thứ 18 năm 2012.
Sự nghiệp chính trị của ông kết thúc sau khi ông bị khai trừ khỏi chức vụ bí thư Trùng Khánh vào tháng 3 năm 2012 và bị đình chỉ vị trí trong bộ chính trị vì vụ viên cảnh sát trưởng Vương Lập Quân xin tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Thành Đô.
Việc bãi nhiệm ông Bạc được xem là chỉ dấu cho thấy sự mất đoàn kết trong hàng ngũ Đảng cộng sản trước sự chuyển giao lãnh đạo.
Ông sau đó bị mất toàn bộ các vị trí trong đảng, mất ghế tại Hội đồng nhân dân và cuối cùng bị khai trừ khỏi Đảng, vì tội hối lộ, biển thủ và lạm dụng quyền lực công cộng bị kết án tù chung thân. - BBC
|
|
5.
Hàng ngàn người tụ tập ở Barcelona ủng hộ nước Tây Ban Nha thống nhất
Hàng ngàn người biểu tình chống cuộc trưng cầu dân ý bị cấm về nền độc lập của xứ Catalonia khỏi Tây Ban Nha đã tụ tập tại một quảng trường ở thành phố Barcelona hôm thứ Bảy trong một dấu hiệu cho thấy cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi vào Chủ nhật đã chia rẽ đất nước Tây Ban Nha ra sao.
Cuộc trưng cầu dân ý, bị Madrid tuyên bố là bất hợp pháp, đã đẩy Tây Ban Nha vào cuộc khủng hoảng hiến pháp trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ và khơi lên mối lo ngại về bạo lực đường phố trong khi một sự thử thách ý chí đang diễn ra giữa chính quyền trung ương và vùng đông bắc giàu có này.
Những người biểu tình vẫy cờ Tây Ban Nha đứng chật kín quảng trường trung tâm bên ngoài trụ sở của chính quyền khu vực và tòa thị chính Barcelona. Một người đàn ông đốt cờ Catalonia, trong khi một nhóm người cố gắng xé một biểu ngữ viết "Thêm dân chủ" treo trước tòa thị chính trước tiếng hò reo của đám đông, hãng tin Reuters tường thuật.
Vài giờ trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, vẫn chưa rõ liệu cuộc trưng cầu dân ý có xúc tiến hay không dù nhà chức trách khu vực khẳng định nó sẽ diễn ra, còn Madrid nhất quyết nói họ sẽ chặn hành động này.
Hàng ngàn người dân xứ Catalonia dự kiến sẽ bỏ phiếu vào Chủ nhật, lá phiếu của họ sẽ không có tư cách pháp lý vì nó đã bị Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha và Madrid chặn lại vì mâu thuẫn với hiến pháp năm 1978.
Catalonia có 7,5 triệu người, nhiều người trong số này nói tiếng Catalonia, và có nền kinh tế lớn hơn Bồ Đào Nha.
Cảnh sát Tây Ban Nha theo dõi các trường học được chọn để làm điểm bỏ phiếu và đã chiếm trung tâm truyền thông của chính phủ Catalonia hôm thứ Bảy trong một nỗ lực nhằm ngăn không cho cuộc trưng cầu dân ý xúc tiến.
Hàng trăm người ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý đã qua đêm ở trường học với con cái của họ và nói rằng họ dự định ở lại đó cho đến Chủ nhật để giữ cho trường học mở cửa để cử tri có thể tới bỏ phiếu. - VOA
|
|
6.
Gần 90 NGO lên án quân đội Miến Điện phạm "tội ác chống nhân loại"
Miến Điện tiếp tục lún sâu trong khủng hoảng người Rohingya. AFP ngày 29/09/2017 cho biết gần 90 tổ chức phi chính phủ, NGO, lên án các « tội ác chống nhân loại » nhằm vào sắc tộc thiểu số Hồi Giáo Rohingya, và yêu cầu Liên Hiệp Quốc xem xét khả năng cấm vận vũ khí đối với Miến Điện.
Trong một thông cáo chung, 88 tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức bảo vệ nhân quyền uy tín trên thế giới như Human Rights Watch, Ân Xá Quốc Tế, …. khẳng định « Những bằng chứng mới đang xuất hiện cho thấy rõ ràng các hành động tàn bạo của lực lượng an ninh Miến Điện là những tội ác chống nhân loại ».
