26/10/2017
Xã
luận
Quan
điểm của nhiều nhà bình luận là Tập Cận Bình đã khuất phục hoặc thuyết phục được
bộ máy Đảng Cộng Sản Trung Quốc và thành công trong tham vọng thâu tóm mọi quyền
lực để trở thành một hoàng đế Trung Quốc mới. Quan điểm này cần được xét lại.
Đại
hội 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đưa "tư tưởng Tập Cận Bình"
vào hiến chương của Đảng, mặc nhiên nhìn nhận cho Tập Cận Bình một chỗ đứng
ngang hàng với Mao Trạch Đông
Đại
hội 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vừa kết thúc sau bẩy ngày họp. Điều có thể
nhận xét là đã không có một chọn lựa chiến lược cụ thể nào cả dù Trung Quốc
đang phải đương đầu với những vấn đề rất lớn. Quyết định duy nhất gây nhiều thảo
luận sôi nổi là đại hội này đã đưa "tư tưởng Tập Cận Bình" vào
hiến chương của Đảng, mặc nhiên nhìn nhận cho Tập Cận Bình một chỗ đứng ngang
hàng với Mao Trạch Đông.
Với
quyết định bất ngờ này Tập Cận Bình không chỉ trở thành lãnh tụ tối cao và tuyệt
đối không thể phản bác trong 5 năm tới mà còn có thể trở thành lãnh tụ suốt đời
của cả Đảng và nhà nước Trung Quốc. Nhưng Tập đã làm gì để xứng đáng với vinh dự
đó ?
Trước
hết "tư tưởng Tập Cận Bình" là gì ? Không ai biết vì không có gì cả.
Ông Tập đã cố gắng trình bày tư tưởng của ông trong bài diễn văn in sẵn dài hơn
ba giờ mà sau khi ông đọc xong Giang Trạch Dân, ngồi ngay bên cạnh ông, vẫn còn
phải dùng kính lúp để xem có điều gì mới.
Giang
Trạch Dân, ngồi ngay bên cạnh Tập Cận Bình, phải dùng kính lúp để xem có điều
gì mới.
Tư
tưởng này được định nghĩa như là "chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tại
Trung Quốc trong thời đại mới". Nhưng chủ nghĩa xã hội nào ? Chủ nghĩa
Mác-Lênin đã chỉ được nhắc lại qua loa. Không thể khác vì trước mắt cả thế giới
chủ nghĩa Mác-Lênin đã được đánh giá là không chỉ sai mà còn độc hại. Và thực tại
Trung Quốc nào ? Thời đại mới nào ? Tập Cận Bình không thể trả lời bởi vì ông
không dám nhìn thẳng vào thực tại Trung Quốc và những đòi hỏi hiển nhiên của kỷ
nguyên tri thức. Cuối cùng thì "tư tưởng Tập Cận Bình" chỉ khẳng định
sự duy trì và tăng cường chế độ độc tài toàn trị một cách tuyệt đối vì "tất
cả đều phải đặt dưới quyền lãnh đạo của Đảng, dù là các bộ phận của Đảng, hay
chính phủ, quân đội hay các tổ chức xã hội dân sự ở mọi nơi". Điều mới, nếu
có, của "tư tưởng" này chỉ là một sự lùi sâu khó tưởng tượng vào sự lỗi
thời.
Tâp
Cận Bình đã làm được những gì để xứng đáng được coi là một trong hai người vĩ đại
nhất trong lịch sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông ? Mao có
công xây dựng Đảng Cộng Sản Trung Quốc và đưa nó tới thắng lợi nhưng Tập thì
sao ?
Tập
đã không giải quyết xong một vấn đề nào của Trung Quốc cả. Trái bong bóng bất động
sản vẫn tiếp tục phình ra, khối tín dụng -260% GDP chưa kể những tín dụng không
chính thức như hụi và các khoản cho vay của các công ty không có quy chế ngân
hàng- đã tăng lên gần gấp đôi so với mười năm trước dù các định chế tiền tệ
không ngừng cảnh giác. Kinh tế Trung Quốc còn vừa bị các công ty thẩm định hạ thấp
điểm về mức độ khả tín. Tư bản Trung Quốc vẫn ồ ạt đào thoát ra nước ngoài. Các
công ty xây dựng và than, thép vẫn quá thừa khả năng không biết làm gì. Trầm trọng
hơn là mức độ ô nhiễm chết người vẫn còn nguyên vẹn dù tuổi thọ trung bình của
người Trung Quốc đã giảm đi 5 năm trong mười năm qua sau khi đã giảm 5 năm
trong thập niên 1990. Chênh lệch giầu nghèo quá đáng giữa các tỉnh bờ biển và
các tỉnh trong lục địa không hề giảm đi và vẫn là một trái bom nổ chậm có thể
làm tan vỡ Trung Quốc.
