Thứ
Năm, 10/26/2017 - 05:31 — songchi
Nhân
chuyện ông Hoàng Khải, một doanh nhân lẫy lừng với thương hiệu Khaisilk phải
lên tiếng xin lỗi khách hàng vì bán lụa Tàu suốt gần 30 năm qua, nhớ lại miền
Nam trước năm 1975 từng có hàng loạt doanh nhân làm ăn tử tế với những thương
hiệu Việt lừng lẫy một thời như xà bông Cô Ba, dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín, dầu
cù là Mac Phsu, dầu gió Nhị Thiên Đường, bột ngọt Vị Hương Tố, bia la-de Con Cọp,
kem đánh răng Hynos, xe hơi La Dalat v.v…
Cái
làm nên tên tuổi, thương hiệu thời đó là từ đạo đức kinh doanh của các doanh
nhân. Họ làm ăn đàng hoàng, tôn trọng khách hàng, trân trọng sản phẩm của chính
mình và hết sức giữ chữ tín. Nhưng sâu xa hơn, sở dĩ họ làm được như vậy là vì
họ có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, họ muốn tạo ra những sản phẩm VN
chứ không muốn người Việt phải dùng hàng ngoại.
Còn
bây giờ, đốt đuốc tìm không ra một doanh nghiêp chân chính, mà toàn là những
cung cách làm ăn chụp giựt, thất nhân tâm, không cần biết chữ tín nhan nhản khắp
nơi. Tại sao vậy? Vì bây giờ thiên hạ chỉ muốn làm giàu, làm giàu thật nhanh,
vơ vét cho nhiều. Cái thương hiệu lắm khi chỉ là cái bình phong để họ làm chuyện
khác, ví dụ như Khaisilk, mảng lụa tơ tằm đâu phải là nguồn thu nhập chính của
đại gia này, khi bên cạnh đó ông Hoàng Khải còn kinh doanh bất động sản, nhà
hàng, resort, văn phòng cho thuê…Ông Hoàng Khải không sống chết vì lụa.
Nguyên
nhân sâu xa hơn là xã hội bây giờ sự dối trá, lừa lọc quá nhiều, con người ta
đã quen với chuyện đó và chuyện sống tử tế, làm ăn đàng hoàng trở nên vô cùng
hiếm hoi. Thứ hai, người ta không còn yêu nước nữa. Nếu thực sự yêu nước, có
lòng tự hào dân tộc, cỡ ông Hoàng Khải thừa sức xây dựng cả một làng sản xuất lụa
tơ tằm VN, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hàng ngàn con người, vừa bảo
tồn ngành lụa tơ tằm VN và đưa lụa Việt ra với thế giới… Nhưng làm thế cực công
lắm, làm nhà hàng, resort, buôn bán bất động sản mau giàu hơn nhiều… Chả phải
riêng gì một cá nhân ông Hoàng Khải.
Cho nên, trong một xã hội đàng hoàng,
ngay như ở MN trước năm 1975, một doanh nhân giàu lên sẽ tạo ra công ăn việc
làm cho hàng ngàn hàng triệu con người, sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị,
làm nên thương hiệu cho đất nước, thậm chí xuất khẩu và đem ngoại tệ về cho đất
nước. Còn bây giờ, khi một đại gia giàu
lên là bao nhiêu dân oan mất đất, bao nhiêu rừng bị phá, tài nguyên bị khai
thác, vơ vét, bao nhiêu đất nông nghiệp bị cướp và chuyển đổi thành đất tư, đất
kinh doanh…
Ở
nước ta bây giờ, đạo đức trong môi trường chính trị đã không có, đạo đức trong
môi trường kinh doanh, thậm chí trong văn hóa nghệ thuật cũng không.
*
*
LIÊN QUAN
27-10-2017
VIDEO
:
Ông chủ Khaisilk: Xây dựng đế chế nghìn tỷ từ lụa,
lâm vào khốn đốn cũng vì lụa
----------------------------------------
Nào
đồ uống bẩn Tân Hiệp Phát, nước chấm hoá học Masan, sữa tươi pha bột nhập từ
Trung Quốc, vải lụa giả Khaisilk, thuốc giả VNPharma, tài chính đen OceanBank,
phân bón giả Thuận Phong,...
Còn doanh nhân xã hội chủ nghĩa thành đạt nào nữa chưa lộ diện thì xuất hiện đi cho người dân được nhờ.
Vì sao đất nước lại sản sinh ra lắm doanh nhân giàu lên nhanh chóng nhưng thiếu đi cái hồn cốt và tầm vóc của một con người có trí tuệ và phẩm giá thực sự?
Vì ở nơi đó không có sự tử tế, thiếu đi luật pháp văn minh và có sự dung túng hoặc tiếp tay của những con người có quyền chức trong bộ máy.
Mà một xã hội sản sinh ra những doanh nhân thiếu phẩm chất (gian manh) thì phải trách nhà nước và chính quyền nơi nó tồn tại đầu tiên bởi lẽ họ đã để cho tình trạng ấy xảy ra.
Nếu ai đó bảo vệ quan điểm cho rằng, đã là doanh nhân thì lắm lúc phải tàn nhẫn, họ đi làm ăn chứ không phải là những nhà đạo đức, thì đó là những tư duy đang ủng hộ cái ác, thói làm ăn gian dối, cơ hội, bất chấp để đạt mục đích.