Các tổ chức phi chính phủ nói trên đề nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết về Miến Điện, đồng thời yêu cầu Hội Đồng Bảo An xem xét một cách nghiêm túc việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với quân đội Miến Điện và có các biện pháp trừng phạt những cá nhân chịu trách nhiệm trong các vụ phạm tội ác đối với thường dân.
Thông cáo của các tổ chức phi chính phủ cũng kêu gọi các nước « ngừng ngay lập tức viện trợ và hợp tác quân sự với Miến Điện ».
Trong khi đó Liên Hiệp Quốc cho biết, ít nhất có 60 người Rohingya, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em từ Miến Điện vượt biên giới qua Bangladesh đã bị chết hoặc mất tích trong vụ đắm phà trong vịnh Bengal.
Hôm 28/09/2017, Hội Đồng Bảo An đã mở phiên họp đầu tiên về tình hình Miến Điện kể từ khi cuộc khủng hoảng người Rohingya nổ ra cuối tháng 8. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng đã lên tiếng yêu cầu Miến Điện ngừng các chiến dịch quân sự, tạo điều kiện cho cứu trợ nhân đạo người Rohingya và tổ chức hồi hương người tị nạn. Hội Đồng Bảo An tới đây sẽ xem xét hồ sơ Miến Điện theo đề nghị của Pháp, chủ tịch luân phiên của Hội đồng trong tháng 10. - RFI
|
|
7.
Ông Elon Musk công bố kế hoạch đi đến mọi nơi trên trái đất bằng hỏa tiễn
Người sáng lập công ty SpaceX, ông Elon Musk, hôm Thứ Năm phát biểu trước hội nghị không gian quốc tế ở Úc về kế hoạch lên sống ở Hỏa Tinh, nhưng điều làm người nghe chú ý nhiều nhất lại là về một loại hỏa tiễn, gọi là BFR, sẽ không ra khỏi quỹ đạo địa cầu.
Ông Musk công bố kế hoạch của ông về việc phát triển loại hỏa tiễn BFR chở hành khách, có thể đưa hành khách tới bất cứ thành phố nào trên quả đất chỉ trong thời gian ngắn.
Loại hỏa tiễn này có khả năng đưa khách đến điểm xa nhất cũng chỉ trong chưa đầy một giờ. Trong khi đó, phần lớn các chuyến du hành bằng hỏa tiễn này sẽ mất chưa tới nửa giờ.
Đoạn video dùng trong phần trình bày của ông Musk cho thấy thời gian bay từ thành phố New York tới Thượng Hải chỉ mất 37 phút, với tốc độ tối đa là gần 17,000 dặm/giờ.
Ông Musk cũng nói giá vé cho mỗi hành khách sẽ bằng với vé thường trên phi cơ.
Ông Musk hy vọng sẽ sớm hoàn tất các công việc liên quan đến chế tạo các loại hỏa tiễn với nhau để chuyển sang BFR.
Nhưng điều này sẽ không xảy ra cho tới khi SpaceX có chuyến bay tới Hỏa Tinh, và thời khóa biểu hiện nay cho thấy chuyến bay này sẽ không diễn ra cho tới năm 2024.
Công ty SpaceX cũng dự trù dùng hỏa tiễn BFR để đưa người tới mặt trăng để xây dựng một căn cứ nơi đây. - nguoiviet
|
|
Tin Hoa Kỳ
8.
Trump đả kích thị trưởng San Juan sau khi bà cầu xin trợ giúp sau bão
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy quay sang đả kích thị trưởng thành phố San Juan và các quan chức khác ở hòn đảo Puerto Rico bị bão tàn phá, dè bỉu những phát biểu của họ về sự ứng phó chậm chạp của Mỹ trước thiên tai gây nên tình cảnh khốn đốn cho người dân trên lãnh thổ thuộc Mỹ này.
"Họ muốn mọi thứ làm sẵn cho họ trong khi đó là một nỗ lực của cộng đồng," ông Trump nói trong một loạt những dòng tweet một ngày sau khi nhà lãnh đạo của thành phố thủ phủ khẩn nài sự giúp đỡ "để cứu chúng tôi khỏi chết."