Không
phải là chính quyền Tập Cận Bình không nhìn thấy những nguy cơ, họ đã cố gắng
giải quyết nhưng đã không thành công. Chính sách "một vành đai một con đường"
(nhất đái nhất lộ) là một thí dụ. Nó là một cố gắng để sử dụng khả năng quá thừa
thãi của các công ty xây dựng kết cấu hạ tầng và đồng thời mở rộng ảnh hưởng của
Trung Quốc trên thế giới, nhưng nó đã chỉ có một hậu quả rõ rệt là khiến Trung
Quốc thua lỗ hơn. Chính sách kiểm soát tín dụng đã phải dừng lại vì mâu thuẫn với
nhu cầu tăng cường tiêu thụ nội địa. Thái độ hung hăng trên Biển Đông nhắm đoàn
kết người Trung Quốc bằng cách kích thích tinh thần dân tộc và làm quên đi những
bất mãn vì ô nhiễm và bất công đã có tác dụng khiến Trung Quốc bị lên án và cô
lập.
Hành
động ngoạn mục nhất của họ Tập là chiến dịch chống tham nhũng nhưng chưa có
quan sát viên nào xác nhận nó đã khiến bộ máy nhà nước Trung Quốc lành mạnh hơn
và ngày càng có dư luận cho rằng chống tham nhũng trước hết là một lý cớ cho cuộc
đấu đá phe phái trong Đảng. Nói chung Tập Cận Bình chưa thành công trong một địa
hạt nào và cũng chưa cho thấy hy vọng nào là sẽ thành công. Các khó khăn của
Trung Quốc không giảm đi mà còn tăng lên.
Hay
là Tập Cận Bình có một nhân cách cao cả đến độ phải được ngưỡng mộ dù chưa
thành công ? Cũng không. Theo chính lời ông trong giai đoạn của cái gọi là Cuộc
Đại Cách Mạng Văn Hóa cuối thập niên 1960, ông đã ngoan ngoãn vâng lời bọn Vệ
Binh Đỏ và cố gắng để được vào Đảng Cộng Sản, kể cả lên án hàng trăm lần cha ruột
của mình dù biết đó chỉ là những vu cáo.
Tập
Cận Bình không có gì đáng được tôn vinh. Quan điểm của nhiều nhà bình luận,
theo đó Tập Cận Bình đã khuất phục hoặc thuyết phục được bộ máy Đảng Cộng Sản
Trung Quốc và thành công trong tham vọng thâu tóm mọi quyền lực để trở thành một
hoàng đế Trung Quốc mới, cần được xét lại.
Tập
Cận Bình đi lao động trong thời kỳ tham gia Vệ Binh Đỏ
Chế
độ cộng sản Trung Quốc đang phơi bày những thử thách quá nghiêm trọng trong khi
nội bộ lại quá phân hóa vì tham nhũng và bất tài. Để đương đầu với những thử
thách đó và tiếp tục tồn tại nó cần một chính quyền ổn vững và một lãnh tụ có
toàn quyền và không thể bị phản bác, dù là Tập Cận Bình hay ai khác. Như vậy
không phải là Tập Cận Bình đã chứng tỏ bản lĩnh, mà chỉ là Đảng Cộng Sản Trung
Quốc đang trong tình trạng nguy ngập và không nhìn thấy lối thoát nào khác
ngoài xiết lại để tự vệ.
Lịch
sử Trung Quốc cũng đã chứng tỏ rằng sự thống nhất của Trung Quốc chỉ được duy
trì bằng bạo lực và thống trị trung ương. Một quốc gia như vậy không thể tồn tại
trong thế giới ngày nay. Đảng Cộng Sản Trung Quốc là sợi dây duy nhất ràng buộc
các tỉnh với nhau, qua đại hội 19 này nó vừa lấy một quyết định rất phiêu lưu
là dành toàn quyền để trấn áp những khuynh hướng ly khai ngày càng nhiều và
càng mạnh.
Tất
cả vấn đề là liệu tăng cường chính sách độc tài đảng trị có giúp chế độ cộng sản
Trung Quốc trụ được không ? Có tất cả mọi triển vọng là không.
Đảng
Cộng Sản Trung Quốc đang cố gắng bơi ngược dòng thác và chỉ có những giải đáp lỗi
thời cho những vấn đề mới. Trung Quốc sẽ chỉ bất ổn và nguy ngập hơn.
Nguyễn
Gia Kiểng
(26/ 10/2017)
No comments:
Post a Comment