Làm kinh doanh, là chuyển lợi ích (đáp ứng nhu cầu) cho khách hàng, người tiêu dùng, nếu không có đạo đức thì chỉ có thể sẵn sàng ăn gian làm dối, hãm hại người khác, chứ lấy đâu ra để mà có thể xây dựng được điều gì tốt đẹp cho xã hội, cho con người và cho quốc gia.
Đừng lập luận rằng những người đó mang lại công ăn việc làm cho nhiều người, nhiều ngàn người và nộp nhiều thuế cho nhà nước là đang có ích cho xã hội. Làm gì có cái lý luận nào cho phép bạn làm ăn bất minh rồi lấy một lợi ích khác để coi đó là sự đánh đổi, bù trừ mang một hiệu số dương là trở thành người có đóng góp hữu ích. Đấy chính là tư duy nguy hại cho con người và quốc gia. Vì tội phạm sẽ có thể trở nên “đàng hoàng” nếu họ đã cho đi nhiều tiền cướp được và còn tạo ra công ăn việc làm cho đám lưu manh cùng hội cùng bè với chúng.
Nếu những người làm cho những tổ chức, công ty làm ăn bất chấp thì cũng chính là đang chung tay vào gây ra tội ác, sai trái cho xã hội vận động bên ngoài luồng lợi ích của chính cái tổ chức và công ty đó. Vậy làm gì có thể bao biện được việc đó bằng phép tính đánh đổi lợi ích của những nhóm (lớn) người khác bằng lợi ích của nhóm (nhỏ) người sẵn chứa mục đích và tâm tính bất chấp trong làm ăn?
Nhà nước vẫn sẽ thu thuế, vẫn sẽ có những công nhân làm việc, thương hiệu sẽ phát triển và con người sẽ được hưởng những sản phẩm an toàn, văn minh nếu doanh nghiệp đó làm ăn đàng hoàng và tử tế. Vậy tại sao phải chấp nhận lý luận bù trừ lợi ích của một kẻ làm ăn xấu để coi rằng nó vẫn đóng góp hữu ích cho xã hội?
Làm thế là thực đang tàn phá những giá trị của con người và quốc gia chứ làm gì có thứ gì cố biện cho những hành vi làm ăn như thế?
Còn doanh nhân xã hội chủ nghĩa thành đạt nào nữa chưa lộ diện thì xuất hiện đi cho người dân được nhờ.
Vì sao đất nước lại sản sinh ra lắm doanh nhân giàu lên nhanh chóng nhưng thiếu đi cái hồn cốt và tầm vóc của một con người có trí tuệ và phẩm giá thực sự?
Vì ở nơi đó không có sự tử tế, thiếu đi luật pháp văn minh và có sự dung túng hoặc tiếp tay của những con người có quyền chức trong bộ máy.
Mà một xã hội sản sinh ra những doanh nhân thiếu phẩm chất (gian manh) thì phải trách nhà nước và chính quyền nơi nó tồn tại đầu tiên bởi lẽ họ đã để cho tình trạng ấy xảy ra.
Nếu ai đó bảo vệ quan điểm cho rằng, đã là doanh nhân thì lắm lúc phải tàn nhẫn, họ đi làm ăn chứ không phải là những nhà đạo đức, thì đó là những tư duy đang ủng hộ cái ác, thói làm ăn gian dối, cơ hội, bất chấp để đạt mục đích.
Làm kinh doanh, là chuyển lợi ích (đáp ứng nhu cầu) cho khách hàng, người tiêu dùng, nếu không có đạo đức thì chỉ có thể sẵn sàng ăn gian làm dối, hãm hại người khác, chứ lấy đâu ra để mà có thể xây dựng được điều gì tốt đẹp cho xã hội, cho con người và cho quốc gia.
Đừng lập luận rằng những người đó mang lại công ăn việc làm cho nhiều người, nhiều ngàn người và nộp nhiều thuế cho nhà nước là đang có ích cho xã hội. Làm gì có cái lý luận nào cho phép bạn làm ăn bất minh rồi lấy một lợi ích khác để coi đó là sự đánh đổi, bù trừ mang một hiệu số dương là trở thành người có đóng góp hữu ích. Đấy chính là tư duy nguy hại cho con người và quốc gia. Vì tội phạm sẽ có thể trở nên “đàng hoàng” nếu họ đã cho đi nhiều tiền cướp được và còn tạo ra công ăn việc làm cho đám lưu manh cùng hội cùng bè với chúng.
Nếu những người làm cho những tổ chức, công ty làm ăn bất chấp thì cũng chính là đang chung tay vào gây ra tội ác, sai trái cho xã hội vận động bên ngoài luồng lợi ích của chính cái tổ chức và công ty đó. Vậy làm gì có thể bao biện được việc đó bằng phép tính đánh đổi lợi ích của những nhóm (lớn) người khác bằng lợi ích của nhóm (nhỏ) người sẵn chứa mục đích và tâm tính bất chấp trong làm ăn?
Nhà nước vẫn sẽ thu thuế, vẫn sẽ có những công nhân làm việc, thương hiệu sẽ phát triển và con người sẽ được hưởng những sản phẩm an toàn, văn minh nếu doanh nghiệp đó làm ăn đàng hoàng và tử tế. Vậy tại sao phải chấp nhận lý luận bù trừ lợi ích của một kẻ làm ăn xấu để coi rằng nó vẫn đóng góp hữu ích cho xã hội?
Làm thế là thực đang tàn phá những giá trị của con người và quốc gia chứ làm gì có thứ gì cố biện cho những hành vi làm ăn như thế?
No comments:
Post a Comment