"Khả năng lãnh đạo tồi của Thị trưởng San Juan, và những người khác ở Puerto Rico, những người không thể đưa nhân viên của họ tới giúp," ông Trump nói.
Những dòng tweet này là lời đáp trả gay gắt đối với thị trưởng San Juan Carmen Yulin Cruz, người đã nói rằng chính quyền Trump "đang giết chết chúng tôi bằng sự kém hiệu quả" sau cơn Bão Maria. Bà kêu gọi Tổng thống, người sẽ tới lãnh thổ này của Mỹ vào ngày thứ Ba, "đảm bảo rằng ai đó đang đảm trách [nhiệm vụ cứu trợ] đủ sức cứu được mạng người."
"Chúng tôi đang chết dần, và quý vị đang giết chết chúng tôi bằng sự kém hiệu quả," bà Cruz nói trong một cuộc họp báo. "Tôi cầu xin, cầu xin bất cứ ai có thể nghe chúng tôi, cứu chúng tôi khỏi chết."
Ông Trump đã nhiều lần ca ngợi cư dân ở các bang Florida, Louisiana và Texas, những người bị ảnh hưởng bởi những cơn bão gây tàn phá, là mạnh mẽ và kiên cường, có lúc tuyên bố rằng Texas có thể "xử lý được bất cứ chuyện gì."
Ông Trump đã cam kết sẽ không từ bất cứ nỗ lực nào để giúp Puerto Rico hồi phục sau thảm họa Maria gây tàn phá, và tweet rằng các nhân viên quân sự và những nhân viên ứng cứu đầu tiên đã làm việc "rất tuyệt vời" dù "không có điện, đường sá, điện thoại..."
Nhưng sau một tuần đối diện với chỉ trích gia tăng, sự kiên nhẫn của tổng thống dường như đang giảm sút. Chính quyền của ông trong những ngày qua đã cố gắng đẩy lùi nhận thức rằng ông đã không hiểu hết quy mô tàn phá của Maria và dành ít sự chú ý tới Puerto Rico hơn là những bang bị ảnh hưởng bởi Bão Harvey và Irma.
Sau mấy ngày không nhắc tới hòn đảo bị bão tàn phá, các quan chức chính quyền đã tổ chức nhiều cuộc họp báo mô tả các nỗ lực cứu trợ của họ và ông Trump đã nhắc tới Puerto Rico tại hầu hết các sự kiện công cộng.
Ông nói Puerto Rico "bị phá hủy hoàn toàn" và "10.000 nhân viên liên bang đang có mặt trên đảo đang làm việc rất tuyệt vời."
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa của ông Trump, Elaine Duke đã thị sát quang cảnh ở Puerto Rico bằng máy bay trực thăng trong chuyến thăm hôm thứ Sáu. Bà cũng lái xe ngang qua những con đường ngập nước, những tấm bảng quảng cáo bị bóp méo và những mái nhà bị thủng to, và động viên một số nhân viên khẩn cấp mà chính phủ Mỹ điều tới.
Bà Duke hôm thứ Năm vấp phải chỉ trích của thị trưởng Cruz khi bà gọi nỗ lực cứu trợ của liên bang là "một câu chuyện tin tức tốt lành."
"Đây là câu chuyện 'người ta đang chết dần,'" bà Cruz nói với đài CNN hôm thứ Sáu. "Đây là câu chuyện về sự sống và cái chết."
"Chúng tôi đang chết dần, và quý vị đang giết chết chúng tôi bằng sự kém hiệu quả," bà Cruz nói trong một cuộc họp báo. "Tôi cầu xin, cầu xin bất cứ ai có thể nghe chúng tôi, cứu chúng tôi khỏi chết."
Ông Trump, từ câu lạc bộ golf của ông ở bang New Jersey, lên Twitter cáo buộc bà Cruz lợi dụng chính trị đảng phái.
"Thị trưởng San Juan, người đã khen lấy khen để chỉ cách đây mấy ngày, giờ được phe Dân chủ bảo rằng phải nói xấu Trump," Tổng thống nói mà không đưa ra chứng cứ.
Sau những dòng tweet của ông Trump, bà Cruz đăng lên Twitter những hình ảnh bà đi cứu trợ và nói rằng bà chỉ có một mục tiêu duy nhất là cứu mạng người và không thể để bất cứ điều gì khác gây phân tâm.
Thêm hàng ngàn người Puerto Rico đã nhận được nước và thức ăn hạn chế theo khẩu phần trong khi nút thắt viện trợ đã bắt đầu nới lỏng. Hãng tin AP cho biết tính đến nay, viễn thông đã được khôi phục cho khoảng 30 phần trăm hòn đảo, gần một nửa số siêu thị đã mở cửa trở lại dù trong khoảng thời gian hạn hẹp, và khoảng 60 phần trăm trạm xăng đang bơm. Nhưng nhiều người vẫn còn đang hết sức cần các nhu yếu phẩm, nhất là nước, sau cơn Mão Maria quét qua 10 ngày trước. - VOA
|
|
9.
Tổ chức dân quyền Mỹ thách thức lệnh cấm du hành mới của Trump
Liên minh các Quyền Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) hôm thứ Sáu đã đưa ra thách thức pháp lý đầu tiên nhắm vào những hạn chế mới của Tổng thống Donald Trump đối với những người nhập cảnh Mỹ từ tám quốc gia.
Tổ chức tranh đấu cho quyền dân sự này nói trong thông cáo rằng họ sẽ tìm cách sửa đổi một vụ kiện hiện đang được thụ lý tại tòa án liên bang Maryland chống lại lệnh cấm trước đó vào ngày 6 tháng 3 của ông Trump.
Trong một bức thư gửi đến Thẩm phán Tòa án Khu vực liên bang Hoa Kỳ Theodore Chuang, ACLU nói đề xuất mới được công bố vào Chủ nhật tuần trước vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ cũng như luật di trú liên bang.
Lệnh cấm mới của ông Trump áp đặt những hạn chế vô thời hạn lên việc du hành tới Mỹ của công dân từ các nước Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia, Chad và Triều Tiên. Một số quan chức chính phủ từ Venezuela cũng sẽ bị cấm.
ACLU sẽ tìm kiếm một sắc lệnh tòa án ngăn chặn những hạn chế về visa và nhập cảnh đối với những người bị ảnh hưởng.
Những người thách thức những hạn chế di trú của ông Trump nói rằng các lệnh cấm nhằm mục đích hiện thực hóa cam kết của ông khi vận động tranh cử vào năm 2016 là chặn người Hồi giáo vào Mỹ.
Lệnh cấm mới, là lệnh cấm thứ ba của ông Trump, có thể ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người nhập cư và du khách tiềm năng. Ông Trump lập luận rằng những hạn chế này hoàn thành cam kết của ông lúc vận động tranh cử là thắt chặt di trú và an ninh.
Các chuyên gia pháp lý nói lệnh cấm mới này có thể có căn cứ xác đáng hơn so với các lệnh cấm trước kia, một phần là vì nó được ban hành sau khi được các cơ quan liên bang thẩm xét chi tiết.
Lệnh cấm du hành đầu tiên của ông Trump nhắm vào bảy quốc gia với đa số dân là người Hồi giáo, được ban hành ngay sau khi ông nhậm chức vào tháng 1, đã bị các tòa án chặn lại sau cảnh tượng hỗn loạn tại các sân bay.
Lệnh cấm thứ hai, nhắm mục tiêu vào sáu nước, bị các tòa án cấp thấp chặn lại và được Tòa án Tối cao khôi phục một phần vào tháng 6. - VOA
|
|
10.
Bài diễn văn của tướng Mỹ về kỳ thị chủng tộc được hưởng ứng
Bài diễn văn của một tướng Không Quân nói về sự đa dạng và lòng “tôn trọng lẫn nhau” vừa được phát tán rộng rãi trên các mạng xã hội, vượt qua 4,000 sinh viên sĩ quan mà ông muốn nhắn nhủ.
Theo trang mạng Today, Trung Tướng Jay Silveria nói chuyện trước một nhóm sinh viên sĩ quan hôm Thứ Năm, sau khi năm học viên da đen tại học viện Air Force Academy ở Colorado Springs, Colorado, khám phá hàng chữ có tính cách kỳ thị chủng tộc viết trên bảng thông tin gắn bên ngoài phòng họ.
Tướng Silveria nói: “Nếu các anh không tôn trọng người khác thì các anh cần phải ra khỏi nơi đây. Nếu các anh không thể cư xử người khác, bất luận nam hay nữ, với lòng tự trọng, thì hãy ra khỏi nơi đây.”
“Nếu các anh tìm cách hạ phẩm giá người khác thì các anh cần phải ra khỏi đây. Và nếu các anh không thể đối xử với người thuộc chủng tộc khác hay màu da khác với sự tôn trọng thì hãy đi ra khỏi đây,” Tướng Silveria tiếp.
Bài diễn văn của ông được khắp nơi ủng hộ, trong đó có cựu Phó Tổng Thống Joe Biden.
Tướng Silveria, người làm chỉ huy trưởng học viện Không Quân năm đầu tiên, nói với các học viên, hãy dùng điện thoại của mình để quay video thu lại bài diễn văn để nhớ những gì ông nói và có thể đem ra dùng bất cứ lúc nào.
Tướng Silveria nói thêm: “Những thái độ như vậy không có chỗ đứng trong trường đào tạo sinh viên sĩ quan không quân USAFA này, và cũng không có chỗ đứng cả trong binh chủng Không Quân Hoa Kỳ.”
Ông cũng đề cập đến những sự kiện liên quan đến kỳ thị chủng tộc xảy ra trên khắp Hoa Kỳ khiến dấy nên những cuộc xuống đường.
Ông nói: “Họ hẳn phải thơ ngây mới nghĩ rằng chúng ta chớ nên bàn luận đến chủ đề này. Chúng ta cũng hẳn giả lơ giả điếc mới không suy nghĩ về những gì xảy ra trên đất nước chúng ta, như sự kiện ở Charlottesville và Ferguson, những vụ phản kháng trong hội football nhà nghề NFL.”
Theo nhật báo Colorado Springs Gazette, việc dùng lời lẽ phân biệt chủng tộc trong quân đội có thể được xem như vi phạm quân phong quân kỷ, không thể trở thành một sĩ quan. Những học viên viết lời lẽ như vậy có thể bị đưa ra xử tại tòa án quân sự nếu bị nhận diện. - nguoiviet
|
|
Tin Việt Nam
11.
Điều tra: Hải quân Philippines có lỗi trong vụ bắn chết 2 ngư dân Việt Nam
Theo hãng tin ABS – CBN News của Philippines ngày 30/09/2017, nguồn tin từ các nhà điều tra cho biết Hải Quân Philippines có lỗi trong vụ bắn chết hai ngư dân Việt Nam ngày 22/09/2017 trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Các nhà điều tra đã đưa ra kết luận nói trên dựa theo một phán quyết vào năm 1999 của Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển. Phán quyết ngày ghi rằng : « Cần phải tránh việc sử dụng vũ lực quá đáng và không hợp lý khi chặn bắt một tàu, chẳng hạn như dùng súng máy tự động nòng lớn bắn đạn thật và khi mà không thể tránh việc dùng vũ lực, thì hành động này cũng không được vượt quá giới hạn hợp lý và cần thiết ».
Theo lực lượng tuần duyên Philippines, bộ phận điều tra vụ bắn chết ngư dân Việt Nam, vụ này xảy ra tại một nơi cách thành phố Bolinao của tỉnh Pangasian 36 hải lý, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Nhưng các nhà điều tra nhấn mạnh rằng, chiếu theo Công Ước về Luật Biển, trong vùng đặc quyền kinh tế, Philippines « không có chủ quyền, mà chỉ có quyền chủ quyền trong việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy ». Điều này có nghĩa là Philippines không thể có hành động để buộc thực thi pháp luật của họ, ngoại trừ luật về đánh cá và bảo vệ môi trường biển.
Hôm 26/09/2017, Hải Quân Philippines thông báo đã đình chỉ chức vụ các sĩ quan có liên hệ đến vụ bắn chết 2 ngư dân Việt Nam, còn bộ Ngoại Giao Philippines thì đã cam kết với Việt Nam sẽ điều tra công bằng và cặn kẽ vụ này.
Nguồn tin của ABS-CNB News dựa trên thẩm vấn thuyền trưởng của tàu cá Việt Nam theo đó, vào tối 22/09, tàu cá Việt Nam đang neo đậu thì thấy một tàu không rõ là của ai lao thẳng về phía họ. Tàu cá Việt Nam liền nhổ neo bỏ chạy về phía Việt Nam vì tưởng rằng đó là tàu của hải tặc. Chỉ đến khi tàu này đến gần, các ngư dân mới nhận ra đó là tàu của tuần duyên Philippines. Mặc dù chỉ cách 3 đến 5 mét, nhưng tàu Philippines tiếp tục nổ súng, bắn chết hai ngư dân trên tàu cá Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý được ABS-CBN News trích dẫn cho rằng Hải Quân Philippines không hẳn có lỗi và họ hoàn toàn có quyền hành động đối với những tàu bị xem là đánh cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines. Như vậy, phía Việt Nam phải chứng minh rằng tàu cá Việt Nam nói trên lúc ấy không đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines. - RFI
|
|
12.
‘Hot girl xứ Thanh’ được cho là ‘phòng nhì’ của bí thư Thanh Hóa bị khai trừ đảng
Truyền thông Việt Nam đưa tin bà Trần Vũ Quỳnh Anh, thường được biết đến là “hot girl Xứ Thanh,” cựu quan chức Sở Xây Dựng Thanh Hóa, vừa bị khai trừ đảng vắng mặt dù vụ việc này đã ồn ào trên mặt báo từ một năm trước.
Bà Quỳnh Anh là nhân vật chính trong loạt bài “Quan lộ thần tốc của ‘hot girl’ xứ Thanh” trên báo Thanh Niên và báo này mô tả bà “được bổ nhiệm giữ chức vụ phó trưởng phòng, rồi trưởng Phòng Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động Sản khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định.”
Theo báo điện tử Zing, ông Ngô Văn Tuấn, cựu giám đốc Sở Xây Dựng Thanh Hóa (hiện là phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa) là “người chịu trách nhiệm chính” trong việc bổ nhiệm “thần tốc” bà Quỳnh Anh nên bị “khiển trách.”
Thông tin trên mạng xã hội bàn luận chuyện ông Trịnh Văn Chiến, bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa, người được cho là lập bà Quỳnh Anh làm “phòng nhì” nhưng không “bị ảnh hưởng” trong vụ này.
Báo điện tử Zing hôm 30 Tháng Chín cho hay: “Hồi Tháng Chín, 2016, nữ cán bộ này xin thôi việc tự nguyện sau khi nhậm chức được một năm. Ba ngày sau, giám đốc Sở Xây Dựng ban hành quyết định cho thôi việc. Từ đó, bà Quỳnh Anh mất tích cùng hồ sơ công chức. Ngoài thăng tiến ‘thần tốc’ trong công việc, nữ cán bộ còn được một tờ báo phản ánh là sở hữu khối tài sản lớn gồm nhà riêng, biệt thự…”
Facebooker Duong Tieu, tức nhà báo Trần Anh Tú, trưởng ban điện tử báo Đại Đoàn Kết, bình luận trên Facebook: “Có rất nhiều tin đồn về những quan hệ giữa hot girl xinh đẹp có bước thăng tiến thần tốc này với một số quan chức. Chưa có bằng chứng cụ thể chỉ toàn những lời đồn đoán trên mạng. Còn nhớ, vào Tháng Chín, 2016, Tỉnh Ủy Thanh Hóa có công văn gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Bộ Thông Tin – Truyền Thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa tin sai sự thật về tình hình Thanh Hóa. Trong văn bản, Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Thanh Hóa xin khẳng định: Những thông tin mà blog, mạng xã hội viết về bí thư Tỉnh Ủy trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của bí thư Tỉnh Ủy tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người.”
Doanh Nhân Lê Hoài Anh ở Sài Gòn viết về vụ khai trừ đảng với bà Quỳnh Anh trên mạng xã hội: “Ơ thế này thì thằng ăn ốc thằng đổ vỏ ạ? Mà sao lại khiển trách thằng bưng bô? Còn thằng gieo hạt giống đỏ choét thì vẫn ung dung nhỉ?… Khổ thân hot girl quá, bị khai trừ đảng rồi chứ nếu không thì lại phải bỏ xứ tư bản giãy chết về đầu thú để mà sinh hoạt đảng nữa ạ? Hay lại phải cử bí thư sang để sinh hoạt bên ấy nhỉ?”
Hồi Tháng Ba, Luật Sư Luân Lê dẫn lại một link bài về bà Quỳnh Anh và viết: “Đây là bài báo đã đưa lại tin của một trang kiểu ‘(trang) Chân dung quyền lực’ đăng bài cách đây đã lâu về vụ bồ nhí Quỳnh Anh với ông bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa tên Chiến. Làm gì mà một cô bồ nhí tí tuổi của ông bí thư đảng liêm khiết, lương hơn chục triệu đồng một tháng mà lại sở hữu biệt thự nguy nga và khủng khiếp thế này? Đây chính là cách giàu lên rất nhanh của một đại đa số người bằng việc ‘ký sinh’ vào những con sâu tham nhũng. Và bỏ mặc dân đói khổ, trong khi vẫn được mệnh danh là doanh nhân thành đạt hoặc làm ăn chân chính.”
“Làm ăn chân chính mà giàu ở trên xứ ta thì các bạn đang mơ, hoặc chí ít là đang đọc truyện khoa học viễn tưởng. Muốn vào nhà nước còn lo lót cả trăm triệu, mỗi cái ghế giáo viên hoặc công chức quèn còn chạy chọt mệt mỏi nhưng chưa chắc được. Thế thì muốn làm ăn lớn tất nhiên là phải bất chính rồi. Người tài khó sống là vì vậy,” Luật Sư Luân Lê nhận định. - nguoiviet
|
|
13.
Ông Trần Bắc Hà, người ‘chỉ dưới’ cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thoát án kỳ lạ
Báo Tuổi Trẻ hôm 30 Tháng Chín cho biết “không đủ căn cứ để xử lý hình sự” đối với ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), và những thành viên phân ban quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng này.
Vụ việc của ông Hà liên quan đến ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Xây Dựng (VNCB), người bị tuyên án 30 năm tù vì tội gây thất thoát 2,550 tỷ đồng ($112.2 triệu).
Theo báo Tuổi Trẻ, cơ quan điều tra xác định ông Hà và các thành viên của phân ban quản lý rủi ro không cho ông Danh vay, cũng không biết các công ty này do ông Danh thành lập. Bản thân BIDV không bị thiệt hại từ việc cho vay vốn. Hiện chưa có tài liệu nào chứng minh các cá nhân này được hưởng lợi từ việc cho vay trên.
Ngay sau đó, bài viết trên báo điện tử VietNamNet cho biết ông Trần Bắc Hà “vẫn bình thường.”
Báo này tường thuật: “Một lãnh đạo Tổng Cục Cảnh Sát thuộc Bộ Công An bác thông tin đã bắt ông Trần Bắc Hà. Khi phóng viên đặt câu hỏi về thông tin bắt giữ trên, vị này khẳng định ‘Làm gì có, không có. Đây là tin đồn thôi.’ Làm tại BIDV từ năm 1981, ông Hà được cho là ‘linh hồn’ của BIDV, từng đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng này trong suốt tám năm liền.”
Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo Huy Đức, tác giả bộ sách “Bên Thắng Cuộc” và là người am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam, viết: “Trong vụ án Phạm Công Danh, ngân hàng BIDV bị thiệt hại 2,550 tỷ đồng. Ông Trần Bắc Hà ký 12 báo cáo đồng ý chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Trầm Bê cho Danh vay 1,800 tỷ đồng ($79.2 triệu) cũng là để giảm ‘thiệt hại’ cho BIDV cho nên khoản ‘thiệt hại’ của VNCB cũng có dấu vân tay Bắc Hà. Vậy mà, Trầm Bê đã ra đi trong khi Bắc Hà vẫn là người bất khả xâm phạm ngay cả khi không còn Nguyễn Tấn Dũng.”
Hồi Tháng Tám, ông Huy Đức cũng gây xôn xao khi đăng một tấm ảnh ông Hà ngồi niệm Phật cùng cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trên Facebook với nội dung: “Trong bức ảnh này (Bogaya, Ấn Độ), khi xếp bằng dưới gốc bồ đề nơi được cho là phật tổ từng ngồi, Bắc Hà là người duy nhất có dáng điệu rúm ró khác thường. Đây là giai đoạn mà ở quốc gia này, Bắc Hà chỉ ‘dưới Ba Dũng;’ và hách dịch với phần còn lại, vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi.”
Đề cập đến ông Hà, nhà văn Trần Quốc Quân ở Ba Lan kể: “Năm 2011, Trần Bắc Hà, người từng vỗ ngực tự xưng điều khiển được cả các quan quyền lực nhất Việt Nam, người từng đánh phó chủ tịch tỉnh Bình Định giữa hội nghị và từng chửi mắng các bộ, thứ trưởng, thống đốc ngân hàng, các bí thư tỉnh ủy, các chủ tịch tỉnh như lùa lợn con, đã có cuộc thăm Warszawa để khảo sát việc mở chi nhánh BIDV tại đây.”
“Trong cuộc chiêu đãi Hội Doanh Nghiệp Việt Nam tại Ba Lan, khi chủ tịch hội giới thiệu tôi và một số ủy viên ban chấp hành, Hà ‘đầu đinh’ đứng dạng chân giữa dàn siêu mẫu, một tay đút túi quần lần lượt bắt tay từng người. Để buổi lễ không thất bại và mất vui, chúng tôi đành nuốt hận làm ngơ. Bây giờ tôi mới biết anh ta không chỉ vô văn hóa, vô học mà còn là gương mặt rất điển hình của loại cặn bã thể chế sống nhờ tiền thuế của dân,” ông kể trên Facebook.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập ở Hà Nội bình luận: “Bắc Hà vẫn vô can. Quá tài!”
Trước đó, blogger Anh Pham ở Mỹ viết: “Ông Trần Bắc Hà, kế toán trưởng của một triều đại.” - nguoiviet
|
|
14.
Hà Nội: Hiệp hội taxi kiến nghị dừng Uber và Grab
Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị ‘dừng thí điểm’ loại hình taxi công nghệ và cáo buộc 'thất thoát ngân sách’.
Hiệp hội taxi Hà Nội kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải dừng ngay việc gia tăng số lượng xe tham gia thí điểm thí điểm loại hình này, truyền thông trong nước cho hay.
Hiệp hội này cáo buộc mỗi năm Uber, Grab đã chuyển khoảng 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài, bình quân mỗi ngày khoảng 10 tỷ đồng, gây ra điều họ gọi là ‘thất thoát ngân sách’.
Nhiều hãng taxi truyền thống đang phải vật lộn để cạnh tranh, tồn tại khi Uber và Grab nhanh chóng mở rộng thị trường trong bối cảnh lượng xe Uber, Grab đã vượt 50.000 chiếc trên toàn quốc.
Một lượng lớn nhân viên các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun phải nghỉ việc.
Nửa đầu năm 2017 đã có 6.000 lái xe Mai Linh thôi việc, Vinasun là 8.000 người.
Truyền thông trong nước mô tả trước sự bùng nổ của Uber và Grab, taxi truyền thống đã phải liên tục ‘tung đòn chống đỡ’.
Hiệp hội taxi Hà Nội hội từng đề xuất thí điểm cấm đường Uber, Grab trên một số tuyến phố.
“Lý do được cơ quan này đưa ra là Hà Nội hiện có rất nhiều tuyến phố cấm xe taxi hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của taxi truyền thống với các loại hình đặt xe qua mạng như Uber, Grab,” Vnexpess đưa tin.
Được biết các hãng taxi truyền thống như Vinasun, Mai Linh, Taxi Group, Thành Công... cũng đua nhau ra mắt ứng dụng đặt xe trên điện thoại, nhằm nâng cao hiệu hoạt động và minh bạch giá cước, quãng đường.
Một số hãng áp dụng thêm mã khuyến mại, động thái mà Uber hay Grab đã và đang triển khai mạnh.
Báo An ninh Thủ đô hôm 23/09 đưa tin Uber vừa bị Cục Thuế TP.HCM truy thu Uber gần 67 tỷ đồng tiền thuế, bao gồm số tiền bị phạt do kê khai sai, tiền truy thu thuế VAT, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an từng đề nghị Tổng cục Thuế cung cấp văn bản liên quan đến việc thu thuế của Uber và Grab.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM hôm 25/09 cho biết UBND Thành phố đã có văn bản gửi Bộ GTVT, đề xuất đưa Grab, Uber, Facecar vào loại hình “taxi mới”, trong đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải theo loại hình taxi truyền thống.
Hiện tại, ứng dụng Uber tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường và việc đặt xe không gặp trở ngại nào. - BBC
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
Posted by Robert
Le Minh Nguyen at 1:24 AM No
comments:
No comments:
Post a Comment